Thực trạng của việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mông ở Hà Giang hiện nay

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay pptx (Trang 53 - 60)

- Câu chuyện thứ hai: Một người lấy trộm cái tẩu hút thuốc, một người lấy trộm một nén bạc Khi phân xử người Mông phạt người lấy trộm cái tẩu thuốc nặng hơn Cá

2.1.1. Thực trạng của việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mông ở Hà Giang hiện nay

thực trạng và giải pháp

2.1. thực trạng của việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc mông ở hà giang hiện nay hà giang hiện nay

2.1.1. Thực trạng của việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mông ở Hà Giang hiện nay ở Hà Giang hiện nay

Dân tộc Mông chiếm tỷ lệ dân cư cao nhất trong tổng số các thành phần dân tộc của tỉnh Hà Giang - vùng cực bắc của Tổ quốc. Địa bàn cư trú của người Mông ở trên sườn núi cao, có độ dốc lớn, diện tích canh tác rất hạn hẹp. Nhưng đây là dân tộc có nền văn hoá dân gian rất độc đáo, có bề dày lịch sử trên dưới 300 năm từ khi Trung quốc sang định cư ở miền Bắc Việt Nam. Tính chất văn hoá biểu lộ ở cá tính dân tộc như khéo léo, dễ thích ứng, tự trọng, dễ tin người khác, nhận thức chủ yếu bằng trực giác cụ thể...; còn thể hiện ở phong tục, tập quán, văn hoá dân gian, văn hoá hiện đại, ngôn ngữ và nhiều lĩnh vực khác nữa. Tuy nhiên những giá trị làm nên bản sắc đó, không phải là bất biến và tuyệt đối như nhau trong mọi thời đại. Khi điều kiện lịch sử thay đổi thì cần phải có sự kế thừa, phát huy những giá trị đó.

Văn hóa truyền thống của dân tộc Mông Hà Giang rất đa dạng, thể hiện trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như: kiến trúc nhà ở; dụng cụ sinh hoạt vật chất, tinh thần; thẩm mỹ y phục và nếp sống văn hóa gia đình, xã hội. Nó là những bộ phận hữu cơ tạo nên mắt xích trong tính cách, phong thái và diện mạo của cộng đồng dân tộc Mông ở vùng cực bắc. Chẳng hạn, qua một vùng cực bắc Hà Giang, ta có thể nhận biết ngay bản nào là bản có người Mông sinh sống, đó là những ngôi nhà trình tường ở trên các sườn núi cao, giao thông đi lại khó khăn, canh tác chủ yếu dựa vào rừng núi dẫn đến việc chặt phá rừng làm nương dẫy bừa bãi, đã làm cho cân bằng hệ sinh thái đứng trước nguy cơ bị phá vỡ một cách nghiêm trọng như lũ lụt, hạn hán...Trước tình hình đó, ít nhiều họ đã nhận thức được tác hại của tình trạng phá rừng, khai thác lâm sản một cách tuỳ tiện. Trong những năm gần đây, tình trạng chặt phá rừng đã được ngăn chặn song

chưa triệt để, thêm đó là trình độ dân trí, văn hoá còn hạn chế nên ý thức của người dân chưa cao. Chưa có kiến thức trồng rừng và bảo vệ rừng, nhất là từ năm 2005 trở lại đây nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của tỉnh cả về vật chất + tinh thần thì đời sống của người Mông đã khá hơn nhiều, đã có nhiều sản phẩm làm ra mang lại giá trị kinh tế cao, họ đã phần nào nhận thấy tác hại của việc đốt rừng làm nương dẫy.

Như vậy, có thể khẳng định văn hoá dân tộc Mông tuy không tách biệt với các cộng đồng dân tộc khác trên địa bàn sinh sống. Song vẫn nổi lên những nét độc đáo của dân tộc mình, đó phải chăng cũng là một sắc thái văn hóa của họ. Vì vậy, kế thừa, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, trong đó có dân tộc Mông là một việc đặc biệt cần thiết trong nền kinh tế thị trường hiện nay và được thể hiện trên các lĩnh vực sau:

- Về văn hóa vật chất

Một trong biểu hiện của bản sắc văn hóa dân tộc Mông ở Hà Giang đó là kiến trúc ngôi nhà. Nhà của người Mông có đặc sắc riêng so với các dân tộc khác đó là nhà trình tường bằng đất, nhà có 3 gian và 2 cửa. Trong nhà bao giờ cũng có sàn gác để cất giữ đồ đạc, lương thực, thực phẩm, xung quanh ngôi nhà xếp đá làm hàng rào che chắn. Các ngôi nhà không được làm đính sát vào nhau kể cả anh em ruột. Hiện nay do cơ chế thị trường tràn vào khắp mọi vùng, mọi thôn bản nó đã làm vắng bóng những ngôi nhà trình tường, và thay thế vào đó là những mẫu kiến trúc mới, những ngôi nhà được xây bằng gạch bi (loại gạch làm bằng bột đá), lợp bằng tấm lợp...ưu điểm của kiến trúc nhà mới này là chắc chắn, không tốn thời gian nhiều. Mặt khác, có điểm rất yếu là đã xoá mất hẳn dáng vẻ hoàn mỹ của nếp nhà vốn mang trong nó bản sắc văn hoá cộng đồng tộc người. Giờ đây, vẻ đẹp của ngôi nhà trình tường nó mát mẻ về mùa hè và ấm áp của mùa đông hiện chỉ còn lại rải rác ở các bản người Mông, đó là những ngôi nhà từ những năm 70, 80 của thế kỷ trước và nó đã làm cho kiến trúc truyền thống trong ngôi nhà giảm đi rất nhiều.

Nếu như cách thức làm nhà của người Mông tương đối thống nhất, thì bộ trang phục của truyền của họ lại muôn hình, muôn vẻ, nhất là bộ trang phục của nữ giới với chất liệu vải lanh mềm mại, đường nét hoa văn óng ánh. Trước đây đến bản người Mông sinh sống thì đều bắt gặp hình ảnh người phụ nữ Mông ngồi dệt vải, thêu thùa,

bản người Mông trồng lanh lấy sợi thì giờ đây vắng bóng trong các gia đình. Nay rất ít các thiếu nữ còn biết dệt vải, chỉ còn lại ở những người trung tuổi, còn giới trẻ thì hầu như họ ngại làm, thậm trí không biết làm. Hoặc nếu dệt vải thì sử dụng các loại sợi công nghiệp mua sẵn, vì thế trang phục của người Mông đã có sự thay đổi lớn, mà sự thay đổi đó một mặt là do chất lượng cuộc sống, do nền kinh tế thị trường. Mặt khác, cũng không ít những truyền thống, sắc thái riêng bị mai một. Những cán bộ, công chức người Mông, những bản làng Mông gần thị trấn, thị xã, lớp trẻ hiện nay là con em cán bộ người Mông thì hầu như không còn mặc trang phục của dân tộc mình nữa, hoặc có chăng chỉ còn một số người mặc trong những ngày lễ, hội. Trang phục của người Mông chỉ còn lại ở vùng sâu, vùng xa. Nguyên nhân của hiện tượng bỏ dần trang phục là do sự lan tràn phổ biến của đồ may mặc sẵn, bên cạnh đó còn có nguyên nhân khác là do tâm lý của một số người lại cảm thấy xấu hổ và mặc cảm vì mình là người dân tộc, nên họ từ bỏ trang phục truyền thống (nhất là giới trẻ), thêm vào đó những bản người Mông ở Hà Giang lại gần các cửa khẩu rất thuận lợi cho việc giao thương. Hơn nữa, đồ trang phục của Trung quốc mang bán tràn lan phù hợp với thị hiếu của người dân. Như vậy, thì sự thất thoát, mai một văn hóa truyền thống ngày càng mất dần đi.

Đồ dùng sinh hoạt của người Mông ở Hà Giang nhìn chung rất đơn giản, trong đó chiếc quẩy tấu và con dao quắm là một trong những vật dụng độc đáo nhất, mặc dù kinh tế thị trường tràn vào nhưng người Mông hiện nay họ vẫn lưu giữ được nét truyền thống của dân tộc mình. Tuy nhiên, còn các dụng cụ khác như muôi, thìa, chậu...làm bằng gỗ thì chỉ còn lại rải rác ở một số gia đình có người già, còn các gia đình trẻ của người Mông hiện nay hầu như không còn. Những đồ dùng này có ưu điểm là người dân tự làm bằng những vật liệu sẵn có và thể hiện sự khéo léo, tỉ mỉ, cẩn thận. Nhưng yếu điểm là mất thời gian, giá thành rẻ, vì thế giờ đây thay vào đó là những dụng cụ của ngành công nghiệp, tất cả cái đó nó làm cho nét đẹp truyền thống, đặc trưng riêng có của người Mông bị giảm bớt đi rất nhiều.

Ăn uống không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh tồn của con người mà còn chứa đựng những thói quen, tập tục, khẩu vị, làm nên sắc thái độc đáo của mỗi dân tộc mình. Do sản xuất phát triển, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nên cuộc sống của người Mông

ngày càng được cải thiện rõ rệt. Nếu trước đây người Mông ở Hà Giang món ăn chính của họ vẫn là bột ngô (mó của) còn gọi là mẻn mén, là ngô say ra rồi đồ lên ăn thay gạo thì giờ thay vào đó họ đã dùng gạo để ăn, chỉ còn lại một số ít hộ gia đình là vẫn ăn mẻn mén. Một "đặc sản" không thể thiếu đó là món thắng cố, đó là món gồm cả thịt, xương, lòng... của bò, dê, trâu cộng với các loại gia vị gừng, ớt, thảo quả... ninh nhừ. Thì giờ đây món thắng cố này vẫn còn tồn tại ở các phiên chợ vùng cao và trong các dịp lễ tết của người Mông.

Văn hóa vật chất hiện tại thể hiện chủ yếu ở đời sống sinh hoạt, làm ăn, canh tác, chăn nuôi, làm nhà...Về mặt sinh hoạt vật chất người Mông quan niệm đơn giản, không cầu kỳ, không quá lụy vật chất. Nhưng, những giá trị văn hóa độc đáo, đặc trưng của một tộc người cũng là một trong những điểm mạnh cần phải được phát huy nhất là trong điều kiện hiện nay bởi những giá trị văn hoá ấy, là những minh chứng cho bản sắc và bản lĩnh trường tồn của một dân tộc.

- Các giá trị văn hoá ứng xử

Tuy sống trong hoàn cảnh sản xuất canh tác khó khăn, không ổn định, nhưng đồng bào Mông vẫn cư trú theo bản làng gọi là “giao” (jaol). Dân cư trong mỗi giao thuộc nhiều dòng họ và họ rất coi trọng tín nghĩa và tình cảm cộng đồng. Từ xưa đến nay, họ vẫn có những câu cửa miệng phản ánh rõ ý thức cộng đồng “Người Mông ta” hay cách nói “ta cùng một giống lanh với nhau”. Bởi vậy, sự tương trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống được mọi người coi trọng kể cả trong lúc hoạn nạn, khó khăn. Đó chính là đặc trưng văn hoá của người Mông cần được nuôi dưỡng và phát triển . Tuy nhiên, trong những năm gần đây do quá trình canh tác, khái phá tự nhiên, sự di cư tự do đã làm cho môi trường sinh thái bị phá huỷ, một số giao đã phân tán. Nhưng ở Hà Giang về cơ bản người Mông vẫn bảo lưu trọn vẹn nền văn hoá truyền thống của dân tộc mình

Mô hình gia đình: người Mông rất coi trọng mối quan hệ gia đình, gia đình chính là cái nôi để phát triển văn hoá. Gia đình người Mông mang tính phụ quyền cao, trong gia đình người Mông có nhiều thế hệ cùng sinh sống (gồm 2 vợ chồng cùng con cái và bố mẹ chồng; vợ chồng con cái, bố mẹ, ông bà, cháu chắt). Kiểu gia đình 3- 4 thế hệ

sống chung như vậy không còn nhiều nhưng vẫn còn, đặc biệt ở huyện đồng Văn, Yên Minh. Phổ biến nhất hiện nay là kiểu gia đình gồm 2 thế hệ cùng chung sống với nhau (gồm bố mẹ và con cái). Các quan hệ trong gia đình cũng đã có sự thay đổi và bắt đầu có sự đan xen về quan hệ lợi ích, do sự tác động của kinh tế thị trường.

- Về văn hóa tinh thần

Trái ngược hẳn với biểu hiện vật chất còn nghèo, người Mông - có lẽ cũng như các dân tộc khác ở Hà Giang - có một nền văn hóa - tâm linh khá giàu có. Sự giàu có này toát ra không chỉ ở tập quán sinh hoạt, canh tác, chăn nuôi, trang trí nhà cửa,... mà còn trong toàn bộ trang phục, tập quán, lễ nghi, lễ hội, hôn nhân, tang ma, giao tếp, ứng xử, sinh hoạt gia đình, dòng họ, làng bản...Có thể coi những gì mà người Mông có, về mặt văn hóa dân gian - là một rừng tài nguyên, đã được khai thác ít nhiều, song vẫn còn khá nguyên sinh. Do vậy chúng ta cần phải kế thừa, phát huy cái nguyên sinh đó và nâng nó lên một tầm cao mới cho phù hợp với xu thế hiện nay.

Như ta đã biết, người Mông sống rất mộc mạc, chân chất và đánh giá cao tình cảm cộng đồng. Từ xa xưa đến bây giờ, họ luôn có những câu cửa miệng phản ánh rất rõ ý thức cộng cảm cộng đồng ấy. Chẳng hạn "người Mông ta", hay "chúng ta cùng một giống người, cùng một hạt lanh gieo xuống đất", hoặc "người Mông ta cũng có quê

hương, quê chúng ta là Mèo Vạc"...Có nhiều lý do khiến cho tình cảm cộng đồng ngày

càng sâu nặng, trong đó có lý do là sự cần thiết phải gắn bó với nhau trong lúc hoạn nạn, khi thiên di, lang thang suốt dọc chiều dài lịch sử của tộc người. Một nguyên nhân khác, đó là sự kết hợp giữa tính tự tôn, niềm tự hào về một quá khứ huy hoàng với mặc cảm tự ti, bị kém cỏi so với các tộc người miền chân núi hay châu thổ...đã khiến họ ngày càng khép kín, ít giao lưu văn hóa. Điều này có ưu điểm là bảo lưu được chọn vẹn hệ thống văn hóa của tộc mình. Xong cũng không học tập được những cái tinh túy của tộc khác. Có thể coi điều vừa nêu là tộc tính của người Mông.

Đồng bào Mông ở Hà Giang có một cuộc sống sinh hoạt văn hóa tinh thần phong phú, có hệ thống lễ nghi, tín ngưỡng đa dạng và chặt chẽ liên quan đến cộng đồng tộc người, đặc biệt là cộng đồng dòng họ mà cộng đồng lớn phải kể đến này Tết nguyên đán. Đây là một lễ hội lớn của đồng bào Mông, ngày tết không chỉ là dịp nghỉ ngơi, ăn

uống thỏa thích mà còn là dịp cho gia đình gặp gỡ và những người đi xa trở về, người sống, người chết gặp lại nhau, con cháu làm lễ cúng kiếng tổ tiên, chào mừng ngày âm dương hòa hợp với mong muốn được mọi sự bình an, tốt đẹp. Cũng trong ngày xuân, ngày lễ, ngày tết, bà con người Mông tổ chức hội vui đánh yến, ném còn, đu quay, chơi đánh cù, chơi quay người đập bóng, hội hát giao duyên, hội vỗ mông... Ngoài sinh hoạt đặc sắc, mang sắc thái miền rừng núi, nhất là phải kể đến sinh hoạt văn hóa chợ, đặc biệt là chợ tình (chợ Phong Lưu) ở Khâu Vai - Mèo Vạc, mỗi năm chỉ có một phiên được tổ chức vào ngày 27 tháng 3 âm lịch, những người đến chợ không phải là để bán mua, mà là để gặp lại tình xưa. Cả nhà, ông bà, bố mẹ, con cái cùng đi. Không ghen tuông, không nghi kỵ, những đôi lứa yêu nhau, dù đã lên ông lên bà, dù đã có vợ khác, chồng khác đều gặp gỡ, tâm tình một cách công khai, tha thiết. Tan chợ, dù quyến luyến, dù xót thương, thì lại ai về phận sự của người đó trong gia đình và đợi ngày này năm sau. Quả là một hình thức sinh hoạt độc đáo và đầy nhân bản, đầy nhân văn. Ngoài ý nghĩ đó ra, chợ tình thực sự trở thành một tụ điểm sinh hoạt văn hóa của trò múa khèn, múa hát xòe ô, chơi chim, đua ngựa; tiếng khèn, đàn môi, khèn lá, tiếng sáo, tiếng hát... hòa quyện với những màu sắc rực rỡ của trang phục, của rừng xanh núi biếc, tạo thành một bức tranh yên bình, êm đềm, đầy sức quyến rũ.

Hôn nhân của người Mông theo chế độ một vợ một chồng, cũng giống như các dân tộc khác hôn nhân cũng tiến hành thành ba giai đoạn chính: 1) Dạm ngõ; 2) Lễ ăn hỏi; 3) Lễ cưới. Đặc biệt trong lễ cưới có một chi tiết mà người Việt không có là tổ chức lễ cầu hôn (thường trước lễ cưới chính thức 3 tháng) nhằm thông báo cho nhà gái kế hoạch, ngày giờ tổ chức lễ cưới. Sau đó mới làm lễ cưới chính thức, ngày cưới của đôi trai gái là ngày hội của cả bản, cả làng.

Một đặc điểm đặc sắc nữa trong tình yêu - hôn nhân của người Mông là tục cướp vợ (còn gọi là kéo vợ). Đây có thể là một nét văn hoá trong hôn nhân. Tục kéo vợ này chỉ diễn ra khi con gái đã đến tuổi trưởng thành, và tự do tìm hiểu bạn đời. Nhưng lại không được sự đồng ý của hai bên gia đình, hình thức này diễn ra để chống lại quyền áp đặt của cha mẹ và dòng họ về hôn nhân. Dù sao cho thấy một điều: trong bất kỳ vòng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay pptx (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)