Kế hoạch hóa việc quản lý hoạt động phối hợp nhằm thực hiện mục tiêu, nội dung, biện pháp hoạt động giáo dục.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA LÃNH ĐẠO TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ VIỆC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC Ở THÀNH PHỐ THÁI BÌNH HIỆN NAY (Trang 87 - 91)

- Chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể xã hội nơi mà các em học sinh đang sống và hoạt động có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng

3.2.2. Kế hoạch hóa việc quản lý hoạt động phối hợp nhằm thực hiện mục tiêu, nội dung, biện pháp hoạt động giáo dục.

tiêu, nội dung, biện pháp hoạt động giáo dục.

A-Định hướng chung

Đây là việc làm quan trọng nhất của quá trình quản lý, vì chỉ trên cơ sở phân tích thực trạng, những thuận lợi, khó khăn, căn cứ vào những tiềm năng khả năng sẵn có mà xác định rõ mục tiêu, nội dung hoạt động, các biện pháp cần thiết phù hợp với thực tiễn.

+ Mục đích: Xây dựng được một kế hoạch cùng thống nhất, cụ thể có tính khả thi cao về việc tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục ở ba môi trường giáo dục nhà trường - gia đình - xã hội.

Giáo dục thể hệ trẻ là trách nhiệm chung của toàn xã hội mà nhà trường đóng vai trò chủ đạo, nên việc xây dựng kế hoạch để phối hợp thống nhất các lực lượng giáo dục là thuộc về nhà trường. Tổ chức thực hiện kế hoạch chính là giai đoạn hiện thức hóa những ý tưởng đã được kế hoạch hóa để đưa công việc đạt mục tiêu đã đề ra. Muốn tổ chức được tốt phải cần có sự bố trí công việc một cách khoa học với những lực lượng, những con người theo công việc cụ thể một cách hợp lý để mọi người đều thấy hài lòng và hứng thú với nhiệm vụ được giao, tạo nên sự cộng đồng trách nhiệm của các lực lượng tham gia để hoàn thành có hiệu quả kế hoạch đạt ra.

Trên cơ sở kế hoạch chung, xác định rõ nội dung, các biện pháp, hình thức giáo dục mà các lực lượng cần tham gia. Phân định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của nhà trường, gia đình và xã hội và các bộ phận liên quan. Định rõ thời gian công việc phối hợp của từng lực lượng một cách hợp lý và đảm bảo khả năng thực hiện. Thống nhất về cách thức và trao đổi thông tin về cách kiểm tra, đánh giá.

Thực hiện tốt, có hiệu quả theo kế hoạch đã định. Kế hoạch phải được thực hiện một cách đồng bộ, toàn diện, thường xuyên và liên tục.

Việc tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội với vấn đề giáo dục cho học sinh THPT nhằm đạt mục tiêu của giáo dục được coi như là một nguyên lý giáo dục. Sự phối hợp chăt chẽ ba môi trường giáo dục trên một mặt bảo đảm được sự thống nhất trong nhận thức cũng như trong hành động giáo dục làm sao cho cùng một hướng, một mục đích, một tác động tổ hợp đồng tâm hợp lực tập trung sức mạnh kích thích, thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách của học sinh. Mặt khác nó tránh sự tách rời, mâu thuẫn thậm chí vô hiệu hoá lẫn nhau gây cho các em tâm trạng nghi ngờ, hoang mang, dao động trong việc lựa chọn, định hướng các giá trị tốt đẹp của nhân cách. Hơn thế nữa nhằm ngăn chặn hạn chế những tác động tự phát tiêu cực trong môi trường của cơ chế thị trường cạnh tranh đang rất bề bộn từng ngày ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ đến mọi lứa tuổi đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên.

Nhà trường, gia đình và xã hội thống nhất trước tiên là mục tiêu giáo dục cho học sinh theo định hướng XHCN của Đảng và nhà nước đã đề ra. Khi mà đã xác định rõ và đúng mục tiêu đó thì mọi lợi ích chung, quyền lợi được giáo dục nói riêng của tất cả các lực lượng giáo dục xích lại gần nhau vì mục tiêu chung là tạo người công dân chân chính theo yêu cầu của một xã hội văn minh, phồn vinh, công bằng, tiến bộ...

Nhà trường, gia đình và xã hội còn cần phải thống nhất về nội dung giáo dục cho học sinh ở nhà trường, ở gia đình và ngoài xã hội. Trước hết giáo dục gia đình có thế mạnh và điều kiện để giáo dục cho các em thường xuyên nhất. Cũng chính từ đây tại đây những truyền thống tốt đẹp của gia đình sẽ là các nôi hình thành và nuôi dưỡng những chuẩn mực đạo đức mang tính giá trị cho các em. Giáo dục nhà trường do những đặc thù chính sách riêng cũng có trách nhiệm và nhiều thuận lợi truyền thụ cho các em những vấn đề trên tỷ mỉ, cụ thể, khoa học, có hệ thống trong chương trình chính khoá hoặc ngoại khoá bằng các phương pháp khoa học tối ưu cho học sinh lĩnh hội nhanh nhất những tri thức văn hoá và hành vi đạo đức cần thiết. Các tổ chức xã hội trên cơ sở các chủ trương, chính sách địa phương của các giới, thông qua các buổi sinh hoạt mà tuyên truyền giáo dục ý thức, trách nhiệm của người công dân ở mọi lứa tuổi. Đoàn thanh niên, đội thiếu niên thực sự là những tổ chức trực tiếp giúp các em hình thành lý tưởng, chính trị đạo đức, phát triển các năng khiếu cá nhân làm cho đời sống tinh thần thêm phong phú.

B. Tổ chức thực hiện

Theo mục tiêu, nhiệm vụ và mục đích phấn đấu của đầu năm học, cùng với việc xây dựng kế hoạch tổng thể lâu dài nhằm định hướng cho cả một giai đoạn, nhà trường cần thực hiện nhiệm vụ năm học, từng kỳ, từng đợt phát động phong trào về học tập và công tác giáo dục cho học sinh. Ban giám hiệu nhà trường cần đặt ra việc xây dựng kế hoạch thực hiện phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để đạt được mục đích của mình.

Việc kế hoạch hóa cho từng lực lượng giáo dục và việc phối hợp kế hoạch hóa giữa các lực lượng theo từng kỳ, từng đợt thi đua đóng một vai trò quan trọng quyết định đến sự thành cộng của công tác quản lý. Kế hoạch càng cụ thể, càng chi tiết thì càng thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện.

Nội dung kế hoạch hóa được chi tiết hóa và được gửu đến các tổ chức trong nhà trường như Đoàn thanh niên, Đội TNTP Hồ Chí Minh, tổ bộ môn

để nghiên cứu, góp ý kiến bổ sung hoàn chỉnh. Sau đó thông qua cuộc họp Hội phụ huynh học sinh đầu năm để đại diện cha mẹ học sinh góp ý kiến vào kế hoạch, đặc biệt là những điều kiện mà gia đình học sinh có thể phối hợp tốt với nhà trường.

Nhà trường cũng cần phối hợp tranh thủ ý kiến góp ý của Đảng ủy, UBND các xã phường, lãnh đạo cấp trên để nhận được sự ủng hộ của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, của ngành dọc cấp trên trong việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch.

Kết quả cần đạt được trong quá trình xây dựng kế hoạch là phải xây dựng của một kế hoạch chung và kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn, cụ thể của nhà trường, cho gia đình học sinh và các ngành liên quan. Kế hoạch phải có tính khả thi và tính hiệu quả. Kế hoạch phải được sự nhất trí cao của các bộ phận liên quan phối hợp thực hiện

Trong quá trình kế hoạch hóa việc quản lý hoạt động phối hợp nhằm thực hiện mục tiêu, nội dung, biện pháp hoạt động giáo dục cần phải tạo ra sự thống nhất mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục bằng các hình thức như:

- Tổ chức các hội nghị liên tịch để quán triệt và bàn bạc việc chỉ đạo, việc giáo dục cho học sinh. Nhà trường phải đóng vai trò chủ đạo trình bày kế hoạch tổng thể về mục tiêu của cấp học các khối lớp.

- Tổ chức các hội nghị chuyên đề để trao đổi và bàn phương pháp tổ chức thiết thực, thực hiện việc tổ chức phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội nhằm giáo dục cho học sinh THPT.

- Phát huy vai trò giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm trong việc quan tâm tổ chức giáo dục cho học sinh (ngoài dạy chữ là dạy người).

- Tổ chức kiểm tra đánh giá, khen thưởng, biểu dương, chấn chỉnh tạo ra sự thống nhất trong việc tổ chức phối hợp nhà trường gia đình và xã hội nhằm giáo dục cho học sinh THPT.

Việc quản lý phối hợp giáo dục giữa nhà trường với gia đình và xã hội cần phải chặt chẽ và thống nhất trong nhận thức cũng như trong hành động làm sao cho cùng một hướng, một mục đích nhằm tập trung sức mạnh kích thích, thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách của học sinh. Sự quản lý phối hợp giáo dục giữa nhà trường với gia đình và xã hội không chỉ thể hiện ở một giai đoạn cụ thể nhất định mà phải được đan xen, hòa quyện và diễn ra trong toàn bộ quá trình hoạt động, tạo điều kiện, động lực thúc đẩy quá trình giáo dục học sinh đạt hiệu quả cao nhất.

Với những hoạt động nhằm giúp học sinh ý thức được sự quan tâm của cả cộng đồng đối với quá trình phát triển nhân cách của bản thân và tự giác thực hiện những quy định chung của nhà trường, gia đình và xã hội. Học sinh thấy mình được quan tâm, được động viên vì vậy các em sẽ có ý thức hơn trong việc học tập và tu dưỡng bản thân.

C. Điều kiện thực hiện.

Cả ba lực lượng giáo dục đều phải có ý thức thống nhất được tầm quan trọng của việc phối hợp giáo dục.

Kế hoạch hóa phải được các lực lượng thống nhất mục đích và thống nhất chương trình hành động.

Phải có quyết tâm thực hiện đúng kế hoạch đã thống nhất.

Phải tận dụng mọi hình thức trực tiếp, hay gián tiếp, đơn giản không mất nhiều thời gian nhưng có hiệu quả.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA LÃNH ĐẠO TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ VIỆC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC Ở THÀNH PHỐ THÁI BÌNH HIỆN NAY (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w