HỢP TÁC HỮU NGHỊ CỦA TỈNH SƠN LA VỚI BA TỈNH BẮC LÀO( 1986 – 2000).
Tình hình đất nứơc 10 năm sau chiến tranh( 1975 – 1986), đòi hỏi cả nước và Sơn La phải thực hiện đổi mới toàn diện đất nước, trong đó có đổi
2000, Đảng và Nhà nước chủ trương đổi mới chính sách đối ngoại và thực hiện quan hệ quốc tế mới. Nghị quyết của Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VII( tháng 6 năm 1991) đã chỉ ra “ Nhiệm vụ đối ngoại bao trùm trong thời gian tới là giữ vững hoà bình, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới, vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội… Chúng ta chủ trương và hợp tác bình đẳng cùng có lợi với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị, xã hội khác nhau trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình… không ngừng củng cố, phát triển quan hệ đoàn kết và hữu nghị đặc biệt giữa Đảng và nhân dân ta với Đảng và nhân dân Lào, Đảng và nhân dân Cam – pu - chia anh em. Đổi mới phương thức hợp tác, chú trọng hiệu quả theo nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng độc lập chủ quyền và lợi ích chính đáng của nhau”.
Trong chiến lược ổn định kinh tế xã hội đến năm 2000, về quan điểm và mục tiêu phát triển, Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VII ( tháng 6 năm 1991) đã nêu rõ: “ Mở rộng quan hệ kinh tế với tất cả các nứơc, các tổ chức quốc tế, các công ty và tư nhân nứơc ngoài trên nguyên tắc giữ vững độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi. Phát huy tinh thần độc lập tự chủ, không ỷ lại vào bên ngoài, khai thác tối đa mọi lợi thế và nguồn lực của đất nước là điều kiện cơ bản để mở rộng có hiệu quả kinh tế đối ngoại…”. Về chính sách kinh tế đối ngoại Đại hội đã nhấn mạnh: “ Đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ kinh tế với mọi quốc gia, mọi tổ chức kinh tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi. Củng cố và tăng cường vị trí ở các thị trường quen thuộc và với các bạn hàng truyền thống, tích cực thâm nhập, tạo chỗ đứng ở các thị trường mới, phát triển các quan hệ mới.”
Đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng ( tháng 6/1996) đã nêu lên các định hướng phát triển đất nứơc trong đó có nội dung: “ Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, mở rộng, đa phương hoá và đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại với tinh thần Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển. Mở rộng quan hệ đối ngoại nhân dân, quan hệ với các tổ chức phi Chính phủ, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ rộng rãi của nhân dân các nước, góp phần thúc đẩy xu thế hoà bình, hợp tác, phát triển.”
Chính sách đổi mới của Đảng được thực hiện theo tinh thần các Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986), VII( 1991), VIII(1996) và thực hiện chỉ thị Trung ương Đảng về “ Mở rộng và đổi mới hoạt động đối ngoại nhân dân”, với mục tiêu nhằm “ làm cho nhân dân thế giới hiểu rõ đất nước và con người Việt Nam”. Chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta là tranh thủ thiện cảm, sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân các nước với công cuộc đổi mới, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc của nhân dân ta. Tăng cường tình hữu nghị, mở rộng quan hệ hợp tác với nhân dân các nứơc trên thế giới, bày tỏ sự đoàn kết ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội. Đấu tranh với những quan điểm ý đồ và hành động xấu của một số ngưòi và tổ chức nước ngoài đối với ta. Tham gia tích cực góp phần duy trì và đổi mới hoạt động của các tổ chức quốc tế mà ta là thành viên phù hợp với tình hình mới của thế giới.
Vận dụng đường lối, chính sách của Đảng vào hoàn cảnh cụ thể thực tế của tỉnh Sơn La lúc này, Đảng bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh đã tăng cường mối quan hệ và tổ chức lãnh đạo các hoạt động hợp tác với các tỉnh Bắc Lào, mối quan hệ trên tất cả các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng.