IV. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ MARKETING-MIX CHO CÔNG TY NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG.
a) Định giá: Hiện nay giá bán ra của công ty được xác định theo công thức Giá bán = Giá mua vào + chi phí đơn vị + lợi nhuận đơn vị.
Giá bán = Giá mua vào + chi phí đơn vị + lợi nhuận đơn vị.
Với việc xác định một mức lợi nhuận nhỏ (0,8-1%) trên giá bán có thẻ nói công ty đã định cho mình một mức giá thấp nhằm gia tăng lượng bán, tăng doanh thu, phục vụ cho mục tiêu mở rộng thị trường . Thực tế, giá các mặt hàng của công ty hầu hết đều thấp hơn giá thị trường khoảng 1%.
Như vậy, với việc định giá thấp có thể công ty sẽ gặp phải những khó khăn khi nhu cầu thị trường giảm sút, sự cạnh tranh về giá của các công ty lớn hơn. Những biến động thị trường đầu vào của sản xuất, trong khâu thu mua cũng không cho phép công ty định mức giá thấp hơn so với giá chung của thị trường. Do đó để định giá hợp lý công ty cần phải xem xét những giai đoạn sau của quá trình định giá:
-Thứ nhất, xác định mục tiêu định giá. Công ty định giá nhằm mục tiêu gì.
-Thứ hai, phân tích các yếu tố trong công ty khi xác định các mục tiêu thị phần của công ty, phân tích và tính toán giá mua vào, các chi phí, phân tích các chính sách Marketing-mix và xác định bộ phận định giá.
- Thứ ba là phân tích yếu tố bên ngoài công ty như dự kiến tiềm năng thị trường, phân tích đọ co dãn của cầu, phân tích các môi trường pháp luật kinh tế và phân tích giá của các đối thủ cạnh tranh.
-Thứ tư là xác định mức giá chấp nhận và các mức giá dự kiến. -Thứ năm là xác định cơ cấu giá kinh doanh.
-Thứ bảy là quyết định và thông báo giá.
-Cuối cùng là thực thi và điều chỉnh cho phù hợp.
Khi định giá, Công ty cần xem xét những quan điểm sau về việc hình thành giá cả:
*Định giá theo chủng loại hàng hóa:Công ty kinh doanh rất nhiều mặt hàng thuộc nhiều chủng loại khác nhau do đó việc định giá riêng cho mỗi loại hàng hóa là rất quan trọng để công ty có thể đẩy mạnh việc tiêu thụ, thu lợi nhuận cao. Công ty có thể xác định cho mỗi loại hàng hóa có đặc tính khác nhau một mức giá riêng. Đặc biệt ở đây sản phẩm của công ty là hàng Dệt- may mà sản phẩm dệt may lại có giá trị cảm nhận tuỳ theo mỗi người và tâm lý chung của người tiêu dùng là “tiền nào vải ấy”. Do đó, Công ty có thể chọn mức giá cao cho sản phẩm có chất lượng cao hay có tính đọc đáo chứ không nhất thiết phải cứng nhắc theo nguyên tắc định giá cố định một mức lợi nhuận vào giá mua và chi phí.
*Định giá theo nguyên tắc địa lý.
Có hai phương pháp xác định là:
-Xác định giá FOB: khách hàng chịu chi phí vận chuyển từ nơi giao đến nơi nhận.
-Xác định giá thống nhất tính cả cước vận chuyển.
Nếu thị trường mục tiêu của công ty là những thị trường xa, ban đầu để mở rộng thị trường Công ty có thể tính giá theo phương pháp giá thống nhất là phương pháp mà các khách hàng ưa thích nhằm thu hút khách hàng.
*Định giá phân biệt.
Khi xâm nhập vào thị trường mới , Công ty có thể áp dụng chính sách giá phân biệt. Ví dụ như có thể định giá thấp hơn đối với sản phẩm may mặc bán cho các trường học, bệnh viện hay định giá thấp hơn cho đối tượng là học sinh-sinh viên. Đây sẽ là một biện pháp quan hệ quần chúng hữu hiệu của công ty.
*Định giá khuyến mãi. Định giá khuyến mãi là hình thức giảm giá hiện thời nhằm hỗ trợ cho hoạt động xúc tiến bán hàng. Công ty có thể định giá khuyến mãi theo một số hình thức như: định giá lỗ để lôi kéo khách hàng, định giá cho những đợt bán hàng đặc biệt, bán hàng theo phiếu mua hàng.
*Định giá chiết khấu: hiện nay lượng khách hàng là những cá nhân, tổ chức tiêu thụ hàng hóa của Công ty với số lượng lớn ngày càng tăng. Để kích thích việc mua hàng của những khách hàng loại này, Công ty nên sử dụng các hình thức chiết khấu như sau:
-Chiết khấu theo số lượng mua: đối với những khách hàng lớn và mua thường xuyên Công ty có thể áp dụng mức chiết khấu ưu đãi. Tại thời điểm hiện nay Công ty đã áp dụng mức chiết khấu 1%, song còn những khách hàng mua không thường xuyên nếu mua với số lượng lớn thì cũng nên áp dụng một mức chiết khấu thấp hơn để lôi kéo họ.
-Chiết khấu chức năng: là chiết khấu cho các thành viên trong kênh phân phối. Để mở rộng thị trường Công ty cần củng cố phát triển các kênh phân phối gián tiếp. Chiết khấu chức năng hợp lý và thoả đáng sẽ kích thích các đơn vị tham gia vào kênh phân phối của công ty.
-Chiết khấu thời vụ: Công ty có thể giảm giá cho khách hàng mua hàng trái vụ ví dụ như mua quần áo rét vaog mùa hè.
-Bớt giá: Công ty nên áp dụng hình thức này để giải phóng những mặt hàng chậm luân chuyển, hàng may mặc đã lỗi thời hoặc sản phẩm chất lượng kém. Đặc biệt là mặt hàng quần áo may sẵn hiện nay còn tồn đọng khá nhiều.
Tất cả những quy định về số lượng và các mức chiết khấu đều phải được thông bao rộng rãi tới tất cả các khách hàng.