Các biện pháp phải phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi cao.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA LÃNH ĐẠO TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ VIỆC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC Ở THÀNH PHỐ THÁI BÌNH HIỆN NAY (Trang 77 - 78)

- Các lực lượng xã hội bao gồm: Các cơ quan nội chính, các tổ chức

3.1.3. Các biện pháp phải phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi cao.

Mỗi biện pháp khi đưa ra phải dựa trên những phân tích chính xác, khoa học về tình hình thực tiễn. Muốn đề xuất các biện pháp QL phối hợp giáo dục có hiệu quả phải tìm hiểu cụ thể đặc điểm của địa phương, nhà trường từ tất cả các phương diện có liên quan như: điều kiện về cơ sở vật chất, về con người, cách thức quản lý, hình thức tổ chức thực hiện các hoạt động, điều kiện môi trường…

Đối tượng của GD và QLGD là con người nên khi đưa ra các biện pháp QLGD để đạt được sự phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi cao, chúng ta không thể không chú ý tới đặc điểm, sự phát triển tâm lý lứa tuổi của mỗi cấp

học, bậc học và sự tác động của các yếu tố bên ngoài đến sự hình thành phát triển nhân cách của các em trong những điều kiện kinh tế văn hoá, xã hội cụ thể.

Học sinh THPT là lứa tuổi diễn ra quá trình phát triển, biến đổi mạnh mẽ về tâm, sinh lý. Các em thường có nhiều hoài bão, ước mơ, thích hoạt động, muốn được khẳng định mình, thích được làm người lớn nhưng cũng là lứa tuổi dễ bị ảnh hưởng xấu từ bên ngoài, dễ nông nổi, bồng bột. Diễn biến tâm lý và quá trình hình thành, phát triển nhân cách của HS ở giai đoạn này rất phức tạp. Vì vậy việc chú ý đến đặc điểm tâm lý lứa tuổi cũng chính là yếu tố quan trọng để đưa ra được các BPQL phù hợp, có tính khả thi cao.

Mỗi biện pháp quản lý khi đưa ra sẽ tác động và ảnh hưởng đến cả một tập thể. Biện pháp QLGD còn có thể ảnh hưởng lâu dài đến cả một thế hệ và tạo nên diện mạo nhân cách của thế hệ đó. Vì thế mà khi đưa ra các biện pháp QLGD cần phải được cân nhắc, tính toán khoa học, tiến hành thực nghiệm để kiểm định, xác định tính thiết thực và tính khả thi của biện pháp trong điều kiện cho phép.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA LÃNH ĐẠO TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ VIỆC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC Ở THÀNH PHỐ THÁI BÌNH HIỆN NAY (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w