Cuộc xâm lợc lần thứ nhất ( 1274 ).

Một phần của tài liệu Nhật Bản hai lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Trang 37 - 42)

II. Hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lợc Mông-Nguyên.

3. Cuộc xâm lợc lần thứ nhất ( 1274 ).

Thông qua các hoạt động ngoại giao, Hốt Tất Liệt muốn cho Nhật Bản thấy đợc sức mạnh vô địch của đế quốc Mông-Nguyên mà tự động đầu hàng. Nhng sau khi sứ thần bị đuổi về nớc ông ta đã quyết định dùng vũ lực để khuất phục Nhật Bản. Hốt Tất Liệt ra lệnh cho vua Koryo đóng chiến thuyền và tập hợp binh mã song Triều Tiên thiếu thốn đủ đờng nên cha thể

đáp ứng yêu cầu đó. Họ đã phải huy động tới một lực lợng 30.000 thợ mộc để đóng mới 300 chiến thuyền lớn, đó là cha kể tới việc chuẩn bị một khối lợng vũ khí, lơng thảo và quân nhu khổng lồ. Tháng 10 năm 1274, hơn 25.000 quân Mông Cổ dới sự chỉ huy của tớng Hốt Đôn ( Holdon 忽敦 ) tới Koryo, đạo quân này hợp với đội quân 5000 binh sỹ Cao Ly do đô đốc Kim Bang-gyong ( 金方慶 ) chỉ huy trở thành một lực lợng khá hùng hậu. Ngày 3-10-1274, đội quân xâm lợc rời cảng Masan ( nay thuộc Hàn Quốc ) tiến về hớng vịnh Hakata ( 博多 灣)-Nhật Bản trên 900 chiến thuyền điều khiển bởi 6700 thuỷ thủ Triều Tiên. Đối với Nhật Bản, đó cũng không

Hình 8: Đô đốc Kim Bang-gyong, ngời chỉ huy các lực lợng Triều Tiên trong cả 2 đợt xâm lợc Nhật Bản.

phải là một đội quân quá đông đảo, nhng họ lại gặp một vấn đề muôn thuở trong quân sự là khó khăn trong việc tập trung quân lực do địa hình bị chia cắt trầm trọng bởi biển, các dãy núi và những dòng sông chảy xiết. Chính vì thế, vào lúc này cả nớc Nhật có tới 200.000 chiến binh nhng lực lợng tham chiến ở Kyùshù chỉ vào khoảng 10.000 ngời. Một mặt đó là do địa điểm đổ bộ của quân địch thuộc vùng miền Tây xa xôi, xa nay vốn ít ảnh hởng đến đời sống chính trị Nhật Bản, mặt khác là do lực lợng quân sự chủ yếu của chính quyền Bakufu lại tập trung ở Kamakura thuộc miền Đông. Khi quân Mông Cổ tiến đánh các đảo Iki ( 壹岐 ) và Tsushima( 韃馬 ), quân phòng vệ Nhật Bản vừa ít hơn vừa kém phần thiện chiến đã dễ dàng bị thất thủ. Các

binh sỹ Nhật Bản đều dũng cảm chống cự tới ngời cuối cùng, dân chúng trên đảo bị quân Mông Cổ tàn sát rất dã man. Thuỷ binh Mông Cổ tiếp tục vòng đờng biển tấn công vào vịnh Hakata, một bộ phận nhỏ tiến đánh đảo Hirado ( 平韃 ). Hôm sau, quân địch đổ bộ lên bờ biển Hakata, chúng nhanh chóng chiếm một số thị trấn và làng mạc trên đờng tiến về Dazaifu-nơi có bộ chỉ huy quân miền Tây. Đây là cơ quan đầu não chỉ huy các lực lợng phòng thủ ở miền Tây. Tin Tsushima thất thủ nhanh chóng đến Dazaifu, bộ chỉ huy quân sự ở đây lập tức báo động cho các tỉnh miền Kyùshù, họ vội vã tập trung binh lực hành quân xuống các tỉnh phía Nam nh Satsuma, Osumi, Hyùga... rồi tiến về Hakata. Quân Nhật bắc cầu phao qua sông Chikugo nên tiến rất nhanh tới Hakata-thủ phủ của Kyùshù, đại quân của họ đặt dới quyền chỉ huy của Shimazu Hisatsune. Ông là một dũng tớng thuộc dòng dõi Shimazu ( 島津 ) nhiều đời làm thủ lĩnh quân sự ở miền Satsuma ( 薩摩 ), gia tộc này vốn rất nổi tiếng bởi lòng dũng cảm và sự thiện chiến. Ngày 19 tháng 10, quân địch đổ bộ lên Imazu ( 今津 ) và đến rạng sáng thì mở cuộc tấn công vào quân Nhật, quân Mông Cổ với sự yểm trợ của chiến thuyền và vũ khí hiện đại tiếp tục tiến vào Hakata. Tới sẩm tối họ gặp đội quân do Tsunetsugu ( 恒次 ) chỉ huy, cuộc chiến đấu diễn ra rất quyết liệt và đơng nhiên phần thơng vong trầm trọng thuộc về phía Nhật Bản. Các chiến binh miền Tây chẳng có gì ngoài lòng dũng cảm để đơng đầu với giặc ngoại xâm, họ kém hơn quân địch cả về số lợng và trang bị vũ khí.

Hình 9: Một đoạn trên cuộn tranh Moko Shurai Ekotoba ( 蒙古襲韃韃詞) do Takezaki Suenaga vẽ năm 1293 tự kể về cảnh anh ta chiến đấu với quân Mông Cổ .

Quân Mông-Nguyên có lợi thế vì họ tiến công ồ ạt và tổng lực trong khi quân Nhật lại chỉ quen chiến đấu với đội hình nhỏ ở nơi địa thế hiểm yếu. Quân Mông Cổ cũng chiếm u thế về vũ khí, họ đợc trang bị những cây cung rất khoẻ có thể bắn chết ngời ở khoảng cách xa tới 200m trong khi các cung thủ Nhật Bản chỉ có tầm bắn chừng 100m. Thêm vào đó, họ còn có một số loại pháo thô sơ bắn đạn nhồi hoả dợc... những thứ trớc đây cha từng xuất hiện ở Nhật Bản. Rõ ràng quân Nhật đã choáng váng trớc đội hình kỷ luật và đông đảo của quân Mông Cổ cũng nh sửng sốt trớc những hoả khí của ngời Trung Quốc. Vậy, quân Nhật dựa vào cái gì để cầm cự với kẻ thù, đó thuần tuý chỉ là khả năng chiến đấu dũng mãnh của mỗi chiến binh. Quân Nhật có khả năng cận chiến bằng kiếm rất tốt, họ cũng đợc trang bị áo giáp chắc chắn có tác dụng giảm bớt lực đạo của các mũi tên và sự ảnh hởng từ các máy bắn đạn lửa. Trong cuộc chiến đấu không cân sức, các chiến binh Nhật Bản chỉ cầm cự đợc đến khi trời tối, họ tổn thất nặng nề nhng cũng gây cho kẻ thù nhiều thiệt hại đáng kể. Cuối cùng họ buộc phải rút lui về miền núi Mizuki ở sâu trong lục địa hay về các cánh rừng gần Dazaifu-nơi có trọng điểm phòng ngự của quân Nhật Bản. Quân Nhật vẫn lẻ tẻ tấn công cầm chân quân Mông Cổ và để chờ viện binh từ các tỉnh miền Đông. Thời tiết dần xấu đi và dấu

hiệu cho thấy một cơn bão lớn sắp tới, các thuỷ thủ Triều Tiên giàu kinh nghiệm kêu gọi quân Mông Cổ rút lui xuống thuyền tìm vùng biển có vách núi cao, kín gió ẩn náu. Các binh sỹ Mông Cổ cũng đã mỏi mệt sau một ngày chinh chiến vất vả nên đồng ý, họ không tiếp tục đuổi theo quân Nhật mà rút về các chiến thuyền nghỉ ngơi chuẩn bị cho cuộc tấn công mới vào ngày hôm sau. Có thể quân Mông-Nguyên cảm thấy an toàn hơn khi ở trên thuyền nhng đó lại chính là quyết định sai lầm lớn nhất của họ, cơn bão đang tới quá mạnh làm cho họ không kịp trở tay. Suốt đêm hôm đó ma to gió lớn, quân Nhật cũng không lợi dụng cơ hội này để phản công đợc. Sáng hôm sau họ thấy hạm đội địch bị bão đánh tơi tả ngoài vịnh, ớc tính có hơn 200 chiến thuyền bị đắm và số quân địch thơng vong có thể lên tới hơn 13.000 ngời. Lực lợng bị tổn thất nặng nề, quân Mông- Nguyên buộc phải rút về Triều Tiên trong khi cha thu đợc một kết quả gì đáng kể trong lần xâm lợc Nhật Bản.

Nhật Bản đợc cứu thoát khỏi cuộc xâm lợc một cách thần kỳ nh vậy, nhng Hoàng Đế Hốt Tất Liệt hiểu rất rõ thất bại này không phải do lỗi của tớng sỹ.

Hình 10: Đờng tiến công và rút chạy của quân Mông Cổ trong cuộc xâm lợc năm 1274.

Ông ta tiếp tục cử một phái bộ khác sang Triều Tiên yêu cầu vua Koryo chuyển th của họ tới chính quyền Nhật Bản. Nhà vua cử Suh Chan mang th

sang Đại Đô ( Bắc Kinh ) triều kiến. Chính quyền Bakufu cảm thấy bị lăng nhục, họ ra lệnh sử trảm viên sứ thần Cao Ly bất hạnh rồi gửi trả thủ cấp về Triều Tiên thay cho câu trả lời. Nhật Bản tỏ rõ quyết tâm chuẩn bị giáng trả những cuộc xâm lợc mới.

Một phần của tài liệu Nhật Bản hai lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Trang 37 - 42)