Trình độ nhận thức của thầy cô giáo, gia đình, học sinh và các tổ chức xã hội về quản lý phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA LÃNH ĐẠO TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ VIỆC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC Ở THÀNH PHỐ THÁI BÌNH HIỆN NAY (Trang 38 - 40)

- Các lực lượng xã hội bao gồm: Các cơ quan nội chính, các tổ chức

1.3.3. Trình độ nhận thức của thầy cô giáo, gia đình, học sinh và các tổ chức xã hội về quản lý phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

xã hội về quản lý phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

Trong sự phát triển của nguồn nhân lực cho đất nước Việt Nam đang đổi mới hiện nay yêu cầu cấp bách là nâng cao chất lượng nhân lực, đào tạo và bồi dưỡng nhân tài nhằm tạo ra những mẫu nhân cách phù hợp với xã hội mới. Đó là nguồn lao động có học vấn kiến thức đa ngành vừa có kiến thức

chuyên sâu và có năng lực sáng tạo, có sức khoẻ đồng thời phải có những phẩm chất, kiến thức cần thiết như trình độ, năng lực, lòng nhân ái, sự đồng cảm với con người, sự quan tâm đến lợi ích của cộng đồng, dân tộc hài hoà với lợi ích của cá nhân, gia đình. Để xây dựng được những con người có phẩm chất cơ bản đó cần có sự hợp tác, sự kết hợp nhịp nhàng đồng bộ, hỗ trợ cho nhau giữa ba môi trường giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội. Sự phối hợp ấy phải trở thành một quá trình thống nhất, liên tục, tác động mạnh mẽ vào việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của trẻ. Tuy nhiên để thực hiện được sự phối hợp trên, trình độ nhận thức của thầy, cô giáo, gia đình học sinh và các tổ chức xã hội khác đóng vai trò quan trọng. Muốn họ có nhận thức đầy đủ, đúng đắn và đạt tới một mức độ cho phép thì cần phải có sự quản lý việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội thì mới hướng được mọi hoạt động đúng mục tiêu và đạt được hiệu quả cao trong giáo dục. Các chủ thể của quá trình phối hợp cần nhận thức những vấn đề sau:

Con người sinh ra và lớn lên trong môi trường gia đình, nhà trường và xã hội ở mỗi môi trường nhỏ này đều diễn ra QTGD, giáo dưỡng con người, trong đó giáo dục nhà trường giữ vai trò hết sức đặc biệt. Gia đình là nơi đem đến cho trẻ những bài học đầu tiên, thường xuyên và liên tục từ lúc sinh ra đến lúc trưởng thành. Còn xã hội mà các em tham gia, cộng đồng mà các em sinh sống cũng có nội dung giáo dục với hình thức riêng của nó và có những ảnh hưởng đáng kể đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách các em. Đó chính là nơi thể hiện kết quả giáo dục của gia đình và nhà trường và đó cũng chính là nơi các em hấp thụ những giá trị nhân văn của xã hội. Ba môi trường trên phải hợp thành một môi trường thống nhất, trước hết là thống nhất mục tiêu giáo dục để tạo ra hợp lực cùng một hướng chứ không phân lực hoặc phản lực triệt tiêu lẫn nhau. Chính vì vậy, Hồ Chủ Tịch đã căn dặn: "Giáo dục

trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình đã giúp cho việc giáo dục trong nhà trường tốt hơn. Giáo dục

nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn” [4- tr57]

Lập kế hoạch xây dựng cơ chế và hình thức phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Đây là nội dung rất quan trọng trong việc tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm giáo dục cho học sinh. Để tạo ra sự phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội, nhà truờng cần phát huy vai trò là trung tâm tổ chức phối hợp dẫn dắt nội dung, phương pháp giáo dục cho gia đình và các tổ chức xã hội. Bởi lẽ nhà trường là một tổ chức riêng biệt đối với công tác giáo dục, được sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng và nhà nước, nắm vững quan điểm, đường lối, mục tiêu bồi dưỡng, đào tạo con người theo chuẩn mực xã hội chủ nghĩa. Mặt khác nhà trường luôn có đội ngũ thầy, cô giáo, những chuyên gia sư phạm có trình độ, năng lực, đạo đức...đã được đào tạo có hệ thống và được tuyển chọn kĩ càng. Để thống nhất và tập hợp được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong việc giáo dục học sinh, nhà trường một mặt phải làm tốt việc giảng dạy các kiến thức khoa học, giáo dục của toàn thể giáo viên, cán bộ trong nhà trường, mặt khác phải huy động, phối hợp chặt chẽ với gia đình và các tổ chức xã hội khác ở địa phương tham gia vào sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA LÃNH ĐẠO TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ VIỆC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC Ở THÀNH PHỐ THÁI BÌNH HIỆN NAY (Trang 38 - 40)