Đánh giá quá trình tham gia đấu thầu của công ty TNHH Cát Lâm 1 Những thuận lợ

Một phần của tài liệu 200 Phát triển hoạt động marketing Xuất khẩu đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 31 - 33)

1. Những thuận lợi

- Công ty là một doanh nghiệp hạch toán độc lập (có bộ phận kế toán và hệ thống sổ sách kế toán riêng), có đủ tư cách và điều kiện tham gia đấu thầu mà không chịu sự chỉ đạo của cơ quan cấp trên nào. Điều này tạo ra sự tự do cho việc thiết lập quan hệ làm ăn với các bạn hàng, tạo ra tính tự chủ năng động của công ty. Khi tham gia đấu thầu công ty có thể tự do điều chỉnh hành vi của mình để đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu của bên mời thầu.

thuật của công ty ngoài được đào tạo tại các trường đại học, hàng năm công ty còn cử sang tận nơi sản xuất để trực tiếp quan sát, học tập nâng cao kiến thức chuyên môn. Điều này một mặt tạo ra lợi thế cho công ty khi tham gia đấu thầu, mặt khác cũng tạo ra sự dễ dàng cho công ty khi thực hiện dự án sau khi trúng thầu.

- Là đại lý duy nhất của hãng Bruno-Italia tại Việt Nam

- Là đại lý duy nhất cung cấp máy công suất nhỏ của hãng Mitsubishi – Nhật Bản.

- Đội ngũ cán bộ của công ty đảm nhận công tác đấu thầu có kiến thức vững vàng, có thể nhanh chóng nắm bắt được những thông tin từ phía người mời thầu, nhanh chóng lập hồ sơ dự thầu và đưa ra được những quyết định đáp ứng được các yêu cầu của hội đồng xét thầu.

- Có quan hệ tốt với nhiều khách hàng như hệ thống ngân hàng No&PTNT, Đầu Tư, Công Thương, Ngoại Thương, hệ thống Bưu điện, Viễn Thông các tỉnh, hệ thống Kho bạc, Hải Quan, hệ thống ngân hàng chính sách, Một số chủ đầu tư khác….

Bên cạnh những thuận lợi này, công ty cũng gặp không ít những khó khăn, gây cản trở cho hoạt động đấu thầu.

2. Những khó khăn

- Nền kinh tế thị trường tự do làm xuất hiện rất nhiều đối thủ cạnh tranh, một số trong đó có tiềm lực về tài chính mạnh, trang thiết bị và vật tư máy móc hiện đại.

- Khả năng thu thập thông tin (tính cập nhật) có liên quan đến các dự án đấu thầu còn hạn chế. Thông tin về các dự án thầu lắp đặt máy phát điện chủ yếu bắt nguồn từ các tờ báo nhân dân.

- Quy mô vốn còn eo hẹp, số lượng tiền mặt có tại công ty hạn chế, nhiều dự án có quy mô giá trị lớn đòi hỏi các nhà thầu phải có một khoản bảo lãnh tương xứng đã gây khó khăn cho hoạt động đấu thầu.

- Đối với một số dự án thầu địa phương, mặc dù tổ chức thầu theo hình thức công khai nhưng bên mời thầu luôn có một số ưu tiên cho các nhà thầu địa phương – nơi dự án được thực hiện. Có thể là do chính sách của địa phương, có thể do mối quan hệ giữa họ, có thể do tính thuận tiện về vị trí địa lý, thuận lợi cho những phát sinh sau này.

- Chủ quan:

+ Việc lập giá dự thầu còn chưa sát thực tế, vấn đề lựa chọn mức giá dự thầu còn chưa linh hoạt làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty.

+ Đội ngũ cán bộ công nhân tuy có trình độ chuyên môn cao nhưng thiếu kiến thức về thực tế, số lượng còn mỏng, đôi khi không có đủ lực lượng để đảm nhận các công việc về bảo trì, bảo dưỡng. Việc chuyển sang hoạt động với cơ chế mới, yêu cầu về một đội ngũ nhân viên tốt là rất quan trọng.

+ Khả năng tài chính chưa đủ mạnh so với một số đối thủ, đôi khi có một số dự án mà có tiến độ thanh toán chậm sẽ làm ảnh hưởng đến tiến độ của các dự án tiếp theo sau.

+ Hoạt động xuất nhập khẩu của công ty đôi lúc bị ngừng trệ, mà lý do có thể là do từ phía nhà sản xuất hoặc do phương tiện vận chuyển. Làm chậm tiến độ thực hiện hợp đồng, gây mất lòng tin cho nhà đầu tư.

+ Hoạt động Marketing chưa được quan tâm đúng mức, chưa thống nhất quan điểm kinh doanh theo định hướng Marketing, chưa có

phòng Marketing, các hoạt động xúc tiến hầu như vẫn chưa có… - Khách quan:

+ Sự chuyển đổi nền kinh tế nước ta từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường chậm hơn rất nhiều nước, do đó hình thức đấu thầu còn rất mới mẻ và chưa được hiểu một cách thấu đáo, đôi khi còn tiến hành theo cảm giác. Trong khi các quy định của nhà nước về đấu thầu còn lỏng lẻo chưa thực sự đầy đủ, chậm đổi mới để theo kịp với những thay đổi của thị trường. Các doanh nghiêp vừa phải tìm hiểu, vừa thực hiện nên sức cạnh tranh chưa cao.

+ Nền kinh tế khu vực và thế giới trong thời gian vừa qua có nhiều thay đổi cả theo hướng tích cực và tiêu cực làm ảnh hưởng đến các dự án đầu tư cả trong nước và ngoài nước. Ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của công ty.

+ Chính sách của nhà nước và của các bộ ngành có liên quan chưa thực sự đồng bộ.

+ Cơ chế đấu thầu chưa thống nhất giữa các đơn vị.

Một phần của tài liệu 200 Phát triển hoạt động marketing Xuất khẩu đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w