Ta đã biết công ty Dịch vụ-Thương mại số1 là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc Tổng công ty Dệt-may Việt Nam. Vì vậy các quyết định đưa
ra phải phù hợp với lợi ích và mục tiêu chung của toàn ngành, phù hợp với ý chí, nguyện vọng của ban lãnh đạo Tổng công ty. Trực thuộc Tổng Công ty Dệt may Việt Nam còn có 44 công ty hạch toán độc lập và đơn vị hạch toán phụ thuộc khác. Theo phân cấp của Tổng công ty thì hoạt động của công ty dù ít hay nhiều đều phải có sự phối hợp với các đơn vị khác trong ngành. Điều này có thể ảnh hưởng tới hoạt động Marketing của công ty .
Các mối quan hệ trong bản thân công ty cũng có tác động đến các quyết định kinh doanh ở một mức độ nào đó: Các quyết định Marketing đưa ra phải phù hợp với lợi ích và ý chí của các thành viên trong ban lãnh đạo. Bộ phận phụ trách kinh doanh phải có sự phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong công ty để hoàn thành kế hoạch đề ra trong sự vận hành của toàn công ty .
6.Phân tích SWOT- các mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và nguy cơ của công ty.
Kinh doanh trong cơ chế thị trường đòi hỏi phải có sự nhạy bén vì thị trường luôn có những cơ hội kinh doanh mới mà doanh nghiệp thì không thể chỉ trông cậy vào các sản phẩm và thị trường hiện có của mình mãi được. Để tăng hiệu quả kinh doanh, công ty cần tìm kiếm các cơ may phù hợp với mục tiêu, nguồn lực, khả năng và sở trường của mình. Ma trận SWOT của công ty General Electric là một trong những cách phổ biến được các công ty áp dụng trong quá trình hoạch định chiến lược Marketing của mình.
SWOT được viết tắt từ 4 chữ cái đầu tiên của các từ Strengths (mặt mạnh) Weaknesses (mặt yếu), Opportunities (cơ hội), Threats (nguy cơ). Ta sẽ áp dụng mô hình này vào phân tích thực tiễn của Công ty Dịch vụ- Thương mại số1 tóm tắt từ các yếu tố năng lực kinh doanh và môi trường Marketing đã nêu trên.
Loại địa điểm của yếu tố
Thuận lợi Không thuận lợi
Bên trong
Các điểm mạnh:
1.Được sự ủng hộ của Vinatex, mối quan hệ rộng rãi với các công ty thành viên khác.
2.Đã thiết lập được chữ Tín với các bạn hàng và đối tác kinh doanh .
3.Chủng loại sản phẩm phong phú đa dạng và có chất lượng cao.
4.Có khả năng hợp tác với các cơ sở sản xuất gặp khó khăn về vốn lưu động và thị trường tiêu thụ.
4.Dịch vụ “chăm sóc” khách hàng tốt. 5.Chính sách giá thấp.
Các điểm yếu:
1.Năng lực Marketing còn hạn chế, các hoạt động Marketing chưa thường xuyên, rõ nét và chưa được tổ chức một cách có hệ thống
2.Sản phẩm và danh tiếng của công ty chưa được khuyếch trương hợp lý. 3.Chưa phát triển được mặt hàng may mặc.
4.Hệ thống kênh phân phối còn nhiều bất hợp lý; thiếu kho tàng, bến bãi; các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm không ổn định và chưa có sức thuyết phục… dẫn đễn việc tiêu thụ chưa đạt hiệu quả
Bên ngoài
Các cơ hội:
1.Các chiến lược phát triển “Tăng tốc” của Vinatex