KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Một số kết luận

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA LÃNH ĐẠO TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ VIỆC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC Ở THÀNH PHỐ THÁI BÌNH HIỆN NAY (Trang 111 - 112)

- Số ý kiến cho rằng không khả thi và lưỡng lự:

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Một số kết luận

1. Một số kết luận

1.1. Quản lý phối hợp giữa nhà trường với gia đình và và xã hội nhằm giáo dục cho học sinh THPT đỏi hỏi sự thống nhất về mục đích, yêu cầu, nội dung và phương pháp giáo dục nhằm phát huy những mặt mạnh, hạn chế những mặt yếu của từng lực lượng tạo ra sức mạnh tổng hợp. Đó là một nguyên tắc cơ bản của quá trình giáo dục hoàn thiện nhân cách học sinh.

1.2. Trong quá trình giáo dục hoàn thiện nhân cách học sinh, muốn đạt hiệu quả thì phải thường xuyên đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục. Phải tạo ra sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và thống nhất giữa các lực lượng giáo dục nhà trường - gia đình - xã hội tạo thành mạng lưới giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi, chỉ có như vậy công tác giáo dục mới đạt kết quả mong muốn đáp ứng đòi hỏi cấp thiết của việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.

1.3. Kết quả khảo sát giáo viên, phụ huynh học sinh, cán bộ quản lý xã hội ở thành phố Thái Bình và các trường THPT trong tỉnh Thái Bình cho thấy hiệu quả của việc tổ chức phối hợp và quản lý phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm giáo dục cho học sinh THPT mặc dù đã mang lại những ý nghĩa thiết thực, song cũng bộc lộ một vài hạn chế chưa được như mong muốn. Điều đó có nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân về các giải pháp và biện pháp tổ chức phối hợp.

1.4. Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận về thực trạng tổ chức phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội nhằm giáo dục ở thành phố Thái Bình đề tài đưa ra 6 biện pháp chính: Đã xuất phát từ lý luận của khoa học giáo dục, quản lý giáo dục vv… và thực trạng đã được khảo sát đối với các trường THPT của thành phố Thái Bình và có tiếp thu kinh nghiệm của một số trường trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

Việc quản lý phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau thông qua các con đường khác nhau. Nhà trường chủ động phổ biến những tri thức khoa học giáo dục cho phụ huynh học sinh, cho cán bộ nhân dân ở địa phương hướng vào việc phối hợp kế hoạch chăm sóc, giáo dục cho các em sống tại cộng đồng, cùng nhau tìm hiểu nguyên nhân, tìm giải pháp và biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh. Hoạt động quản lý phối hợp đòi hỏi phải có quan điểm tổng hợp đồng bộ. khi sử dụng biện pháp, phải khéo léo lựa chọn phối hợp giữa các biện pháp.

Lựa chọn các biện pháp đó cần dựa vào mục đích nội dung từng hoạt động tổ chức phối hợp, dựa vào đặc điểm nhân cách của các bậc phụ huynh học sinh, từng cá nhân trong cộng đồng, dựa vào trình độ phát triển kinh tế xã hội, phong tục tập quán của từng địa phương, của cộng đồng dân cư dựa vào điều kiện vật chất của nhà trường và khả năng sử dụng biện pháp của người quản lý

1.5. Đề tài nghiên cứu có tính khả thi: Các biện pháp có thể được sử dụng vào thực tiễn nhằm quản lý phối hợp các lực lượng giáo dục một cách phù hợp bởi chúng chủ yếu huy động nội lực của các cán bộ quản lý, huy động tiềm năng của các phương pháp quản lý, phương tiện quản lý...

Hơn nữa với chất lượng của cán bộ quản lý không ngừng được nâng cao, mỗi cấp quản lý giáo dục đều có thể vận dụng những kết quả nghiên cứu của đề tài này vào thực tiễn của trường trong thành phố, tỉnh...

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA LÃNH ĐẠO TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ VIỆC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC Ở THÀNH PHỐ THÁI BÌNH HIỆN NAY (Trang 111 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w