TRUYỀN THỐNG ĐOÀN KẾT, HỢP TÁC HỮU NGHỊ, XÂY DỰNG BẢO VỆ TỔ QUỐC CỦA TỈNH SƠN LA VÀ CÁC TỈNH BẮC LÀO TRƯỚC NĂM 1986.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ hợp tác của tỉnh Sơn La (Việt Nam) với 6 tỉnh Bắc Lào ( Luông Pha Bang, Phong Sa Lỳ, Bò Kẹo, Hủa Phăn, U đôm xay, Luông Nậm Thà) từ năm 1986 - đến năm 2008 (Trang 25 - 44)

1.3.1 Truyền thống đoàn kết, đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc của nhân dân Sơn La và Bắc Lào ( trước năm 1945)

Do yêu cầu của công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đáp ứng yêu cầu của đời sống kinh tế, văn hoá nên tình đoàn kết các dân tộc, mối quan hệ hợp tác giao lưu giữa nhân dân Sơn La với nhân dân Bắc Lào đã có từ lâu đời. Theo tài liệu của Quắm Tố Mương( kể chuyện Bản Mường) thì đồng bào dân tộc Thái ở vùng Tây Bắc đã sinh cơ lập nghiệp ở Sơn La cách đây hàng ngàn năm. Sau này dân cư ngày càng đông đúc một bộ phận dân tộc Thái vùng Sơn La – Tây Bắc đã di cư xuống một số tỉnh phía Nam Việt Nam và Bắc Lào. Sự phân bố đồng bào dân tộc sống ở Sơn La( Tây Bắc, Việt Nam) và khu vực Bắc Lào có các yếu tố tương đồng về văn hoá ngôn ngữ, phong tục tập quán sinh sống, canh tác, săn bắn và tín ngưỡng. Do đó từ lâu đời các dân tộc ở hai bên biên giới Việt - Lào, Sơn La và Bắc Lào thường xuyên qua lại giao lưu về văn hoá, tín ngưỡng…Đoàn kết đấu tranh chống đế quốc xâm lược, giành độc lập, tự do, hạnh phúc, ấm no cho dân tộc.

Thế kỷ XV quân Minh xâm lược nước ta. Nhân cơ hội đó Đèo Cát Hầu ( Dân tộc Thái Tây Bắc) đầu hàng làm tay sai cho giặc, cấu kết với bọn Kha Lai ở Ai Lao đánh chiếm Mường Muổi( Thuận Châu). Ở Sơn La, các thủ lĩnh Châu, Muờng ngưòi Thái là Sa Khả Sâm, Cầm Quí, Cầm Lạn (Mường Sang , Mộc Châu) đã lãnh đạo nhân dân Sơn La khởi nghĩa, phối hợp cùng nghĩa quân của tướng Lê Sát đánh giặc. Đựơc nhân dân vùng biên giới Việt - Lào ủng hộ, giúp đỡ, nghĩa quân đã nhanh chóng đánh tan quân phiến loạn, đem lại sự bình yên cho vùng biên cương hai nước Việt - Lào. Thủ lĩnh Sa Khả Sâm được vua Lê Thái Tổ phong tước đứng đầu Lộ Đà Giang và được đổi sang họ Lê của nhà vua.

Thế kỷ XVIII, chế độ phong kiến Việt Nam rối loạn, chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến diễn ra liên miên. Lợi dụng tình hình nước ta rối

loạn, giặc Phẻ( hay còn gọi là giặc Pọng, giặc Nhuồn) từ Bắc Lào và Vân Nam ( Trung Quốc) sang cướp phá Sơn La, Tây Bắc. Chính quyền phong kiến Trung ương không đánh dẹp được giặc. Trong lúc nguy cấp đó, thủ lĩnh khởi nghĩa nông dân Hoàng Công Chất đã kéo quân từ vùng đồng bằng Bắc Bộ lên Sơn La, đoàn kết với các thủ lĩnh người Thái ở Mường Muổi( Thuận Châu), Mường La, Quỳnh Nhai; đồng thời được sự ủng hộ của nhân dân các dân tộc vùng biên giới Việt – Lào cùng nhau tiêu diệt giặc Phẻ khỏi Tây Bắc, đem lại sự yên ổn cho nhân dân các dân tộc vùng biên giới Việt – Lào.

Tình đoàn kết ngược xuôi, Lào - Việt đã đánh đuổi xâm lược cứu nước của nghĩa quân Hoàng Công Chất còn được ghi lại trong bài ca dao của đồng bào Thái:

“Quân Ngải, quân Khanh Quân của Keo Chất Ai muốn biết hãy coi

Người Kinh cùng người Hoa

Người Thái với ngưòi Lào, người Xá Vui vẻ cùng nhau tung lên muôn hoa”

Cuối thế kỷ XIX, Sơn La lại bị giặc cờ Vàng ( bộ phận thoái hoá của khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc ở Trung Quốc) sang cướp phá, chém giết, cưỡng bức. Nhân dân Sơn La vô cùng cơ cực. Không chịu bị cướp bóc, nhân dân các dân tộc vùng biên giới Việt – Lào đã hợp sức với các tù trưởng như: Bạc Cầm Ten (Thuận Châu), Cầm Ngọc Hánh( Mai Sơn)… Chống giặc Cờ Vàng. Đến năm 1880 đã đuổi được giặc Cờ Vàng ra khỏi vùng Sơn La và Bắc Lào.

Đầu năm 1886, Quân Pháp tiến công đánh Tây Bắc. Từ đó các nghĩa quân của các dân tộc Tây Bắc, trong đó có Sơn La và Bắc Lào đã đoàn kết kháng chiến chống xâm lược.

Năm 1914, ở Mu Tưi, Nà Gia, Chờ Lồng, Mường Ái…vùng giáp ranh giữa Mộc Châu, Yên Châu và Lào, Hầu Sám - một người Hoa ở Mộc Châu đã tập hợp lực lượng địa phương với sự giúp đỡ của nhân dân vùng biên giới Việt – Lào, luyện tập quân sự để chống Pháp. Về sau việc chuẩn bị khởi nghĩa bị bại lộ ông rút quân sang Lào nhập với nghĩa quân của Lường Sám.

Ngày 10.11.1914, Lường Sám đã khởi nghĩa ở Lào, ngay lập tức thực dân Pháp đã ly dán và quản lý các Châu, Mường ở Sơn La một cách nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn sự nổi dậy của nhân dân. Nhưng khi nghĩa quân Lường Sám bí mật vượt sông Mã đánh sang Mường Khương đánh chiếm Mai Sơn và kéo lên tỉnh lỵ chiếm toà sứ thì lực lượng nghĩa quân ở các địa phương đã phối hợp tổ chức mai phục chặn đánh viện binh địch giết nhiều tên tây sai của chúng [1.38-39]. Trước tình hình đó địch phải phái quân lính đến giải vây cho bọn Pháp và lính khố Xanh ở đây. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, nghĩa quân chiến đấu anh dũng, gây cho địch nhiều tổn thất, nhưng gặp khó khăn nghĩa quân phải rút lui qua Lai Châu sang Lào, được nhân dân các dân tộc Lào ủng hộ, giúp sức xây dựng căn cứ và tăng cường lực lượng tiếp tục chống giặc.

Năm 1918 ở Tây Bắc lại nổ ra các cuộc bạo động và nổi dậy của đồng bào H’Mông cùng nhân dân các dân tộc Khơ Mú, Lào, Thái… Dưới sự lãnh đạo của Vàng Nềnh Pha ( vùng cao Điện Biên) và Vừ Páo Chay( Vùng cao Loong Hẹ, Thuận Châu) chống thực dân Pháp với khẩu hiệu: “ Quýet sạch Tây trắng ( Pháp), chống thuế giành quyền tự chủ”. Hai cuộc nổi dậy này có liên quan mật thiết với nhau rất chặt chẽ. Phong trào chống thuế, chống thực dân Pháp đã nhanh chóng phát triển khắp vùng cao từ Sơn La đến Lai Châu, thượng Lào. Quân Pháp nhiều lần đàn áp, khủng bố ác liệt nhưng đến mùa hè

năm 1919 và suốt mùa hè năm 1920, phong trào vẫn lan rộng mạnh mẽ khắp vùng thượng lưu sông Nậm U, Sầm Nưa ( Lào) và Tây Bắc ( Việt Nam) .

Từ sau ngày Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập( 3.2.1930), Phong trào đấu tranh yêu nước cách mạng của đồng bào các dân tộc Sơn La phát triển. Đặc biệt từ sau khi chi bộ Đảng cộng sản nhà ngục được thành lập(tháng 12.1939). Sơn La đã lãnh đạo phong trào đấu tranh chống đế quốc giành độc lập theo đường lối cách mạng của Đảng và Hồ Chí Minh, xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất, đoàn kết toàn dân trong nước và mở rộng khối đoàn kết quốc tế cứu nước, phong trào cách mạng tỉnh Sơn La có sự chuyển biến mạnh mẽ, nhanh chóng.

Đầu năm 1943, cơ sở, tổ chức thanh niên cứu quốc đầu tiên của Mặt trận Việt Minh Sơn La được thành lập ở Mường La. Sau đó các tổ chức Thanh niên cứu quốc, Hội người Thái cứu quốc… được thành lập ở Mai Sơn, Thuận Châu, Mường La, Yên Châu…

Mặt trận Việt Minh tỉnh Sơn La tập hợp đoàn kết các dân tộc trong toàn tỉnh, đoàn kết nhân dân các dân tộc ở hai bên biên giới Việt – Lào, đẩy mạnh đấu tranh, xây dựng phát triển lực lượng, tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi, góp phần đưa cách mạng tháng 8 năm 1945 của cả nước đến thành công.

1.3.2. Xây dựng, phát triển khối liên minh, đoàn kết Việt – Lào ở Sơn La và Bắc Lào góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Pháp( 1945 – 1954), chống Mĩ cứu nước( 1954 – 1975) đến thắng lợi.

Sau thất bại ở Việt Bắc Thu Đông năm 1947, thực dân Pháp buộc phải thay đổi chiến lược từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang chiến tranh tổng lực, kết hợp cả quân sự, chính trị, kinh tế và xã hội. Tại Sơn La, thực dân Pháp tìm mọi cách mở rộng phạm vi kiểm soát nhằm cô lập Tây Bắc với Việt Bắc, bảo vệ các cứ điểm của chúng ở Thượng Lào, ngăn chặn sự liên lạc của ta với

nước ngoài, thực hiện vơ vét sức người, sức của phục vụ cho các mưu đồ của chúng.

Trước âm mưu chiến lược mới của thực dân Pháp, để thống nhất lực lượng , thống nhất sự chỉ huy tác chiến, ngày 25.1.1948 Chính phủ ra sắc lệnh 120/SL và 124/SL chính thức sáp nhập Khu X và Khu XIV thành Liên khu X. Liên khu X có nhiệm vụ giúp 4 tỉnh Bắc Lào là: Sầm Nưa, Luông Pha Băng, Huội Sại, Xiêng Khoảng và thủ đô Viêng Chăn. Chiến trường Tây Bắc được chia thành 4 khu:

Khu A gồm: Nghĩa Lộ, Than Uyên, Văn Bàn, Ít Ong. Khu B gồm: Vùng Cam Đường, Lào Cai

Khu C gồm: Vùng Mộc Châu, Yên Châu, Sơn La,

Khu D gồm: Dọc biên giới Việt - Lào thuộc Liên khu X [8.93-95]

Ngay từ buổi đầu mới thành lập, Đảng ta đã xác định rõ quan điểm vô sản chân chính. Vì vậy năm 1947 Đảng và Chính phủ ta chủ trương tăng cường giúp đỡ cách mạng Lào anh em, chuẩn bị tiền đề xây dựng căn cứ địa và tiến tới xây dựng quân đội Lào độc lập, để mở rộng khu tự do của ta dọc biên giới giáp Lào, nhất là giữa Sơn La và Thượng Lào, làm chỗ dựa và cơ sở đứng chân vững chắc cho lực lượng cách mạng Lào.

Ngày 20/5/1948, Bộ tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và quân dân Việt Nam quyết định thành lập Ban xung phong Lào- Bắc, và giao cho Liên khu X thi hành quyết định này. Nhiệm vụ của Ban xung phong Lào - Bắc là: Xây dựng cơ sở cách mạng ở vùng Bắc Lào, trực tiếp liên lạc với Uỷ Ban kháng chiến và Tỉnh Đảng bộ Sơn La, với Ban xung phong Trung Dũng của Sơn La để phối hợp hành động. Ban chỉ huy được chỉ định gồm có các đồng chí: Cayxỏn PhômViHản trưởng ban, Thảo Hạnh phó ban, Đông Tùng chính trị viên [ 8.99 – 100].

Sau một thời gian chuẩn bị, Ban xung phong Lào Bắc chọn A Má( Mộc Châu) làm điểm tập kết dừng chân. Từ đây các tổ nhóm của Ban xung phong tiến sâu vào những địa điểm trên đất Lào, triển khai công tác vận động, tuyên truyền nhân dân đi theo cách mạng. Những chiến sĩ ưu tú con em của Sơn La đã sống, chiến đấu hết mình, gắn bó với nhân dân miền Thượng Lào để xây dựng cơ sở chính trị, căn cứ kháng chiến và phát triển lực lượng.

Nhờ xây dựng, củng cố mở rộng hậu phương kháng chiến, cục diện chiến trường Sơn La và cả Tây Bắc đã thay đổi có lợi cho ta và bất lợi cho địch. Lực lượng của ta liên tục phát triển. Đảng bộ, quân và dân Sơn La đã đoàn kết, sát cánh với nhân dân Lào chiến đấu chống kẻ thù chung của hai dân tộc và bước đầu đã giành được những thắng lợi căn bản.

Để tạo nguồn cán bộ lãnh đạo các phong trào và lực lượng vũ trang cách mạng Lào, cuối năm 1949 giúp bạn thành lập trường Bắc Lào và tiến hành đào tạo được 100 cán bộ, số cán bộ này tỏa về các địa phương, là hạt nhân lãnh đạo và điều hành các phong trào cách mạng Lào.

Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo Liên khu X tiến hành một loạt chiến dịch trong tháng 11 năm 1949. Mở đầu là chiến dịch sông Mã. Ngày 2/11/1949, một đơn vị trung đoàn 148 phối hợp với một đơn vị Lào đánh vị trí Xiềng Khọ, diệt gọn một đại đội địch và bắt 35 tên. Chiến thắng Xiềng Khọ làm rung chuyển hệ thống phòng ngự của địch, buộc địch rút khỏi 9 vị trí khác. Phòng tuyến sông Mã của đich bị phá vỡ một đoạn dài 100km từ Mường Lầm đến Sốp Hào.[8.115] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ảnh hưởng chính trị của cách mạng đã lan rộng khắp Sơn La, Tây Bắc và một phần Thượng Lào. Tháng 11 và tháng 12, quân, dân Lào phối hợp với bộ đội Việt Nam trong chiến dịch sông Mã thu nhiều thắng lợi. Cuối năm 1949, thực dân Pháp có âm mưu chiếm lại Xiềng Khọ, lực lượng liên quân

Việt – Lào đã chặn đánh các mũi tiến quân của địch, gây cho chúng nhiều tổn thất và thất bại trong ý đồ chiếm lại Xiềng Khọ.

Đến cuối năm 1950, thực dân Pháp tăng cường thêm lực lượng mở nhiều cuộc hành quân càn quét ở Lào. Quân và dân Sơn La vừa chiến đấu trong địa bàn của tỉnh đồng thời phối hợp với lực lượng vũ trang Lào đẩy mạnh tác chiến, vận dụng các hình thức chiến thuật, tập kích… thu nhiều thắng lợi. Dọc các tỉnh biên giới thuộc tỉnh Sầm Nưa( Lào), Sơn La( Việt Nam) từ Sốp Hào đến Mường Hét, phong trào cách mạng ngày càng phát triển và lan rộng. Sau thất bại ở biên giới Thu Đông 1950, được Mĩ viện trợ Pháp đã tăng cường thêm lực lượng ở Đông Dương. Ở Sơn La chúng ra sức củng cố phòng tuyến sông Mã, đường số 41 nhằm giữ vững hành lang an toàn giữa Sơn La với Thượng Lào…

Trước âm mưu và hoạt động ráo riết của địch, năm 1951Tỉnh uỷ Sơn La ra Nghị quyết “ gấp rút xây dựng lực lượng, phát triển du kích chiến tranh lên cao độ” [8.125]. Song song với việc đáp ứng các nhiệm vụ đòi hỏi tình mới ở Sơn La, Đảng bộ còn chỉ đạo quân và dân chi viện để giúp đỡ thượng Lào. Liên khu X đã có 2 đại đội thường xuyên hoạt động ở Bắc Lào. Nhiều cán bộ, chiến sỹ của Sơn La tình nguyện sang giúp bạn… Giữa Sơn La và các tỉnh Bắc Lào đã hình thành một khu căn cứ liên hoàn vững chắc ở khu Tây Bắc và dọc tuyến biên giới Việt - Lào. Sơn La đã làm chỗ dựa vững chắc cho các căn cứ cách mạng của Lào trong quá trình xây dựng và phát triển lực lượng. Sơn La lại hết mình chia sẻ sức người, sức của giúp đỡ bạn đáp ứng yêu cầu của cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung.

Ngày 10/12/1952, chiến dịch Tây Bắc kết thúc thắng lợi. Các đơn vị chủ lực của ta sau khi hoàn thành nhiệm vụ trong chiến dịch Tây Bắc tiếp tục hành quân từ Sơn La sang Lào. Lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc Sơn La tuy mới được giải phóng, cuộc sống còn nhiều khó khăn gian khổ,

song Đảng bộ, quân và dân Sơn La đã hăng hái tham gia các hoạt động phối hợp với chiến dịch đang diễn ra trên đất Lào. Tất cả các địa bàn của ta như: Mộc Châu( qua Pa Háng để xuống Sốp Bảo, lên Sốp Hào), Điện Biên Phủ, Lai Châu( để tiến xuống lưu vực sông Nậm Hu)… đều là những căn cứ đứng chân đầu tiên, là điểm xuất phát, là các tuyến trung chuyển lương thực, thực phẩm, vũ khí đạn dược chi viện cho chiến dịch. [8.146] .

Ngày 8/4/1953, quân ta chính thức tấn công địch theo hướng, cánh chủ yếu là đại đoàn 308,312 và một bộ phận của đại đoàn 316 từ Mộc Châu tiến đánh Sầm Nưa - tập đoàn cứ điểm chủ yếu của chiến dịch . Cánh thứ hai, đại đoàn 304 từ Nghệ An theo hướng đường số 7 lên Xiềng Khoảng. Cánh quân thứ ba theo hướng Điện Biên Phủ xuống Bắc Sầm Nưa uy hiếp Luông Pha Băng.[8.146]

Quân địch trên hướng Sầm Nưa phát hiện thấy ý định tiến công của liên quân Lào - Việt đã vội vã rút chạy ngày 12/4/1953. Đến 9h ngày 16/4/1953, Ta truy kích và chiến đấu ở bản Nà Noọng, cách Sầm Nưa 30km tiêu diệt một tiểu đoàn địch. Các cánh quân khác tiếp tục chiến đấu tiêu diệt, tiêu hao sinh lực địch. Ngày 18/5/1953 chiến dịch kết thúc. Địch bị tiêu diệt 2800 tên, bị bắt 1.810 tên, ta thu 1700 súng các loại, 36 xe ô tô, 70 tấn gạo, 100 tấn quân trang, quân dụng, giải phóng đất đai khoảng 35.000 km2, trong đó có hai thị xã là Sầm Nưa và Xiêng Khoảng với 40 vạn dân. Căn cứ kháng chiến của Lào được mở rộng nối liền với vùng Tây Bắc Việt Nam.[8.147]

Thắng lợi của chiến dịch Thượng Lào một lần nữa khẳng định tinh thần đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung của hai dân tộc Việt – Lào anh em. Trong chiến công chung đó có phần đóng góp to lớn của quân và dân Sơn La. Trong chiến dịch Thượng Lào, quân và dân Sơn La cùng nhân dân Tây Bắc đóng góp 6.300 tấn gạo, 200 tấn muối, 290 tấn thịt, huy động 62.500 lượt dân

Một phần của tài liệu Mối quan hệ hợp tác của tỉnh Sơn La (Việt Nam) với 6 tỉnh Bắc Lào ( Luông Pha Bang, Phong Sa Lỳ, Bò Kẹo, Hủa Phăn, U đôm xay, Luông Nậm Thà) từ năm 1986 - đến năm 2008 (Trang 25 - 44)