KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ, ĐIỀU DƯỠNG BỆNH NHÂN HỦA PHĂN TẠI SƠN LA (1987)

Một phần của tài liệu Mối quan hệ hợp tác của tỉnh Sơn La (Việt Nam) với 6 tỉnh Bắc Lào ( Luông Pha Bang, Phong Sa Lỳ, Bò Kẹo, Hủa Phăn, U đôm xay, Luông Nậm Thà) từ năm 1986 - đến năm 2008 (Trang 74 - 86)

HỦA PHĂN TẠI SƠN LA (1987)

Stt Nội dung

Đoàn điều trị điều dưỡng 1 Tiền ăn 100đ/người/ngày 20 45 90.000 2 Tiền đặt phòng 30đ/người / ngày 20 45 27.000

3 Tiền thuốc điều trị 20đ/người/ngày

20 45 18.000

4 Tiền tiêu vặt 40đ/người/ ngày

5 Chi phí xăng dầu, xe đi về

40.000

Tổng cộng 211.000

Những năm 1986 – 1990, tỉnh Sơn La tiếp tục viện trợ cho tỉnh Bò Kẹo: thuốc chống dịch cho người gia súc; tiếp tục xây dựng và cung cấp các trang thiết bị bằng đồ gỗ bên trong bệnh viện huyện Tôn Phậng ( Bò Kẹo).

Năm 1994, sau các cuộc gặp gỡ hội đàm giữa hai đoàn đại biểu Sơn La và Hủa Phăn, đã thống nhất trong lĩnh vực y tế hợp tác giữa hai tỉnh chủ yếu mang tính chất nhân đạo và giúp đỡ lẫn nhau về khám, điều trị bệnh cho nhân dân vùng biên giới, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ y tế… và trong năm 1994 tỉnh Hủa Phăn đã gửi bệnh nhân sang Sơn La điều trị.

Trong chuyến thăm và làm việc tại huyện Xiềng Khọ (Hủa Phăn) của đoàn Đại biểu huyện Mộc Châu (Sơn La); hai tỉnh đã nhất trí tăng cường sự hợp tác giúp đỡ về y tế. Khi có các ổ dịch về người và gia súc ở bên này hoặc bên kia, hai huyện phải thông báo kịp thời cho nhau biết; đồng thời có sự phối hợp để dập tắt các ổ dịch không để lây lan sang bên này hoặc bên kia. Huyện Mộc Châu sẵn sàng tiếp nhận nhân dân huyện Xiềng Khọ sang khám và chữa bệnh tại trạm xá xã Lóng Sập và hai bệnh viện của huyện Mộc Châu. Huyện Xiềng Khọ và huyện Mộc Châu cùng tạo điều kiện cho các đoàn cán bộ y tế đến thăm quan, trao đổi kinh nghiệm về phát triển y tế.

Năm 1997, tỉnh Sơn La đã nhận đào tạo mới y sĩ, dược sĩ trung học, nữ hộ sinh sơ học, y tá sơ học cho tỉnh Hủa Phăn. Bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho cán bộ y tế tỉnh bạn về các lĩnh vực: xét nghiệm, gây mê, X quang, kĩ thuật pha chế dịch truyền cơ sở.

Bệnh viện tỉnh Sơn La còn giúp khám và chữa bệnh cho cán bộ, nhân dân tỉnh Hủa Phăn 50 lượt người. Các bệnh viện huyện, trạm xá cũng đã giúp khám và chữa bệnh cho nhân dân ở dọc biên giới. Hai tỉnh cũng tiếp nhận một số cán bộ lãnh đạo chủ chốt của hai bên đi nghỉ mát, kiểm tra sức khoẻ điều

trị bệnh ở tỉnh của mình. Tạo điều kiện cho cán bộ, bộ đội và nhân dân ở dọc biên giới của hai tỉnh được kiểm tra sức khoẻ điều trị bệnh ở các bệnh viện tỉnh, huyện, trạm xá và các trung tâm điều dưỡng của hai tỉnh. Đồng thời hai bên đã tổ chức phối hợp chặt chẽ trong việc bảo vệ sinh thái môi trường, chống các dịch bệnh có tính chất truyền nhiềm ở người và gia súc. Tỉnh Sơn La còn đầu tư xây dựng trạm xá xã Huổi Phoóc (Xiềng Khọ, Hủa Phăn), chi phí 250 triệu đồng.

Để bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân dọc tuyến biên giới và nhân dân tỉnh Hủa Phăn. Ngành Y tế của hai tỉnh đã lên kế hoạch hợp tác về y tế giữa hai tỉnh Sơn La và Hủa Phăn như sau:

Khám, điều trị, điều dưỡng cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Hủa Phăn, mỗi năm từ 8 đến 10 người, chia làm hai đợt mỗi đợt từ 4 đến 5 cán bộ; trong thời gian một tháng, tại bệnh viện tỉnh Sơn La. Kinh phí cho một đợt điều trị khoảng 45 triệu đồng Việt Nam. Các bệnh viện huyện, trạm xá ở vùng biên giới (Mộc Châu, Yên Châu, Sông Mã, Mai Sơn) nhận khám và điều trị nhân dân vùng biên giới. Đồng thời hai bên tổ chức phối hợp chặt chẽ trong việc thông báo dịch bệnh, lên kế hoạch phòng chống dịch, bảo vệ sinh thái môi trường…Ngành y tế Sơn La có kế hoạch chỉ đạo trung tâm y tế các huyện giáp biên tổ chức phòng chống dịch. Khi phòng chống sốt rét ngành y tế Sơn La đã hỗ trợ cho Lào: Một số màn, thuốc tẩm màn, thuốc phòng sốt rét, kính hiển vi…[51]

Cũng trong năm 1997, tỉnh Sơn La và tỉnh Luông Pha Băng đã hợp tác trong việc chống các vụ dịch bệnh xảy ra như: sốt rét, thương hàn, kiết lỵ … ngành y tế của hai tỉnh đã trao đổi nghiệp vụ về kinh nghiệm chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Khi có nhu cầu tỉnh Sơn La cũng mua nguồn dược liệu của tỉnh Luông Pha Băng và ngược lại.

Năm 1998, huyện Yên Châu (Sơn La) đã giúp đỡ huyện Xiềng Khọ (Hủa Phăn) ở các xã giáp ranh mua thuốc phục vụ đồng bào khi ốm đau thông qua các trạm xá xã. Khi có dịch bệnh xảy ra các xã giáp ranh hai bên đã thông báo cho nhau kịp thời, cùng nhau phòng ngừa dịch bệnh… ngoài ra các bệnh viện huyện, trạm xá của các huyện: Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Sông Mã (Sơn La) đã giúp khám và chữa bệnh cho nhân dân ở dọc biên giới, điều trị miễn phí cho 21 ca bệnh nhân.

Từ năm 1999 – 2000, Ngành y tế tỉnh Sơn La đã tổ chức kiểm tra sức khoẻ, điều trị bệnh cho một số lãnh đạo chủ chốt của các tỉnh Hủa Phăn, Luông Pha Băng. Cho cán bộ, bộ đội và nhân dân dọc biên giới hai bên được khám sức khoẻ, điều trị bệnh ở bệnh viện tỉnh, huyện, trạm xá của Sơn La. Tổ chức phối hợp trong việc bảo vệ sinh thái, môi trường, chống các bênh dịch có tính chất lây lan sang người.

Tóm lại, những hoạt động hợp tác về mặt y tế những năm 1996 – 2000 đối với các tỉnh Bắc Lào, tỉnh Sơn La đã góp phần thực hiện tốt hiệp định về hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật giữa Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào thời kỳ 1996- 2000. Như điều 9 đã nêu rõ: hai bên tăng cưòng hợp tác về y tế, Việt Nam giúp Lào xây dựng và phát triển mạng lưói y tế từ Trung ương đến cơ sở. Trao đổi và chuyển giao kinh nghiệm về phòng, chống các dịch bệnh. Thực hiện các chương trình xã hội như: Phòng và chống bệnh sốt rét, bướu cổ, tiêm chủng mở rộng, y học dân tộc, phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn. Mở rộng hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Lào khai thác, chế biến dược liệu và sản xuất thuốc chữa bệnh bằng nguồn dược liệu tại Lào… hoàn thành việc chuyển giao dây chuyền công nghệ triết xuất Artemisinin làm thuốc chữa bệnh sốt rét, tạo vùng trồng cây thanh tao hoa vàng, bảo đảm đủ nguyên liệu cho dây chuyền hoạt động…

- Về văn hoá, du lịch, thể dục thể thao:

Sơn La và các tỉnh Bắc Lào có những nét tương đồng về văn hoá, xã hội, dân tộc, phong tục tập quán, ngôn ngữ… do đó trong hầu hết các cuộc gặp gỡ, làm việc của đoàn Đại biểu cấp cao Sơn La với các đoàn Đại biểu cấp cao các tỉnh Bắc Lào đều thống nhất hai bên tạo điều kiện cho các đoàn thăm quan, trao đổi kinh nghiệm, giao lưu văn hoá, thể dục thể thao.

Hoạt động văn hoá, văn nghệ giữa Sơn La và các tỉnh Bắc Lào những năm 1986 – 1990, không chỉ là những hoạt động giao lưu hữu nghị, nâng cao đời sông tinh thần cho nhân dân Sơn La và nhân dân các tỉnh Bắc Lào; mà còn có những hoạt động đầu tư vật chất, kỹ thuật, nghiệp vụ, kinh nghiệm góp phần nâng cao trình độ sáng tác, biểu diễn… của các đoàn văn công, nghệ sỹ của các tỉnh Bắc Lào.

Sơn La thường xuyên cử chuyên gia văn hoá sang Lào công tác giúp bạn đào tạo, bồi dưỡng cán bộ văn hoá, tổ chức xây dựng các đoàn văn công, chiếu phim lưu động. Các tỉnh Bò Kẹo, Hủa Phăn, Luông Pha Băng cũng cử cán bộ văn hoá, diễn viên sang đào tạo bồi dưỡng, tập huấn tại Sơn La.

Năm 1987, Sơn La đã viện trợ cho tỉnh Bò Kẹo một bộ máy truyền thanh( đặt tại thị xã Huổi Sài), một bộ máy chiếu phim, và giúp tỉnh bạn tổ chức chiếu phim lưu động phục vụ cán bộ, nhân dân.

Ngày 17/11/1997, nhận lời mời của Tỉnh uỷ, Chính quyền tỉnh Hủa Phăn, Đoàn đại biểu Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La đã thăm chính thức và làm việc tại tỉnh Hủa Phăn. Hai bên đã thống nhất hàng năm nếu điều kiện cho phép trong các dịp lễ tết, lễ hội hai tỉnh sẽ tổ chức giao lưu văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao.[49].

Tháng 12/1999, đoàn Đại biểu cấp cao của tỉnh Sơn La đã sang thăm và làm việc tại tỉnh Hủa Phăn; trong thời gian làm việc ở đây đoàn đã dự cuộc mít tinh trọng thể do Tỉnh uỷ, Uỷ ban Chính quyền tỉnh Hủa Phăn tổ chức tại

huyện Viêng Xay kỉ niệm 30 năm ngày thành lập huyện Viêng Xay; 79 năm ngày sinh của Chủ tịch Caysỏnphômvihản; chào mừng thành công của Đại hội Đảng bộ tỉnh Hủa Phăn lần thứ VI, tuyên bố năm du lịch Lào 1999 – 2000.

Đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Sơn La còn thăm Hội chợ thương mại của tỉnh Hủa Phăn tổ chức tại huyện Viêng Xay, tham dự các hoạt động lễ hội do bạn tổ chức. Đoàn cũng dành thời gian đến thăm và tặng quà Huyện uỷ, Uỷ ban Chính quyền hyện Viêng Xay, Ban quản lý Bảo tàng cách mạng Viêng Xay, Nhà bảo tàng Caysỏnphômvihản, thăm một số cán bộ lão thành cách mạng tại thị xã Sầm Nưa. Ngoài ra tỉnh Sơn La còn trao tặng tỉnh Hủa Phăn một bộ máy phát hình màu 300W đặt tại thị xã Sầm Nưa.

Tháng 4/2000 đoàn đại biểu cấp cao của Sơn La đã sang thăm tỉnh Luông Pha Băng. Trong thời gian ở đây đoàn đã tham dự Lễ hội kỉ niệm năm du lịch Lào (1999 – 2000); thăm Hội chợ triển lãm hàng thủ công nghiệp – nông nghiệp của tỉnh Luông Pha Băng; tham dự các hoạt động đón tết BunPiMay của nhân dân các bộ tộc tỉnh Luông Pha Băng, thăm các danh lam thắng cảnh ở đây…

Bên cạnh các hoạt động văn hoá, tham quan của tỉnh Sơn La đối với các tỉnh Bắc Lào, trong những ngày hội văn hoá, thể thao của các dân tộc Sơn La cũng đều có các đoàn đại biểu của các tỉnh Bắc Lào sang tham dự.

2.2.4. An ninh quốc phòng

Từ năm 1986 đến 1990, Sơn La đã phối hợp với tỉnh Bò Kẹo giải quyết tốt vấn dề an ninh quốc phòng. Trên cơ sở đó từng bước củng cố tổ chức Đảng, Chính quyền, các đoàn thể quần chúng của địa phương nhằm tạo được thực lực quản lý toàn diện về chính trị xã hội, an ninh quốc phòng sản xuất và đời sống của nhân dân các tỉnh Bò kẹo.

Tuy nhiên khu vực biên giới Việt - Lào luôn nằm trong âm mưu của các lực lượng thù địch nhằm chống phá cách mạng Việt Nam và cả Đông Dương. Bọn phỉ trên đất Lào tăng cường hoạt động chống phá cách mạng Lào với âm mưu thành lập “Mặt trận dân chủ người H’Mông”. Nhiều toán phỉ đã xâm nhập, hoạt động ở các tỉnh biên giới phía Tây nước ta, tuyên truyền lôi kéo người H’Mông di cư sang Lào. Năm 1986, khoảng 50 đến 60 tên phỉ hoạt động mạnh ở biên giới Việt - Lào, với âm mưu phá hoại vùng biên giới. Trước tình hình đó Chính quyền Cách mạng Lào đã có những biện pháp cứng rắn để khống chế các hoạt động của chúng.

Theo yêu cầu của bạn, thi hành chỉ thị 60 của Bộ tổng tham mưu về đảm bảo an ninh chính trị ở khu vực ngoại biên, Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng Sơn La đã cử hai đội công tác sang giúp Lào.

Để phát huy sức mạnh toàn dân trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới tổ quốc; hạn chế hiện tượng di dịch cư hai bên biên giới Việt - Lào; ngày 25/10/1989, Hội nghị Quốc phòng giữa hai tỉnh Sơn La - Hủa Phăn được tổ chức, nhằm bàn biện pháp ngăn chặn việc dân di cư sang Lào và ra Qui chế buộc những người đã di cư sang phải trở lại Việt Nam. Với những biện pháp ngăn chặn kịp thời của hai tỉnh Sơn La - Hủa Phăn, lại được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân hai bên biên giới, đến năm 1990 việc di dịch cư đã được hạn chế.

Ngày 1/3/1990, Hiệp định về Qui chế biên giới Việt- Lào được ký kết, cửa khẩu Pa Háng trở thành cửa khẩu chính. Thực hiện kế hoạch số 169 (15/6/1990) của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Sơn La, bốn huyện có đường biên giới với Lào xây dựng kế hoạch thực hiện theo đúng những nguyên tắc đã đề ra trong Hiệp định. Để thường xuyên bảo vệ quản lý tốt 250km đường biên và 24 cột mốc quốc giới, tỉnh Sơn La đã chỉ đạo các đơn vị cơ sở tuyên truyền, vận động nhân dân trong khu vực; đồng thời phối hợp với ba Trạm kiểm soát

của Lào tuần tra song phương, thông tuyến đoạn biên giới thuộc hai tỉnh quản lý. Trên toàn tuyến biên phòng Sơn La có 6 Trạm kiểm soát tiểu ngạch và một cửa khẩu quốc gia Pa Háng. Quan hệ giữa các đồn biên phòng Sơn La và các Trạm của Lào được duy trì, thường xuyên trao đổi, giải quyết kịp thời các vụ việc xảy ra trong khu vực biên phòng liên quan đến hai bên biên giới.

Tháng 4/ 1991, ông Nguyễn Văn Bang chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng Sơn La đã sang làm việc tại tỉnh Hủa Phăn, trao đổi thống nhất một số nội dung về cửa khẩu phụ, các đường buôn bán tiểu ngạch qua biên giới; đồng thời hai bên cũng thông báo cho nhau biết về tình hình các xã nằm trong khu vực biên phòng. Các đồn biên phòng thường xuyên trao đổi, nắm bắt mọi diễn biến, tình hình có liên quan đến hai bên biên giới; nhất là tình hình xâm canh, xâm cư, di dịch cư của đồng bào H'Mông và tình hình vượt biên, buôn lậu, các hoạt động trái pháp luật khác để cùng nhau giải quyết; vì vậy mối quan hệ giữa hai bên biên giới luôn được giữ vững trên cơ sở tôn trọng chủ quyền và lãnh thổ của mỗi nước.

Tháng 5/1994, trong chuyến thăm và hội đàm của đoàn Đại biểu tỉnh Sơn La với tỉnh Hủa Phăn, về vấn đề an ninh quốc phòng hai tỉnh thống nhất sẽ phối hợp với nhau để thực hiện nghiêm túc Hiệp định Quy chế biên giới quốc gia đã ký giữa hai nước, khẳng định quyết tâm xây dựng 250km đường biên giới giữa Sơn La và hai tỉnh Hủa Phăn, Luông Pha Băng thực sự là biên giới hoà bình và hữu nghị [39].

Tháng 4/1997, trong chuyến công tác tại huyện Xiềng Khọ (Hủa Phăn), lãnh đạo huyện Mộc Châu (Sơn La) đã thống nhất với bạn: Tăng cường nắm và thông báo cho nhau biết về tình hình hoạt động của các phần tử xấu trên địa bàn trong và ngoài khu vực biên giới. Hai huyện cũng nhất trí tăng cường công tác kiểm tra song phương trên tuyến biên giới để kịp thời xử lý những vi phạm về qui chế biên giới. Tạo điều kiện cho chính quyền các xã biên giới tổ

chức Hội nghị trao đổi tình hình biên giới trên địa bàn xã để giải quyết các vấn đề nẩy sinh. Cơ quan an ninh của hai huyện thường xuyên thông báo cho nhau biết tình hình an ninh, trật tự ở vùng biên giới có liên quan đến hai bên để cùng phối hợp giải quyết. Khi công dân của nước bên này trong thời gian lưu trú ở nước bên kia và ngược lại nếu vi phạm pháp luật thì cơ quan công an lập đầy đủ hồ sơ và giao cho bên kia sử lý. Cơ quan công an của hai huyện phối hợp chặt chẽ với nhau trong công tác truy quét tội phạm ở khu vực biên giới, đồng thời có các biện pháp tích cực để ngăn chặn việc buôn bán, vận chuyển thuốc phiện qua biên giới.

Để tạo điều kiện hợp tác với nhau trên nguyên tắc " bình đẳng cùng có lợi", tỉnh Sơn La tích cực mở rộng, tăng cường và ký kết các văn bản hợp tác với các tỉnh Bắc Lào. Tháng 5/1997, tỉnh Sơn La đã thống nhất với tỉnh

Một phần của tài liệu Mối quan hệ hợp tác của tỉnh Sơn La (Việt Nam) với 6 tỉnh Bắc Lào ( Luông Pha Bang, Phong Sa Lỳ, Bò Kẹo, Hủa Phăn, U đôm xay, Luông Nậm Thà) từ năm 1986 - đến năm 2008 (Trang 74 - 86)