Những kết luận rút ra từ thực trạng chuyển dịch CCKT ở thị xã Uông Bí

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thực hiện chuyển dịch CCKT tại thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2005-2010 (Trang 55 - 58)

ở thị xã Uông Bí giai đoạn 2001-2004.

1. Những mặt đã đạt đợc.

Quá trình chuyển dịch CCKT của thị xã Uông Bí thời gian qua đã đạt đợc một số thành tựu nh sau:

Thứ nhất, đã xác định đợc đúng phơng hớng phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình chuyển dịch CCKT. Đó là xác định thị trờng chính của nông nghiệp Uông Bí là thị trờng công nghiệp, đô thị tại chỗ, đồng thời xác định đợc thị trờng bên ngoài có ý nghĩa quan trọng để phát triển sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp. Quá trình chuyển dịch cũng cho thấy hớng phát triển hiệu quả của nông nghiệp là trồng cây lơng thực, rau quả, thực phẩm, chăn nuôi gia súc, gia cầm và thuỷ sản phục vụ đô thị.

Hai là, tốc độ tăng trởng kinh tế tuy cha cao những đã có sự chuyển dịch CCKT theo xu hớng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Trong cơ cấu nội bộ từng ngành cũng có sự chuyển dịch theo hớng tiến bộ. Cơ cấu thành phần kinh tế, vùng lãnh thổ đã có nhiều thay đổi hợp lý. Tỷ trọng các khu vực ngoài quốc doanh và khu vực có vốn đầu t nớc ngoài có xu hớng tăng lên, tỷ trọng của khu vực Nhà nớc giảm xuống và chuyển sang nắm giữ những lĩnh vực then chốt. Trên địa bàn thị xã đã hình thành các vùng trung tâm phát triển kinh tế và thu hút đầu t nớc ngoài, đời sống kinh tế của các xã phờng có nhiều khởi sắc, chất lợng cuộc sống của dân c đợc nâng cao.

Ba là, cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bớc đầu đã đợc quan tâm xây dựng, tuy cha đầy đủ nhng đây là điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển dịch CCKT của thị xã.

Bốn là, thị xã đã có một số thành tựu trong quá trình chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. Các mô hình kinh tế trang trại, mô hình hộ gia đình làm kinh tế giỏi đã đ- ợc khuyến khích phát triển và thu đợc những kết quả nhất định. Kinh tế t nhân cũng đã đợc chú ý và tạo điều kiện thuận lợi về vốn, cơ chế chính sách nên phát triển thêm một bớc. Đây cũng là những điều kiện quan trọng cho quá trình thúc đẩy kinh tế hộ vơn lên, vai trò tiên phong trong quá trình sản xuất và chuyển dịch CCKT theo hớng sản xuất hàng hoá.

Thứ năm, việc ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất đã làm cho năng suất sản phẩm tăng lên, phơng thức sản xuất mới tiến bộ dần đợc thay thế phơng thức sản xuất cũ lạc hậu và không còn phù hợp. Các tiềm năng, lợi thế của địa phơng đã dần đợc khai thác: du lịch, tài nguyên, lao động Năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn…

tăng hơn so với những năm trớc, sức cạnh tranh của hàng hoá đã có sự cải thiện, hoạt động xuất khẩu có tổ chức và sôi động trong thời kỳ mới.

2. Những mặt còn tồn tại.

Bên cạnh những thành tích đạt đợc, quá trình chuyển dịch CCKT của thị xã thời gian qua cũng còn những hạn chế.

Một là, xuất phát điểm nền kinh tế thị xã còn thấp, thu nhập bình quân đầu ngời cha cao chỉ đạt trên mức trung bình toàn tỉnh, tốc độ phát triển, sức cạnh tranh thấp, hiệu quả sản xuất kinh doanh cha cao. CCKT ngành chuyển dịch còn chậm, cha hợp lý, khu dịch vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn chậm phát triển. Cơ cấu thành phần tuy đã

có nhiều chuyển biến tích cực song sức đóng góp của khu vực đầu t nớc ngoài, nhất là trong lĩnh vực thơng mại- dịch vụ- du lịch còn bị bỏ ngỏ. Cơ cấu vùng chuyển dịch thu đợc một số kết quả nhng khoảng cách chênh lệch phát triển mới chỉ đợc thu hẹp một phần, cần phải có thêm nhiều biện pháp thiết thực hơn nữa.

Hai là, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đã đợc tăng cờng đầu t xây dựng nhng cha nhiều, cha đồng bộ, chất lợng cha cao, cha đáp ứng đợc yêu cầu phát triển sản xuất hàng hoá. Một số lợi thế về lao động, đất đai, mặt nớc, điều kiện tự nhiên của thị xã cha đợc khai thác đầy đủ, lao động thất nghiệp còn cao.

Ba là, vốn đầu t so với nhu cầu phát triển kinh tế còn thấp, nhiều hộ nông dân còn thiếu vốn sản xuất, việc vay vốn ngân hàng còn khó khăn về mặt thủ tục, thời gian cho vay vốn cha phù hợp với chu kỳ sản xuất cho ra sản phẩm và thời gian xây dựng cơ bản dài nh chăn nuôi đại gia súc, cây công nghiệp dài ngày hoặc cây ăn quả... Hiệu quả sử dụng nguồn lực tuy đã đợc cải thiện song cha tơng xứng với tiềm năng của địa phơng. Năm 2004, hiệu quả sử dụng đất mới đạt 24,13 tr.đ/ha, hiệu quả sử dụng vốn cũng mới chỉ dừng lại ở mức 3,825 tr.đ/1tr.đ vốn đầu t.

Bốn là, trình độ tiếp thu các tiến bộ KHKT và công nghệ mới của một bộ phận dân c còn thấp, dẫn tới hiệu quả trong sản xuất kinh doanh còn nhiều hạn chế.

Năm là, lao động thừa tiềm tàng trong khu vực nông thôn, nông nghiệp cũng nh khu vực đô thị tạo ra áp lực lớn về giải quyết việc làm cho thị xã, ảnh hởng không nhỏ đến tốc độ phát triển kinh tế xã hội của thị xã thời gian qua.

Sáu là, sự phát triển giữa các ngành cha tạo đợc mối liên hệ chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau về nguyên liệu, thị trờng đầu vào cũng nh đầu ra nên hiệu quả sản xuất, khả năng mở rộng qui mô và ứng dụng công nghệ gặp nhiều khó khăn ảnh hởng lamg tốc độ chuyển dịch những năm qua chậm. Hoạt động xuất khẩu tuy đã có nhiều khởi sắc song cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, chất lợng hàng xuất khẩu và thị trờng tiềm năng cho hoạt động này cha đợc chú ý một cách đúng mức, đầu t cha nhiều nên sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá thấp, gây không ít khó khăn cho quá trình phát triển kinh tế theo hớng mở cửa và hội nhập của thị xã.

Trên đây là một số tổng kết chính về thực trạng quá trình chuyển dịch CCKT của thị xã Uông Bí giai đoạn 2001-2004. Để thời gian tới, chính sách chuyển dịch CCKT của thị xã đợc trở nên hiệu quả hơn, thị xã cần phải có những định hớng và giải pháp

chuyển dịch phù hợp hơn nữa, khắc phục tồn tại và phát huy mặt đợc. Điều này đợc đề cập cụ thể hơn ở chơng tiếp theo.

chơng 3: Phơng hớng, giải pháp chuyển dịch CCKT thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2005 - 2010.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thực hiện chuyển dịch CCKT tại thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2005-2010 (Trang 55 - 58)