Đánh giá tác động của chuyển dịch CCKT đến sự phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thực hiện chuyển dịch CCKT tại thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2005-2010 (Trang 49 - 52)

III. Đánh giá thực trạng chuyển dịch CCKT tại thị xã Uông Bí, Quảng Ninh

3.Đánh giá tác động của chuyển dịch CCKT đến sự phát triển kinh tế xã hộ

thị xã Uông Bí.

3.1. Đánh giá mức độ chuyển dịch cơ cấu ngành.

3.1.1. Mức độ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp- công nghiệp- dịch vụ.

cosΦ= ( ) ( ) ( ) ( )  ∑ ∑ ∑ = = = n i n i n i t Si t Si t Si t Si 1 1 1 2 0 2 1 1 0 . . ) ( ). ( 1 3 1 0 Si t t Si i ∑ = = 5,86*5,02+71,42*71,20+22,72*23,78= 5654,8028. ) ( ). ( 2 1 3 1 0 2 t Si t Si i ∑ = = (5,862+ 71,422+ 22,722)*(5,022+ 71,202+ 23,782)= 31.987.393,80. cosΦ= 0,999834310 → Φ=1,04301763020. Tỷ lệ chuyển dịch : n= 100 90Φ0 ì = 1,1589%.

Tỷ lệ chuyển dịch 3 nhóm ngành chính của thị xã Uông Bí xấp xỉ 1,16%. Con số này phản ánh đây là một tốc độ chuyển dịch chậm. Sau 3 năm, từ 2001 đến 2004, cơ cấu 3 nhóm ngành chính thay đổi rất ít. Đó là do tốc độ chuyển dịch nội bộ từng ngành không cao. Xu hớng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ không rõ nét. Thực tế cho thấy, ngành nông nghiệp giảm không đáng kể, công nghiệp gần nh giữ nguyên, dịch vụ tăng ít.

3.1.2. Mức độ chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp.

cosΦ=0,999383741 → Φ= 2,0116000130. Tỷ lệ chuyển dịch : n= 100

90Φ0 ì =2,2351%.

Mức độ chuyển dịch nội bộ ngành nông nghiệp có rõ nét hơn so với tốc độ chuyển dịch chung nhng cũng không đáng kể, có thể nói là chậm. Ngành nông nghiệp cha có nhiều đột phá trong sản xuất. Việc hớng tới một nền nông nghiệp sản xuất hàng

hoá, hiện đại và mang tính công nghiệp cha đem lại nhiều kết quả. Nguyên nhân nằm một phần ở công tác qui hoạch cha sâu sát và việc ứng dụng kỹ thuật còn hạn chế.

3.1.3. Mức độ chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp.

cosΦ= 0,999337350 → Φ= 2,0859497300. Tỷ lệ chuyển dịch : n= 100

90Φ0 ì = 2,3177%.

Tốc độ chuyển dịch CCKT nội bộ ngành công nghiệp thời gian qua cũng chậm. Nguyên nhân chính là do tốc độ chuyển dịch của 3 ngành công nghiệp chính hầu nh thay đổi rất ít. Công nghiệp chế biến cha tạo đợc sự liên kết với nông nghiệp, cha đợc chú trọng đầu t theo chiều sâu và qui mô nên phát huy vai trò không lớn, trong khi công nghiệp khai thác ít chuyển biến, hiệu quả sản xuất cha có sự thay đổi vợt bậc.

3.1.4. Mức độ chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành dịch vụ.

cosΦ= 0,998681372 → Φ= 2,9427035510. Tỷ lệ chuyển dịch : n= 100

90Φ0 ì = 3,2697%.

Tốc độ chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành dịch vụ rõ nét hơn một chút. Sau 3 năm, tỷ trọng dịch vụ sản xuất giảm 3%, tỷ trong dịch vụ đời sống cũng tăng tơng ứng 3%. Sự dịch chuyển đồng đều và tơng đối rõ của cả 2 ngành khiến mức độ chuyển dịch của ngành dịch vụ cao. Song do khả năng hợp tác, liên kết với công nghiệp và nông nghiệp cũng nh việc khai thác tiềm năng của địa phơng còn nhiều hạn chế nên ngành dịch vụ không thể đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch của mình.

3.2. Tác động của chuyển dịch CCKT đến các mặt kinh tế xã hội trên địa bàn thị xã Uông Bí.

3.2.1. Về chuyển dịch cơ cấu lao động.

Sự chuyển dịch CCKT ngành thời gian qua đã kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động. Số lợng lao động hoạt động trong ngành nông nghiệp đã giảm xuống rõ rệt. Năm 2004, lao động nông nghiệp trên địa bàn thị xã là 23.193 ngời, chiếm 39% tổng số lao động, trong đó, ở khu vực thành thị lao động nông nghiệp chỉ có 9.907 ngời (chiếm 23%), ở khu vực nông thôn lao động nông nghiệp cũng giảm chỉ còn 86,27%. So với những năm trớc, tỷ lệ lao động nông nghiệp ở cả hai khu vực thành thị và nông thôn đã có sự giảm đi đáng kể. Ngợc lại, lao động phi nông nghiệp (bao gồm lao động công nghiệp và dịch vụ, thơng mại) thì tăng lên. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp ở nông thôn

chuyển dịch cơ cấu lao động đã góp phần giảm bớt phần nào số ngời thất nghiệp đang ngày một gia tăng trên địa bàn thị xã. Nhng vì CCKT của thị xã những năm qua chuyển dịch chậm, ngành dịch vụ ít có đột phá nên khả năng thu hút lao động không nhiều, tỷ lệ bán thất nghiệp ở khu vực nông thôn tuy có giảm nhng vẫn cao. Lao động trong khu vực này hiện thiếu việc làm từ 4- 5 tháng trung bình năm. Đây là một sự lãng phí sức lao động trong khi khả năng mở rộng sản xuất của nông nghiệp bị hạn chế mà các ngành dịch vụ không nắm bắt kịp thời để phát triển.

3.2.2. Về tăng trởng kinh tế.

CCKT chuyển dịch có hiệu quả cũng đã tác động không nhỏ đến nhịp độ tăng tr- ởng kinh tế của thị xã Uông Bí. Tăng trởng kinh tế bình quân giai đoạn 2001-2004 đạt 11,51%. Năm 2001, tốc độ tăng trởng kinh tế của thị xã là 11,86% nhng đến năm 2004 đã là 11,92%.Tổng giá trị tăng thêm do các ngành kinh tế tạo ra trên địa bàn thị xã Uông Bí (tính theo giá so sánh) năm 2001 chỉ có 485.521 tr.đ nhng đến 2004 đã là 673.165 tr.đ. Thực tế này chứng tỏ sự chuyển dịch CCKT đã có tác động đến năng lực sản xuất cũng nh năng lực phát triển của từng ngành, từng thành phần kinh tế và vùng lãnh thổ, góp phần tăng giá trị tạo ra của toàn nền kinh tế thị xã. Với tốc độ tăng trởng kinh tế thời gian qua, thị xã Uông Bí đã có điều kiện hơn trong việc giải quyết các vấn đề xã hội. Tuy nhiên, do mức độ chuyển dịch cơ cấu ngành còn chậm nên nhịp độ tăng trởng kinh tế của thị xã thời gian qua có khả quan nhng còn thấp so với mức trung bình của tỉnh và so với các thị xã khác trong tỉnh nh thị xã Cẩm Phả.

3.2.3. Về thu nhập và đời sống dân c.

Nhờ những thành công bớc đầu của quá trình chuyển dịch CCKT tại thị xã Uông Bí làm đời sống của ngời dân thị xã có nhiều đổi khác theo hớng tốt hơn. Thu nhập bình quân đầu ngời của thị xã những năm qua đã đợc cải thiện khá nhiều. Năm 2001, thu nhập bình quân đầu ngời của thị xã mới đạt 490 USD/ngời/năm thì đến năm 2004 con số này là 724USD /ngời/năm.

Thu nhập bình quân của ngời dân tăng lên khiến họ có điều kiện hơn trong việc đảm bảo một cuộc sống đầy đủ về vật chất lẫn tinh thần, tự nâng cao trình độ bản thân cũng nh tăng khả năng tiếp cận với cuộc sống hiện đại. Vì thế, số lợng hộ nghèo trên địa bàn thị xã đã giảm xuống từ 1.686 hộ (2001) còn 823 hộ (2004). Tỷ lệ hộ đợc xem truyền hình tăng từ 65% (2001) lên 85% (2004), tỷ lệ hộ đợc sử dụng điện, nớc sạch, đ- ợc hởng các dịch vụ y tế, giáo dục và chăm sóc sức khoẻ cũng tăng lên đáng kể. Đây là

kết quả của nhiều chính sách kinh tế cùng đợc phối hợp trên địa bàn trong đó có chính sách chuyển dịch CCKT đã đợc thực hiện thời gian qua. Nhng mặt khác, một phần vì quá trình chuyển dịch CCKT có hạn chế nên mức sống của ngời dân vùng nông thôn, vùng cao vẫn chênh lệch với khu vực thành thị. Vì thế, thời gian tới thị xã cần có những chính sách thích hợp để cải thiện tình hình.

3.2.4. Về ngân sách.

Tổng thu ngân sách Nhà nớc và ngân sách địa phơng trên địa bàn thị xã Uông Bí giai đoạn 2001-2004 tăng nhanh, cơ cấu thu có nhiều thay đổi mang tính tích cực. Tổng thu ngân sách Nhà nớc năm 2001 là 18,64 tỷ đ, đến năm 2004 là 53,8 tỷ đ. Thu ngân sách địa phơng đạt 23,11 tỷ đ (2001) và tăng lên 64,15 tỷ đ (2004). Trong cơ cấu thu ngân sách Nhà nớc, từ 2003 đã có sự đóng góp của loại hình thuế thu nhập cá nhân, mặc dù tỷ lệ của loại hình này mới chỉ chiếm 0,1% tổng thu ngân sách Nhà nớc song nó có ý nghĩa không nhỏ, thể hiện những thay đổi theo hớng công bằng và hợp lý của chính sách thuế. Thu từ xổ số kiến thiết cũng tăng từ 1,4% (2002) lên 1,6% (2004), thu từ tiền sử dụng đất cũng tăng mạnh, từ 10,2% (2002) lên 17,5% (2004). Khi thu ngân sách tăng, chi ngân sách cũng có điều kiện thực hiện hiệu quả hơn. Các khoản chi dành cho XDCB tăng nhanh, từ 9,89 tỷ đ (2001) lên 30,27 tỷ đ (2004). Mặc dù vậy những khoản thu mới vẫn chỉ giữ một tỷ lệ khiêm tốn. Và chi thờng xuyên vẫn chiếm phần nhiều trong tổng chi ngân sách của thị xã. Nhng nhìn chung những biến đổi trong hoạt động ngân sách cho thấy các hoạt động trong lĩnh vực này đã chuyển dịch theo hớng chuyển dịch của CCKT.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thực hiện chuyển dịch CCKT tại thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2005-2010 (Trang 49 - 52)