Quản lý phối hợp tạo ra sự thống nhất xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, hạn chế được những tác động tiêu cực trực tiếp tới quá trình

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA LÃNH ĐẠO TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ VIỆC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC Ở THÀNH PHỐ THÁI BÌNH HIỆN NAY (Trang 40 - 43)

- Các lực lượng xã hội bao gồm: Các cơ quan nội chính, các tổ chức

1.4.1. Quản lý phối hợp tạo ra sự thống nhất xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, hạn chế được những tác động tiêu cực trực tiếp tới quá trình

lành mạnh, hạn chế được những tác động tiêu cực trực tiếp tới quá trình hình thành nhân cách học sinh.

Trong điều kiện hiện nay, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang là xu thế chung của thế giới. Tiến trình hội nhập và sự tham gia chính thức của Việt Nam vào WTO đã mang lại những cơ hội và những thách thức đòi hỏi nhà trường phải vượt qua, cần phải có những chiến lược phù hợp để thích nghi với môi trường mới, đáp ứng những yêu cầu về sản phẩm giáo dục cho xã hội.

Việc tìm kiếm giải pháp thống nhất nhà trường, gia đình và xã hội chính là tạo ra sức mạnh tổng hợp và đồng bộ trong toàn xã hội đáp ứng được yêu cầu của xã hội và hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường, từ đó xây dựng một môi trường sư phạm lành mạnh tạo ra những tác động tích cực cho quá trình giáo dục học sinh, là điều kiện tiến quyết cho sự phát triển thành công.

Việc trang bị kiếm thức cơ bản, định hướng cho học sinh THPT về nghề nghiệp các chuẩn mực giá trị đạo đức hạn chế những ảnh hưởng không lành mạnh là rất cần thiết. Yêu cầu đó không chỉ là trách nhiệm của nhà trường mà cần phải có sự phối hợp và quản lý phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng giáo dục xã hội.

Việc phối hợp các lực lượng giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội tạo ra sự giàng buộc lẫn nhau, tạo động lực cho sự phát triển đúng định hướng, hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực của xã hội, tạo ra môi trường sư phạm lành mạnh là rất cần thiết, để đạt được yêu cầu đó đòi hỏi phải có sự quản lý phối hợp để điểu chỉnh các mối quan hệ phù hợp nhằm đạt được kết quả cao trong quá trình giáo dục và nhà trường phải giữ vai trò chủ đạo.

Xây dựng mối quan hệ giữa các lực lượng giáo dục tạo ra môi trường sư phạm lành mạnh tức là xây dựng môi trường của hệ thống các mối quan hệ giáo dục một cách có ý thức giữa lực lượng làm giáo dục và người được hưởng giáo dục. Môi trường này cần phải được cả cộng đồng chăm lo để trở thành những phương tiện và điều kiện thuận lợi cho việc GD-ĐT. Đó là một phần của giáo dục xã hội tạo nên nhân cách con người. Bên cạnh việc tác động giáo dục của nhà trường là điều kiện khách quan bên ngoài có tác động đến học sinh như điều kiện KT - XH, bầu không khí và môi trường sống của gia đình, làng xã, môi trường sinh hoạt và cách sống hàng ngày của trẻ như cha mẹ, gia đình, nhà trường, bè bạn, hàng xóm…

Vấn đề đặt ra yêu cầu là quản lý quá trình phối hợp phải tạo ra cho được môi trường giáo dục lành mạnh, mang tính giáo dục tích cực, thống nhất tác động đối với học sinh.

Để thực hiện được yêu cầu trên đòi hỏi phải kết hợp các lượng lực xã hội của địa phương tạo ảnh hưởng tích cực của môi trường trong công tác giáo dục. Hiện nay trong nền kinh tế thị trường, hợp tác kinh tế và mở rộng giao lưu văn hoá các nước có nhiều thuận lợi. Song không ít ảnh hưởng tạo ra môi trường không tốt, nhiều vấn đề tiêu cực của xã hội đáng lo ngại đang xâm nhập vào trường học, đòi hỏi các nhà trường và các lực lượng xã hội có biện pháp ngăn chặn.

Cần phải tạo ra môi trường hoạt động và giao lưu mang tính giáo dục thống nhất cho thế hệ trẻ thông qua các nội dung hoạt động của các đoàn thể chính trị xã hội, thông qua các phong trào như xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, hoạt động các ban phòng chống tệ nạn xã hội, nội dung tuyên truyền, vận động định hướng tư tưởng, giáo dục của các cơ quan và phương tiện thông tin đại chúng …

Một trong những yêu cầu để tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh là dân chủ hoá, điều đó thể hiện ở chủ trương giáo dục cho mọi người. Mọi người dân có quyền bình đẳng về giáo dục. Dân chủ hoá giáo dục gắn liền với công bằng giáo dục. Dân chủ hoá GD THPT đòi hỏi mọi học sinh đều được hưởng quyền chăm sóc giáo dục, đảm bảo mục tiêu trẻ đến trường lớp ở các loại hình công lập, ngoài công lập và ở gia đình đều được chăm sóc giáo dục như nhau. Dân chủ hoá giáo dục là nội dung cơ bản của sự nghiệp đổi mới giáo dục, và là con đường biến hệ thống giáo dục và trường học từ một thiết chế hành chính, thành một thiết chế giáo dục hoàn toàn là của dân, do dân và vì dân.

Như vậy, nội dung và biện pháp nâng cao vai trò phối hợp quản lý tạo ra môi trường giáo dục thực sự dân chủ và lành mạnh là giải pháp cấp thiết hiện nay trong quá trình phối hợp quản lý giáo dục.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA LÃNH ĐẠO TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ VIỆC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC Ở THÀNH PHỐ THÁI BÌNH HIỆN NAY (Trang 40 - 43)