Môi trờng kiểm soát

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kiểm soát nội bộ nghiệp vụ thanh toán vốn tại Chi nhánh NHĐT&PT Cầu Giấy (Trang 35 - 41)

Nền kinh tế nớc ta đang trên đà phát triển mạnh, trong những năm gần đây, tỉ lệ GDP tăng đều giữa các năm từ 8-8,5%. Các quan hệ sản xuất, trao đổi, thơng mại phát triển mạnh với quy mô ngày càng lớn. Chính từ đó, nhu cầu thanh toán qua ngân hàng ngày càng gia tăng. Ngay cả trong ngân hàng, nhu cầu thanh toán vốn cũng tăng mạnh. Nghiệp vụ thanh toán vốn phát sinh nhiều cùng với mức độ phức tạp của nó đặt ra yêu cầu đối với các ngân hàng phải thiết kế KSNB hợp lý, chặt chẽ để đảm bảo cho nghiệp vụ diễn ra nhanh chóng, chính xác và an toàn cho khách hàng và ngân hàng.

Do tính chất phức tạp đó, nghiệp vụ thanh toán vốn chịu sự điều chỉnh, kiểm soát của nhiều cơ quan chức năng của Nhà nớc: Chính phủ, Bộ Tài chính, đặc biệt là NHNN và NHĐT&PT Việt Nam. Một hệ thống văn bản liên quan đợc ban hành để tổ chức và thực hiện nghiệp vụ thanh toán vốn tại các ngân hàng: Các văn bản quy định điều kiện để tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đợc tham gia vào các phơng thức thanh toán; văn bản về quy chế, quy trình nghiệp vụ; văn bản về sử dụng chứng từ điện tử, chữ ký điện tử trong thanh toán vốn; văn bản về kiểm tra, kiểm toán nội bộ đối với nghiệp vụ này. Đó là các quyết định nh: Quyết định 353/1997/QĐ-NHNN về quy chế chuyển tiền điện tử, Quyết định 309/2002/QĐ-NHNN về Quy chế thanh toán điện tử liên ngân hàng, quyết định 543/2002/QĐ-NHNN về xây dựng, cấp phát, quản lý và sử dụng chữ ký điện tử trong TTNĐTLNH, quy trình chuyển tiền theo quyết định số 6953/QĐ-HĐH ngày 1/12/2004 của Tổng Giám đốc NHĐT&PT Việt Nam, quyết định 3329/2004/QĐ-HĐH của NHĐT&PT về quy trình luân chuyển, kiểm soát và lu trữ chứng từ hạch toán kế toán, và các quy định khác về hệ thống tài khoản sử dụng trong dự án Hiện đại hoá, văn bản vê nội dung kiểm tra nội bộ đối với nghiệp vụ thanh toán vốn…

Tại Chi nhánh Cầu Giấy, Ban Giám đốc đã trực tiếp tham gia phổ biến các văn bản cho phòng nghiệp vụ, xây dựng và tổ chức các điều kiện về cơ sở hạ tầng tin học, nhân sự và quy trình thanh toán, chuyển tiền.

Về chữ ký điện tử (mã khoá bảo mật) trong TTLNH, đây là một yếu tố của chứng từ điện tử, đợc mã hoá và luôn gắn liền với các dữ liệu của chứng từ điện tử nhằm xác định tính đúng đắn, chuẩn xác của các yếu tố trên chứng từ điện tử khi thực hiện truyền, nhận qua mạng máy tính giữa các Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Chữ ký điện tử trên chứng từ điện tử có giá trị nh chữ ký tay trên chứng từ giấy. Giám đốc chi nhánh trực tiếp uỷ quyền quản lý và sử dụng chữ ký điện tử cho trởng phòng và phó phòng (KSV) của Phòng khách hàng Doanh nghiệp. Hai cán bộ này có trách nhiệm bảo mật chữ ký điện tử của mình, không tiết lộ, bàn giao cho ngời khác sử dụng trong bất kỳ trờng hợp nào. Trong phòng, máy tính và các trang thiết bị để sử dụng chữ ký điện tử đợc bố trí, sắp xếp ở vị trí khuất để khi sử dụng thì ngời khác không thể quan sát đợc mật mã và thao tác sử dụng. Định kỳ, chữ ký điện tử đợc thay đổi để đảm bảo tính bảo mật. Mã khoá truy nhập chơng trình của GDV cũng phải đợc thờng xuyên thay đổi để tránh bị lộ, cứ khoảng 10 ngày sẽ thay đổi.

Môi trờng tin học và chơng trình ứng dụng

Tháng 10 năm 2003, Chi nhánh Cầu Giấy là một trong bảy đơn vị đợc chọn áp dụng chơng trình Hiện đại hoá trong dự án Hiện đại hoá NHĐT&PT Việt Nam. NHĐT&PT Việt Nam đã mời các công ty nh: Logical, Silverlake… t vấn hỗ trợ kỹ thuật cho dự án. Sau khi cân nhắc, so sánh những yêu cầu, quy chuẩn và tiện ích của những sản phẩm mà mỗi công ty đa ra với những quy định của NHNN Việt Nam, những chuẩn mực quốc tế cũng nh thực tế của NHĐT&PT, NHĐT&PT đã quyết định lựa chọn sản phẩm của công ty Silverlake áp dụng cho dự án.

SIBS (Silverlake Integrated Banking System) là hệ thống ngân hàng tích hợp Silverlake. Theo hệ thống này, các nghiệp vụ ngân hàng đợc xây dựng trên cơ sở

tham số hoá, tức là dựa vào các thuật toán mà các nhà nghiên cứu đa ra các tình huống khác nhau thay đổi linh hoạt cho phù hợp với những thay đổi của môi tr- ờng kinh doanh. Đây cũng là hệ thống mở nên dễ dàng nâng cấp cho phù hợp với sự phát triển của nghiệp vụ sau này.

Chơng trình SIBS phân chia hệ thống sản phẩm dịch vụ của ngân hàng thành các phần xử lý theo từng loại nghiệp vụ gọi là các phân hệ nghiệp vụ. Có các phân hệ nghiệp vụ nh sau:

- GL (General Ledger): Phân hệ kế toán tổng hợp

- Phân hệ tiền gửi gồm hai phần: CD (Certificate of Deposit) – Tiền gửi có kì hạn và DD (Demand Deposit) – Tiền gửi không kì hạn. - LN (Loan): Phân hệ tín dụng

- TF (Trade Finance): Phân hệ tài trợ thơng mại - TS (Treasury): Phân hệ kinh doanh tiền tệ - RM (Remittance): Phân hệ chuyển tiền

- TM (Teller Maintenance): Các giao dịch của giao dịch viên thuộc BDS. BDS (Branch Delivery System) là hệ thống chuyển giao phân phối sản phẩm của chi nhánh. Chi nhánh đợc cài đặt chơng trình này để cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Khi một giao dịch đợc thực hiện trong SIBS, giao dịch đó sẽ đợc hạch toán đồng thời và ngay lập tức vào máy tính chủ tại chi nhánh (local) và máy chủ tại Trung ơng (Host). Chính vì vậy, tại Trung ơng có thể cập nhật và quản lý toàn bộ dữ liệu hoạt động của toàn hệ thống.

Nghiệp vụ thanh toán vốn nằm trong phân hệ chuyển tiền của chơng trình. Trong phân hệ này, hệ thống SIBS tự động sinh ra số giao dịch duy nhất (số chuyển tiền) cho mỗi giao dịch thanh toán vốn, thể hiện số giao dịch trong một ngày cho một loại sản phẩm chuyển tiền của một chi nhánh. Cấu trúc bao gồm: BBB.P.YYMMDD.RRRRR

Trong đó: BBB: Mã chi nhánh

YYMMDD: Năm, tháng ngày

P: Loại sản phẩm chuyển tiền, là một tham số trong hệ thống tham số của phân hệ chuyển tiền.

RRRRR: Số chạy

Công tác tin học hoá và áp dụng công nghệ ngân hàng hiện đại cũng đợc quan tâm đầu t từ phía NHĐT&PT Trung ơng và tại Chi nhánh. Năm 1995, chi nhánh mới chỉ có 2 máy vi tính, đến năm 2003 là 30 máy, nhng đến năm 2005, chi nhánh đã đầu t nâng cấp hệ thống máy vi tính, nâng tổng số máy lên hơn 80 máy. Đồng thời chú trọng công tác đào tạo, bồi dỡng trình độ tin học của cán bộ nhân viên. Đặc biệt là các nhân viên phụ trách về mảng tin học. Hiện tại, Tổ điện toán là đơn vị phụ trách công nghệ thông tin của toàn chi nhánh, bao gồm 4 chuyên gia về tin học và ứng dụng tin học trong hoạt động ngân hàng. Hiệu quả hoạt động của Chi nhánh cũng vì thế đợc nâng cao. Riêng đối với nghiệp vụ thanh toán vốn, với đặc điểm dựa trên nền tảng công nghệ cao, tốc độ xử lý và tính chính xác của nghiệp vụ phụ thuộc nhiều vào mức độ tin học hoá, chất lợng thanh toán đợc nâng lên rõ rệt.

Đặc thù quản lý

NHĐT&PT Việt Nam nói chung cũng nh chi nhánh Cầu Giấy nói riêng có quan điểm trong quản lý hoạt động kinh doanh rất rõ ràng và chặt chẽ. Trong đó sự tăng trởng hoạt động kinh doanh luôn gắn liền với đảm bảo an toàn, bền vững. Đó là quan điểm đúng đắn để duy trì sự phát triển của ngân hàng. Quản lý thực hiện theo nguyên tắc tập trung, tuy vậy có sự phân nhiệm, uỷ quyền rất rõ ràng trong công tác. Từng bộ phận, phòng ban nghiệp vụ, từng cá nhân đợc giao nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm rất rõ ràng và đợc thể hiện bằng văn bản. Đây là một biểu hiện tích cực để KSNB có thể phát huy hiệu quả hoạt động. Cơ cấu tổ chức và chính sách nhân sự

Nghiệp vụ thanh toán vốn đợc tập trung xử lý tại phòng Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh. Đầu ngày GDV sẽ nhận tiếp quỹ từ bộ phận kho quỹ của Chi nhánh, tuỳ theo hạn mức giao dịch của GDV. Sau đó, GDV tiếp nhận và xử lý các yêu cầu về chuyển tiền từ khách hàng, thông qua các công cụ nh: Uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc du lịch, séc bảo chi… GDV là các nhân viên thực hiện các giao dịch chi tiết, nhập số liệu vào máy và hoàn tất các giao dịch theo quy định. GDV đợc chia thành:

- GDV khách hàng: thực hiện các giao dịch ngoài quầy (Front End) trực tiếp với khách hàng tại màn hình BDS: thu chi tiền mặt, chuyển tiền đi…

- GDV nội bộ: GDV trong quầy (Back End) xử lý các giao dịch chuyển tiền đến từ TTBT, T5, SWIFT…

Các giao dịch đợc hoàn tất sau khi có sự phê duyệt của KSV. KSV là ngời đợc giao nhiệm vụ kiểm soát và có thẩm quyền duyệt các giao dịch do các GDV thực hiện trong hạn mức đợc Giám đốc chi nhánh cho phép. KSV có thể là trởng hoặc phó phòng hoặc cán bộ có đủ năng lực đợc phân công làm nhiệm vụ này. Phòng Dịch vụ khách hàng Doanh nghiệp hoạt động nhằm đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp: thu chi tiền mặt, chi trả lơng, thanh toán, chuyển tiền…

Tổng số nhân viên trong phòng là 7, trong đó có 2 KSV, 4 GDVvà 1 nhân viên làm nhiệm vụ đi thanh toán bù trừ. Cơ cấu trên tơng đối phù hợp với mức độ công việc phát sinh. Các KSV là các nhân viên có kinh nghiệm công tác lâu năm, đợc Giám đốc chi nhánh uỷ quyền kiểm soát, phê duyệt giao dịch bằng văn bản cụ thể. Họ có nhiệm vụ kiểm soát, phê duyệt các giao dịch vợt quá hạn mức giao dịch của GDV. Các GDV đều có trình độ đại học trở lên, nắm vững quy trình nghiệp vụ với phẩm chất đạo đức trung thực và đáng tin cậy. Trong quy trình chuyển tiền theo quyết định số 6953/QĐ-KT2 ngày 1/12/2004 do Tổng Giám đốc NHĐT&PT Việt Nam ban hành quy định rất cụ thể nhiệm vụ,

quyền hạn của GDV, KSV. Các nhân viên đều có tên và mật khẩu riêng để truy nhập vào chơng trình.

Trình độ của các nhân viên và sự sắp xếp, bố trí công việc nh trên về cơ bản có thể đáp ứng đợc yêu cầu công việc. Sự sắp xếp đó đảm bảo thực hiện đợc nguyên tắc “4 mắt” trong kiểm soát. Một giao dịch phát sinh đợc kiểm tra qua GDV, sau đó phải đợc sự phê duyệt của KSV mới hoàn thành. Việc thiết kế mô hình giao dịch nh vậy giúp giảm thiểu sai sót, rủi ro trong nghiệp vụ thanh toán vốn.

Bên cạnh đó, qua quan sát có thể thấy việc bố trí không gian làm việc trong phòng rất hợp lý. Một dãy bàn dài gồm năm quầy để GDV tiếp xúc với khách hàng. Phía trong là bàn của 2 KSV và một bàn của GDV đi TTBT. Mỗi quầy giao dịch đợc trang bị một máy vi tính, giữa hai quầy có một máy in lazer, máy đếm tiền, máy soi tiền. Điều này rất thuận lợi để tiến hành công việc.

Sau khi hoàn tất giao dịch tại phòng Dịch vụ khách hàng, cuối ngày tất cả các chứng từ liên quan đến các giao dịch trong ngày phải đợc tập hợp và chuyển đến phòng kế toán tổng hợp (GL) để kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ, tính chính xác của các giao dịch, kịp thời phát hiện các sai sót để kịp thời điều chỉnh (Hậu kiểm). Các cán bộ tại phòng kế toán hầu hết là có thâm niên công tác lâu năm, có kinh nghiệm và hiểu biết sâu sắc về nghiệp vụ. Chứng từ sau khi kiểm soát đúng mới đợc lu trữ, bảo quản tại chi nhánh.

Nh vậy, qua xem xét các yếu tố trên, có thể nhận thấy rằng, việc tổ chức KSNB nghiệp vụ thanh toán vốn tại NHĐT&PT chi nhánh Cầu Giấy về cơ bản đã tuân thủ các nguyên tắc tổ chức kiểm soát. Thứ nhất, việc thiết lập KSNB nh trên đảm bảo bao trùm đợc toàn bộ các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ thanh toán vốn, đồng thời không có sự chồng chéo. Thứ hai, Chi nhánh đã đảm bảo phân tách đợc ba chức năng: xử lý nghiệp vụ thanh toán vốn, ghi chép sổ sách và bảo quản tài sản, thông tin của đơn vị. Thứ ba, đảm bảo đợc sự độc lập tơng đối

giữa các bộ phận: phòng nghiệp vụ, hậu kiểm tạo điều kiện phát huy hiệu quả hoạt động của các bộ phận này.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kiểm soát nội bộ nghiệp vụ thanh toán vốn tại Chi nhánh NHĐT&PT Cầu Giấy (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w