Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường về sự cần thiết phối hợp các lực lượng xã hội để

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA LÃNH ĐẠO TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ VIỆC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC Ở THÀNH PHỐ THÁI BÌNH HIỆN NAY (Trang 80 - 81)

- Các lực lượng xã hội bao gồm: Các cơ quan nội chính, các tổ chức

3.2.1. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường về sự cần thiết phối hợp các lực lượng xã hội để

trong và ngoài nhà trường về sự cần thiết phối hợp các lực lượng xã hội để giáo dục học sinh.

A-Định hướng chung

Nhận thức là yếu tố đầu tiên của một quá trình hoạt động, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của công việc. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ quản lý và toàn thể giáo viên, phụ huynh học sinh và các tổ chức xã hội cùng thấy được tầm quan trọng của công tác giáo dục học sinh và sự cần thiết phải phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia vào quá trình giáo dục học sinh là yếu tố vô cùng quan trọng góp phần nâng cao kết quả giáo dục học sinh trong giai đoạn hiện nay.

Từ thực tiễn công tác quản lý và kết quả khảo sát, chúng tôi thấy rằng nhận thức của một số cán bộ quản lý và giáo viên về công tác phối hợp giáo dục học sinh chưa cao, trong đó đối tượng cán bộ quản lý chuyên môn, giáo viên bộ môn không chủ nhiệm lớp hoặc không là cán bộ Đoàn thường thì ít quan tâm đến vấn đề này. Về cơ bản các bậc phụ huynh học sinh chưa được nhà trường phổ biến về mục tiêu, nội dung và biện pháp phối hợp giáo dục nên chưa tích cực tham gia phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục con em mình.

Sự liên kết quản lý phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm nhằm giáo dục học sinh là sự thể hiện tác động qua lại một cách biện chứng:

Một mặt nhà trường cần có những hỗ trợ cụ thể cho các bậc phụ huynh trong việc giáo dục con cái. Những người làm cha mẹ rất cần những lời khuyên và sự giúp đỡ của các nhà sư phạm, mặc dù ngày nay nhiều bậc phụ huynh học sinh đã có trình độ học vấn cao. Các nhà sư phạm cần chỉ ra cho

các bậc phụ huynh học sinh những khả năng ưu thế đặc biệt của giáo dục gia đình, đặc biệt giúp cho họ ý thức được một cách sâu sắc mục đích giáo dục của nhà trường XHCN, mục tiêu giáo dục ở trường THPT. Giúp và nắm được nội dung và phương pháp giáo dục trong gia đình cho con em họ ở lứa tuổi thiếu niên, thông báo, phổ biến làm cho họ nắm được những tri thức về chính sách giáo dục, đồng thời giúp họ thấy được trách nhiệm và nghĩa vụ của các bậc cha mẹ trong việc nuôi dạy con.

Mặt khác với tư cách là một chủ thể giáo dục, giáo dục gia đình tiêu biểu là các các bậc phụ huynh học sinh có trách nhiệm chủ động hợp tác với nhà trường trong việc tổ chức hoạt động giáo dục con em, hiểu rõ nhiệm vụ của mình tránh tư tưởng khoán trắng cho nhà trường hoặc tự đề ra những yêu cầu giáo dục đi ngược lại mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường quy định.

Các cấp chính quyền, đoàn thể địa phương cần thấy rõ trách nhiệm, quyền hạn của mình, tích cực tham gia phối hợp quản lý giáo dục học sinh cùng với nhà trường và gia đình nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

B-Tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA LÃNH ĐẠO TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ VIỆC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC Ở THÀNH PHỐ THÁI BÌNH HIỆN NAY (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w