Mạc phủ Kamakura.

Một phần của tài liệu Nhật Bản hai lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Trang 25 - 28)

I. Bối cảnh lịch sử Nhật Bản những năm trớc chiến tranh.

1. Mạc phủ Kamakura.

Những năm cuối thế kỷ XII, đầu thế kỷ XIII đợc nhắc đến trong lịch sử Nhật Bản nh một thời kỳ đầy dãy biến động với những cuộc chiến tranh khốc liệt, những cải cách mạnh mẽ và sự ra đời của một thể chế quân sự tập quyền vững mạnh. Năm 1189, sau nhiều năm dài nội chiến, Minamoto Yoritomo ( 源 韃朝 1147 - 1199 ) bằng chiến thắng trớc phái quân sự đối nghịch của dòng họ Taira ( 平 氏 ) đã lập nên chính quyền Mạc Phủ Kamakura. Đây là một chính quyền phong kiến thống nhất trên toàn quốc, đặt dới quyền lực chỉ huy của các thủ lĩnh quân sự mà cơ quan đại diện là Mạc Phủ ( Bakufu 幕府 ) đóng tại thành phố Kamakura( 鎌倉 ). Lần đầu tiên trong lịch sử nhiều thế kỷ, Nhật Bản có một nhà nớc pháp quyền mạnh và ổn định nh thế. Điều này là một khác biệt hoàn toàn so với các thời kỳ trớc nh thời đại Nara ( 奈良 ) hay Heiyan ( 平安 ), nơi hoàng gia và các dòng họ đại quý tộc có vai trò chính yếu đối với nền chính trị quốc gia. Thời kỳ Kamakura, ngời đại diện cho tầng lớp thống trị không còn là giới quý tộc dân sự mà thay vào đó là các dòng họ quân phiệt với thủ lĩnh tối cao là Yoritomo

thiết lập một hệ thống quản lý nhà nớc từ trung ơng tới các địa phơng với hai chức danh chủ yếu là “ chỉ huy cảnh sát ” ( Shugo 守護 ) lo việc trị an và “

quản lý đất đai ” ( Jitò 地頭 ) lo việc thu tô thuế. Tháng 8 năm 1192, triều đình Kyoto ( 京都 ) đã buộc phải công nhận địa vị hợp pháp của Yoritomo là ngời có quyền bảo hộ vĩnh viễn cho Thiên Hoàng và phong cho ông ta chức danh Chinh Di Đại Nguyên Soái ( Seiitai Shògun 征夷大韃軍 ). Đó là mốc lịch sử quan trọng đánh dấu sự ra đời chính thức của chính quyền Bakufu-một thể chế chính trị đợc cho là phù hợp với tình hình đơng thời và tồn tại lâu dài trong lịch sử Nhật Bản ( gần 7 thế kỷ, từ thời kỳ Kamakura tới khi Mạc Phủ Tokugawa 韃川幕府 sụp đổ năm 1867 ).

Chính quyền Mạc Phủ Kamakura đợc đánh giá là một chính quyền mạnh và rất có năng lực. Nó lại càng đợc củng cố vững chắc dới thời các nhiếp chính Hòjò-những ngời kế tục xứng đáng của vị Đại Nguyên Soái đầu tiên Yoritomo. Điều đặc biệt của chính quyền Nhật Bản qua hầu hết các thời kỳ là thể chế chính trị không đợc kiểm soát bởi những thủ lĩnh trên danh nghĩa mà là bởi những gia đình có thế lực phục vụ họ 10. Ví dụ điển hình nh các quan nhiếp chính họ Fujiwara ( Đằng Nguyên 藤原 ) thời Heian hay các nhiếp chính họ Hòjò ( Bắc Điều北韃 ) thời kì Kamakura này. Sau khi Yoritomo qua đời vào năm 1199, những ngời kế nghiệp dòng họ Minamoto không đủ tài năng lãnh đạo đất nớc và tớc hiệu Nguyên Soái của họ thực tế chỉ là trên danh nghĩa. Mọi quyền lực thực sự rơi vào tay những thủ lĩnh của gia đình Hòjò với t cách là các Nhiếp Chính Vơng hay Chấp

10 R.H.P Manson & J.G Caiger - Lịch sử Nhật Bản- Dịch giả Nguyễn Văn Sỹ - NXB Lao Động, Hà Nội 2003.

Quyền ( Shikken 執韃 ) thay mặt các Shògun. Việc nắm quyền của nhà Hòjò đã đợc thử thách qua nhiều cuộc bạo loạn mà phần lớn là do các quý tộc bất mãn tại triều đình Kyoto chủ xớng. Đỉnh cao của các cuộc bạo loạn này là trận tấn công của phái Bảo Hoàng diễn ra vào năm 1221 mà sử sách Nhật Bản gọi là loạn “ Thừa Cửu ” ( Jòkyu 承久 ). Nhng chính trận chiến này lại là cơ hội tốt để nhiếp chính Hòjò Yoshitoki ( 北韃義時1163-1224 ) củng cố thêm quyền lực của dòng họ mình sau khi đàn áp dễ dàng những lực lợng chống đối do hoàng tộc cầm đầu... Những năm tiếp theo chứng kiến thời kỳ đạt đỉnh cao quyền lực cha từng có của chính quyền Bakufu và họ Hòjò trên toàn cõi Nhật Bản. “Một điều may mắn cho đất nớc Nhật Bản là sau Yoshitoki họ Hòjò có một loạt những quan nhiếp chính đợc ca ngợi là đạo đức, c xử công bằng, có trách nhiệm và rất đợc nhân dân yêu mến11. Những đức tính kể trên cùng với một nền tảng vững chắc là giới quân sự hậu thuẫn đã giúp cho các nhiếp chính Hòjò giữ đợc quốc gia khá ổn định, ít phải dùng đến vũ lực trong hàng chục năm sau đó mặc dù những năm ấy cũng không phải là yên bình với nhiều thiên tai bão lụt và nạn đói mất mùa.

Trong khi xã hội Nhật Bản phát triển khá thống nhất và ổn định nh vậy thì tình hình chính trị ở miền Đông lục địa Châu á lại đang trên đờng suy thoái. ở Trung Hoa, một đế chế lớn là vơng triều nhà Tống lâm vào tình trạng suy yếu nghiêm trọng, họ thờng xuyên bị các tộc du mục Bắc á của ng- ời Khiết Đan và ngời Nữ Chân tấn công. Một trong số đó là ngời Kim dã chiếm đợc toàn bộ phía Bắc Trung Hoa cho đến tận bờ sông Dơng Tử. Nhng sau đó chính quyền của ngời Kim đã bị ngời Mông Cổ( 蒙古 ) đánh tan và họ thành lập nhà nớc mới của mình gọi là nhà Nguyên vào năm 1259. Quân

Mông-Nguyên tiếp tục mở rộng lãnh thổ quốc gia, chiếm vùng Mãn Châu, Triều Tiên và âm mu xâm chiếm Nhật Bản. Ngay sau đó Nguyên Thế Tổ- Hốt Tất Liệt đã hiện thực hoá âm mu ấy bằng hai cuộc xâm lợc Nhật Bản vào các năm 1274 và 1281. Xét trên khía cạnh thời gian, chiến tranh xảy ra vào thời điểm này có lẽ cũng là một may mắn đối với Nhật Bản vì những năm ấy chính quyền Kamakura còn khá mạnh và vẫn đủ uy tín để lãnh đạo nhân dân đứng lên chống giặc ngoại xâm. Mặt khác, Nhật Bản vừa trải qua thời nội chiến kéo dài nên dã đào luyện đợc một đội ngũ binh sỹ dũng cảm, thiện chiến và rất giàu kinh nghiệm trận mạc... Đó có lẽ cũng là một trong những lý do quan trọng giúp cho chính quyền Kamakura có đủ tự tin đón nhận cuộc chiến với kẻ thù hùng mạnh hơn mình rất nhiều lần.

Một phần của tài liệu Nhật Bản hai lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Trang 25 - 28)

w