Tác động của môi trường vi mô tới hoạt động marketing của công ty.

Một phần của tài liệu 200 Phát triển hoạt động marketing Xuất khẩu đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 34 - 37)

IV. Tác động của môi trường tới hoạt động marketing của công ty

1.Tác động của môi trường vi mô tới hoạt động marketing của công ty.

1.1 Các lực lượng bên trong công ty

Kết cấu tổ chức của công ty gồm có các bộ phận như: Tài chính – kế toán, quản trị sản xuất, quản trị nhân lực, marketing - kinh doanh, xuất nhập khẩu…

Quá trình soạn thảo kế hoạch marketing của phòng marketing – kinh doanh trước khi đưa ra cũng được bàn bạc thống nhất với từng đơn vị chức năng, mặc dù cùng chịu điều hành của hội đồng quản trị và ban giám đốc nhưng mục tiêu của từng bộ phận là khác nhau vì thế công ty thường xuyên tổ chức các cuộc họp thường niên để thống nhất phương hướng cũng như chiến lược sao cho đồng thuận. Khi phòng marketing – kinh doanh đưa ra các mục tiêu, phương hướng cũng được các phòng khác hỗ trợ. Cụ thể được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa phòng marketing – kinh doanh và các phòng ban khác. (như trong mục 6.5 Đặc điểm tổ chức kinh doanh) .

1.2 Các lực lượng bên ngoài công ty

1.2.1 Những tổ chức, cá nhân cung ứng các yếu tố sản xuất

Để tiến hành sản xuất ra hàng hóa hay dịch vụ cung cấp cho thị trường công ty đã nghiên cứu và cộng tác với một số doanh nghiệp khác để cung cấp các yếu tố đầu vào như: Các nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, phụ tùng, công nghệ…

Những biến động trên thị trường các yếu tố đầu vào luôn luôn tác động một cách trực tiếp với mức độ khác nhau tới quyết marketing. Cụ thể như quyết định về

giá thành sản phẩm, đầu năm Công ty đã đưa ra một chính sách về giá cho sản phẩm nhưng trong năm giá nguyên vật liệu, vật tư tăng dẫn đến quá trình sản xuất, lắp ráp các chi tiết tăng dẫn đến phải tăng giá thành sản phẩm.

1.2.2 Những tổ chức dịch vụ môi giới marketing

Công ty không chú trọng tới phát triển thị trường thông qua các tổ chức như các doanh nghiệp thương mại, cửa hàng, đại lý vì sản phẩm có giá trị lớn, khi bán hàng qua các kênh này sẽ gây ra một vấn đề bất cập là giá thành thực của sản phẩm tăng cao hơn hẳn so với giá thực tế dẫn đến ảnh hưởng đến thương hiệu, hình ảnh, uy tín của công ty.

Công ty đều có mối quan hệ mật thiết với các tổ chức tài chính – tín dụng như hệ thống các ngân hàng, tổ chức tín dụng, các công ty bảo hiểm luôn luôn mở rộng, liên kết với các ngân hàng, tài chính tín dụng để cơ thể giao dịch, duy trì các hoạt động kinh doanh.

1.2.3 Đối thủ cạnh tranh

Khi tham gia vào kinh doanh, đôi khi dù chỉ là một đoạn thị trường duy nhất, công ty có thể gặp các đối thủ cạnh tranh. Vì quy mô thị trường là có hạn, từng đối thủ cạnh tranh luôn luôn tìm mọi cách đưa ra những độc chiêu để giành khách hàng. Do tính hấp dẫn của mỗi đối thủ cạnh tranh khác nhau nên khách hàng có thách thức khác nhau trong việc lựa chọn các sản phẩm cạnh tranh. Đối với thị trường viễn thông, ngân hàng, kho bạc… nhu cầu về sản phẩm máy phát điện là rất thường xuyên, mặt khác nhà cung ứng sản phẩm là rất nhiều, khả năng tiếp cận lại dễ dàng vì thế Công ty phải có những chính sách về sản phẩm, giá, con người rõ ràng, riêng biệt.

Trước hết, cần phân biệt các lực lượng cạnh tranh và các đối thủ cạnh tranh. Lực lương cạnh tranh bao gồm tất cả các lực lượng, các yếu tố có thể gây một áp lực nào đó với công ty. Đối thủ cạnh tranh là một trong các lực lượng cạnh tranh.

- Cạnh tranh mong muốn: Đối với các dự án mà hàng hóa yêu cầu của nhà đầu tư là hàng hóa trong nước và có nguồn gốc xuất xứ từ các nước G7 thì đối thủ cạnh tranh mong muốn của công ty là các Công ty chuyên cung cấp các sản phẩm nhập khẩu, sản phẩm trung quốc và sản phẩm được lắp ráp trong nước nhưng không xuất xứ từ các nước G7 ví dụ: Công ty TNHH Ban Mai, King power …

- Cạnh tranh không mong muốn: Đối với các dự án mà hàng hóa yêu cầu của chủ đầu tư chỉ đơn thuần đáp ứng về các tiêu chí như: Năng lực tài chính, năng lực kinh nghiệm, thông số kỹ thuật, lúc này đối thủ cạnh tranh của công ty là rất nhiều để có thể trúng thầu thì ngoài đáp ứng được các tiêu chí công ty còn phải lựa chọn

vượt qua giá kế hoạch của chủ đầu tư.

- Đối thủ cạnh tranh là các kiểu hàng hóa khác nhau cùng một nghành hàng (Loại hàng). Chẳng hạn, cạnh tranh giữa các loại máy phát điện có công suất khác nhau, cạnh tranh giữa các động cơ có công suất khác nhau…

Như vậy, các nhà quản trị marketing ở một doanh nghiệp cụ thể khi đưa ra các quyết định marketing đối với hàng hóa dịch vụ của mình thì trước hết, phải nhận diện đầy đủ các loại cạnh tranh trên, đồng thời phải phân tích kỹ lưỡng những thay đổi trong quyết định mua hàng của khách hàng liên quan đến sự thay đổi trong các quyết định marketing của từng loại đối thủ cạnh tranh.

Số lượng các công ty tham gia vào thị trường cung cấp máy phát điện ngày càng tăng cùng với sự gia tăng về quy mô của thị trường. Điều này cũng đồng nghĩa với việc công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Dưới đây có thể kể ra một số đối thủ cạnh tranh hiện đang có mặt trên thị trường Việt Nam

Trong số các đối thủ trên, có công ty thương mại Sài Gòn Ban Mai và công ty TNHH Hữu Toàn được coi là có tiềm lực cạnh tranh mạnh. Họ thuộc vào những đối thủ dẫn đầu thị trường, với mục tiêu là cung cấp cho khách hàng những sản phẩm với mức giá thấp nhất nên cạnh tranh của họ chủ yếu tập trung vào giá, tuy nhiên khả năng đáp ứng dịch vụ của họ cho khách hàng là thấp và đây là điểm yếu chính của họ. Để đối phó với họ, công ty Cát Lâm một mặt cần phải cố gắng hạn chế được những khoản chi phí không cần thiết để có thể đưa ra được một mức giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh, mặt khác tập trung đánh vào điểm yếu của đối thủ bằng cách tăng hoạt động dịch vụ sau bán, quan tâm hơn nữa đến lợi ích cho khách hàng.

1.2.4 Công chúng trực tiếp

Công chúng trực tiếp chính là những khách hàng đã từng mua sản phẩm của công ty. Như các khách hàng trong cùng một hệ thống như ngân hàng nông nghiệp, mọi năm thì trực tiếp chi nhánh của Tỉnh trực tiếp mua thì năm này có một số thay đổi nhỏ là chi nhánh nào trang bị thì tự quyết định chọn nhà cung cấp và tự mua sắm. Lúc này các chi nhánh này cần có sự tham khảo từ các khách hàng trước, tìm hiểu về nhà cung cấp, dịch vụ của họ ra sao cũng như chất lượng về sản phẩm, giá thành, chính sách về chiết khấu… như thế nào. Nếu sự phản hồi của những khách hàng trong hệ thống về nhà cung cấp tốt thì khả năng cung cấp sản phẩm cho khách hàng mới này là tương đối cao.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường là sự ra tăng lượng khách hàng cho toàn bộ nền kinh tế nói chung, thị trường máy phát điện nói riêng. Trước kia khách hàng khi tham gia vào hoạt động mua sắm họ thường ít có các đòi hỏi, nếu có chăng cũng chỉ là những đòi hỏi có liên quan đến chất lượng sản phẩm và giá cả mua bán. Giờ đây họ không chỉ mua sản phẩm mà họ còn mua cả những dịch vụ kèm theo. Điều này có ảnh hưởng lớn đến khả năng trúng thầu của công ty khi tham gia vào hoạt động đấu thầu. Như vậy công ty cũng cần phải chú ý hơn đến những loại dịch vụ này.

Hiện tại, danh sách khách hàng của công ty bao gồm:

* Hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam * Hệ thống kho bạc nhà nước Việt Nam

* Hệ thống ngân hàng công thương Việt Nam * Hệ thống ngân hàng phát triển và đầu tư * Hệ thống ngân hàng ngoại thương

* Hệ thống bưu điện, viễn thông trêntoàn quốc * Bộ quốc phòng

* Bộ công an * VMS

* Bộ xây dựng * Các đơn vị khác

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu 200 Phát triển hoạt động marketing Xuất khẩu đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 34 - 37)