- Cho đến năm 2010, công ty dự kiến đạt tốc độ tăng trưởng tối thiểu 7%/năm, tìm kiếm phương thức kinh doanh có hiệu quả hơn để có sự đột biến về tăng trưởng. Các hướng chính được phác thảo là:
+Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty gắn liền với chiến lược thị trường và chiến lược sản phẩm.
+Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối và chiến lược phân phối sản phẩm cho từng thị trường và từng thời kỳ cụ thể.
+Mở rộng thị trường xuất khẩu từ các nước Đông Âu sang các thị trường Tây Âu, Nhật Bản, Bắc Mỹ.
+Với thị trường nội địa: tìm các biện pháp tăng cường cạnh tranh, tiếp tục ổn định và giữ vững thị trường đã có; mở rộng thị trường các vùng sâu, vùng xa và khu vực nông thôn.
+Định vị hàng may công nghiệp với tư cách là mặt hàng tiêu dùng cuối cùng cho nhu cầu tiêu dùng cá nhân trên thị trường nội địa. Phối hợp với Tổng công ty Dệt-may Việt Nam và các viện mẫu thời trang sản xuất các mặt hàng may mặc và đi sâu khai thác thị trường này. Đến năm 2010, tỷ trọng hàng tiêu dùng và hàng tư liệu sản xuất là 50/ 50.
- Mục tiêu xuyên suốt của công ty từ khi thành lập là hỗ trợ cho Tổng công ty Dệt-may Việt Nam trong việc phát triển ngành công nghiệp Dệt-may , tạo mọi điều kiện để cho các doanh nghiệp trong ngành góp phần hoàn thiện đề tài quy hoạch chiến lược phát triển Dệt-may đến năm 2010.
Khi đưa ra những định hướng trên, Công ty Dịch vụ-thương mại số I đã dựa trên những điểm mạnh, điểm yếu cũng như năng lực kinh doanh của mình để các mục tiêu đề ra có tính khả thi. Những giải pháp Marketing sau
đây sẽ dựa trên giả định là tất cả các yếu tố nguồn lực kinh doanh đã được chuẩn bị sẵn sàng cho việc thực hiện các chiến lược trên: vốn, nhân sự, và các yếu tố liên quan.
II.CÁC GIẢI PHÁP ĐỊNH HƯỚNG THÔNG QUA PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT.
1. Giải pháp kết hợp SO: sử dụng sức mạnh để dành lấy cơ hội.
a) kết hợp chính sách giá bán thấp, chủng loại sản phẩm đa dạng, dịch vụ “chăm sóc khách hàng” tốt để mở rộng thị trường trong nước và nước ngoài. b)Kết hợp khả năng cung ứng nguồn nguyên vật liệu đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho các doanh nghiệp gặp các khó khăn về vốn và tiêu thụ để liên kết, đặt hàng có được sản phẩm chất lượng tốt, giá cạnh tranh để mở rộng thị trường.
c) Kết hợp uy tín của công ty và sự trung thành của một số thị trường để giữ vững thị trường hiện tại.
d) Kết hợp sự ủng hộ của Vinatex và sự đa dạng của sản phẩm với thị trường xuất khẩu rộng mở để đẩy mạnh xuất khẩu.
2.Giải pháp kết hợp ST: sử dụng sức mạnh để vượt qua đe dọa.
a) Kết hợp việc cung cấp nguyên vật liệu cho các nhà sản xuất để có giá thành thấp, chủng loại đa dạng và phương thức phục vụ tận tình để cạnh tranh trên thị trường.
b) Kết hợp sự ủng hộ của cấp trên, uy tín với bạn hàng, khả năng hợp tác kinh doanh với các nhà sản xuất để cùng vượt qua ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng.
3. Giải pháp kết hợp WO: Tận dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu.
a) Tận dụng sự trung thành của khách hàng trên một số thị trường hay sử dụng hình thức liên doanh để phát triển hệ thống kênh phân phối nhằm mở rộng thị trường, khuyếch trương sản phẩm và danh tiếng của công ty.
b) Tận dụng sự bỏ ngỏ, đứt đoạn của một số thị trường làm cơ hội để phát triển hệ thống Marketing, tăng cường khuyếch trương.
c) Tận dụng những kẽ hở của thị trường, sự mở rộng của thị trường quốc tế để phát triển sản phẩm may mặc.
4. Giải pháp kết hợp WT: hạn chế điểm yếu và tránh các đe doạ.
a) Lường trước phản ứng của các đối thủ cạnh tranh, có các biện pháp vể giá cả và sản phẩm để giữ vững thị trường.
b) Lựa chọn đối tượng phục vụ, chỉ phục vụ các đối tượng có hình thức thanh toán nhanh để tránh các rủi ro.
Các giải pháp trên đây chỉ là lý thuyết, các thông tin không đầy đủ, chỉ có giá trị tham khảo. Để có được một chiến lược hợp lý nhằm mở rộng thị trường chúng ta cần xem xét các giải pháp cụ thể sau.