HOẠT ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC CỦA TỈNH SƠN LA VỚI 6 TỈNH BẮC LÀO( HỦA PHĂN, LUÔNG PHA BĂNG, BÒ KẸO, PHONG

Một phần của tài liệu Mối quan hệ hợp tác của tỉnh Sơn La (Việt Nam) với 6 tỉnh Bắc Lào ( Luông Pha Bang, Phong Sa Lỳ, Bò Kẹo, Hủa Phăn, U đôm xay, Luông Nậm Thà) từ năm 1986 - đến năm 2008 (Trang 88 - 125)

SƠN LA VỚI 6 TỈNH BẮC LÀO( HỦA PHĂN, LUÔNG PHA BĂNG, BÒ KẸO, PHONG SA LỲ, U ĐÔM XAY VÀ LUÔNG NẶM THÀ) TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2008.

3.2.1. Về chính trị:

Trong những năm 2000 - 2003, tỉnh Sơn La tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân củng cố và phát huy tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt, sự hợp tác toàn diện lâu dài giữa các dân tộc của hai nước Việt Nam - Lào. Nhất là nhân dân vùng biên giới chủ động giúp đỡ nhau trong việc phát

triển kinh tế - xã hội, bảo vệ đường biên và cột mốc biên giới quốc gia có hiệu quả. Tăng cường sự phối hợp có hiệu quả giữa Sơn La với các tỉnh Bắc Lào, đặc biệt là tỉnh Hủa Phăn, Luông Pha Băng trên các lĩnh vực quản lý biên giới, phòng chống tội phạm, ngăn chặn truyền học đạo trái phép, di dịch cư tự do… giải quyết các vấn đề liên quan trên nguyên tắc hoà bình, hợp tác hữu nghị, đúng qui định của pháp luật quốc tế và đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.

Tăng cường các cuộc tiếp xúc giữa lãnh đạo tỉnh Sơn La với lãnh đạo các tỉnh của Lào để cùng nhau trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau trong công tác xây dựng hoạt động của Đảng, Chính quyền công tác vận động quần chúng; đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch hợp tác giữa hai bên; ký kết phương hướng kế hoạch hợp tác những năm tiếp theo, làm cơ sở cho các ngành, các địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả.

Nhân kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng thị xã Sầm Nưa tỉnh Hủa Phăn (11/4/1953 - 11/4/2003) , tỉnh Sơn La đã cử đoàn đại biểu cấp cao sang tham dự lễ kỉ niệm, cùng nhau ôn lại truyền thống đoàn kết gắn bó keo sơn Việt Nam - Lào, Sơn La - Hủa Phăn.

Trong thời gian qua tỉnh Sơn La đã tạo điều kiện cho các cơ quan, Ban , Ngành địa phương của tỉnh được sang thăm và làm việc với các tỉnh Bạn, cũng như đón các đoàn của tỉnh Bạn sang giao lưu, học tập trao đổi kinh nghiệm. Đoàn Đại biểu cấp cao tỉnh Sơn La đã ký kết văn bản hợp tác với các tỉnh bạn như: Luông Pha Băng,U Đôm Xay, Phong Sa Lỳ, Hủa Phăn. Hoàn thành phê duyệt dự án hợp tác phát triển kinh - xã hội với các tỉnh Bắc Lào đến năm 2010. Năm 2004 tỉnh Sơn La đã tiến hành hội đàm cấp cao và ký kết văn bản hợp tác kinh tế - văn hoá với các tỉnh Bắc Lào gồm: Hủa Phăn, U Đôm Xay, Bò Kẹo, Luông Nặm Thà và Phong Sa Lỳ.

Việc ký kết và thực hiện các văn bản hợp tác mọi mặt giữa các huyện của tỉnh Sơn La với các huyện của các tỉnh Bắc Lào cũng được đẩy mạnh. Đến năm 2004 đã có 6 huyện, thị của tỉnh Sơn La ký kết hợp tác toàn diện với 5 huyện của tỉnh Hủa Phăn và 1 huyện của tỉnh Luông Pha Băng.

Hàng năm nhân các ngày lễ lớn, những ngày kỉ niệm trọng đại Sơn La và các tỉnh bạn Lào đều có thư chúc mừng, cử các đoàn đại biểu sang tham dự lễ kỉ niệm, tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm tuyên truyền và thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác như: Tết cổ truyền Bun Pi May Lào 2003, tổ chức kỷ niệm trọng thể 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 25 năm ngày kí kết Hiệp định hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào… Làm tốt công tác tuyên truyền thông tin trên các phương tiện đại chúng về tình đoàn kết, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Sơn La và các tỉnh Bắc Lào. Qua đó nhận thức của cán bộ, nhân dân, chiến sĩ các lực lượng vũ trang Sơn La và các tỉnh bạn Lào ngày càng được nâng cao.

Tính từ năm 2002 đến 6 tháng đầu năm 2004, đã có 27 đoàn với 357 lượt người của tỉnh Sơn La sang thăm và làm việc với các tỉnh Bắc Lào; 35 đoàn với 687 lượt người của các tỉnh Bắc Lào sang thăm hữu nghị và tìm cơ hội hợp tác đầu tư với tỉnh Sơn La.

Trên cơ sở tăng cường trao đổi thông tin, tìm hiểu và khảo sát tiềm năng, thế mạnh của mỗi tỉnh. Uỷ ban Nhân dân tỉnh Sơn La đã chỉ đạo các cấp, các ngành chủ động xây dựng kế hoạch hợp tác trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền và khả năng thực tế mỗi bên.

Tỉnh Sơn và Hủa Phăn đã thường xuyên chủ động giúp đỡ lẫn nhau trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ đường biên - mốc quốc giới, xây dựng đường biên giới hữu nghị. Hai tỉnh đã cử các đoàn đại biểu, các đoàn chuyên môn sang thăm làm việc, tham quan trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau.

Tỉnh Sơn La đã cử 39 đoàn với 396 lượt người, tỉnh Hủa Phăn đã cử 41 đoàn với 365 lượt người sang thăm và làm việc tại tỉnh Sơn La.

Sơn La, Hủa Phăn tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành, các đơn vị, tổ chức chính trị, các đoàn thể, các địa phương hai tỉnh trao đổi kinh nghiệm và giúp đỡ lẫn nhau. Lãnh đạo cấp cao hai tỉnh đã thăm và làm việc chính thức hai lần, để đánh giá việc tổ chức thực hiện các văn bản đã ký kết và bàn bạc thống nhất phương hướng, giải pháp thực hiện trong những năm tiếp theo.

Từ năm 2000 - 2004, tỉnh Sơn La và tỉnh Luông Nặm Thà đã cử một số đoàn đại biểu cấp cao, đoàn công tác chuyên môn sang thăm, tham quan học tập kinh nghiệm, lẫn nhau, chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Nhận lời mời của Đảng bộ, Chính quyền tỉnh Phong Sa Lỳ từ ngày 15 - 20/5/2005 đoàn địa biểu cấp cao tỉnh Sơn La do ông Hoàng Chí Thức, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã sang thăm chính thức tỉnh Phong Sa Lỳ. Tiếp tục duy trì việc gặp gỡ trao đổi của các đoàn đại biểu cấp cao hai tỉnh, tạo điều kiện cho các ngành, các địa phương và đơn vị của hai tỉnh tăng cường hơn nữa việc triển khai thực hiện nội dung hợp tác giúp đỡ lẫn nhau.[73]

Như vậy, trong 6 tháng đầu năm 2005, tỉnh Sơn La đã tiến hành hội đàm cấp cao và ký kết biên bản ghi nhớ với 3 tỉnh phía Bắc của nước CHDCND Lào gồm: tỉnh Hủa Phăn, Phong Sa Lỳ và Luông Nặm Thà. Tỉnh Sơn La cùng với các tỉnh Bắc Lào đã tuyên truyền, giáo dục, và tổ chức thực hiện tốt đường lối chính sách của hai Đảng, hai Nhà nước truyền thống đoàn kết, hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào. Sơn La và các tỉnh Bắc Lào. Chủ động chỉ đạo các ngành, địa phương, đơn vị tổ chức thực hiện văn bản hợp tác giữa Sơn La với các tỉnh Bắc Lào để hợp tác giúp đỡ lẫn nhau trong phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giữ vững an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Năm2006 Sơn la đã tổ chức thành công Hội nghị lãnh đạo 3 tỉnh: Sơn La - Hủa Phăn - Luông Pha Băng về hợp tác xây dựng biên giới Việt Nam - Lào ổn định và phát triển toàn diện giai đoạn 2006 - 2010. Tính từ đầu năm 2006 đến đầu năm 2007, đã có 33 đoàn vào tỉnh Sơn La với 390 lượt người trong đó có 1 đoàn đại biểu cấp cao tỉnh bạn và 31 đoàn với 66 luợt người, trong đó có 2 đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Sơn La bằng 40 lượt người.[78]

Riêng đối với các tỉnh có chung đường biên giới (Hủa Phăn, Luông Pha Băng). Tỉnh Sơn La đã cử 51 đoàn với 295 lượt người sang thăm hữu nghị và làm việc, thực hiện dự án, hướng dẫn kỹ thuật… Đồng thời tỉnh Sơn La cũng đón tiếp và làm việc với các đoàn đại biểu của tỉnh Hủa Phăn, Luông Pha Băng sang thăm làm việc tại Sơn La.

Cho đến cuối năm 2006 đã có 6 huyện và thị xã của tỉnh Sơn La ký kết hợp tác toàn diện với 5 huyện của tỉnh Hủa Phăn, và 1 huyện của tỉnh Luông Pha Băng. Ba tỉnh cũng đã phối hợp tăng cường tuyên truyền, giáo dục lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc về truyền thống đoàn kết, hưu nghị đặc biệt giữa Việt Nam - Lào, Sơn La - Hủa Phăn - Luông Pha Băng. Vận động và giáo dục cho nhân dan chấp hành nghiêm Quy chế biên giới; chủ động phối hợp giải quyết những vấn đề nảy sinh có ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề an ninh khu vực và biên giới. Chủ động thông báo tình hình cho nhau, cùng nhau bàn bạc và thống nhất giải quyết những vấn đề liên quan, làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch chống phá cách mạng hai nước, góp phần ổn đinh tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội của mỗi tỉnh.

Thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, coi trọng quan hệ với các nước láng giềng khu vực, năm 2007 - 2008 mối quan hệ hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc Lào ngày càng được tăng cường hơn. Năm 2007, tỉnh Sơn La đã phối hợp với các tỉnh Bắc Lào tổ chức các hoạt động thiết thực:

Kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 30 năm ngày kí kết Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Lào đoàn đại biểu cấp cao 6 tỉnh bắc Lào do các uỷ viên Trung ương Đảng nhân dân cách mạng Lào, Bí thư Tỉnh uỷ, Tỉnh trưởng của 6 tỉnh làm trưởng đoàn đã sang thăm làm việc và tham dự Lễ mít tinh kỉ niệm tại tỉnh Sơn La. Tỉnh Sơn La cũng đã cử đoàn đại biểu cấp cao của tỉnh sang tham dự lễ kỉ niệm do các tỉnh: Luông Pha Băng, Phong Sa Lỳ, U Đôm Say tổ chức. Tính từ năm 2001 đến 2007, đã có 195 đoàn với 1593 lượt người của tỉnh Sơn La sang thăm làm việc tại các tỉnh Bắc Lào; 218 đoàn với 2192 lượt người của các tỉnh Bắc Lào sang thăm làm việc tại tỉnh Sơn La. Tháng 10 năm 2008, Sơn La tổ chức Lễ công nhận thị xã Sơn la lên thành phố loại 3, các đoàn đại biểu của các tỉnh Bắc Lào đã sang tham dự và chúc mừng.

Những hoạt động về mối quan hệ hợp tác, của tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc Lào những năm 2000-2008 là phong phú, thiết thực. Những hoạt động này không chỉ có thăm hỏi hữu nghị, nâng cao ý thức chính trị, thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết, xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, mà còn thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, cải thiện nâng cao đời sống nhân dân về tinh thần, vật chất…do Nhà nước Việt Nam và Lào đã đặt ra.

3.2.2. Về kinh tế, khoa học kỹ thuật.

Thực hiện Hiệp định về hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật giữa Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, từ năm 2000 đến năm 2001, tỉnh Sơn La tiếp tục cử các đoàn cán bộ sang các tỉnh Bắc Lào để khảo sát tình hình kinh tế và giúp đỡ các tỉnh bạn trong một số lĩnh vực như sau: Tặng bạn 300Kg ngô lai, 2000 cây nhãn ghép, bán cho bạn 500Kg giống lúa thuần IR352,và 500Kg đậu tương DT99. Các doanh nghiệp của tỉnh Sơn La đã kí hợp đồng thực hiện với tỉnh Hủa Phăn về khảo sát, lập dự án, thiết kế kĩ thuật bản vẽ thi công công

trình đường giao thông Sốp Bâu - Pa Háng (Mộc Châu), dài 24Km và đường lên xuống hai đầu bến phà Sốp Bâu trị giá 11100USD. Tính đến ngày 01/10/2001, tổng kim ngạch trao đổi hàng hoá giữa tỉnh Sơn La và các tỉnh Bắc Lào ước tính trị giá là 300.000USD.

Trong năm 2002, tỉnh Sơn La đã tiếp tục thực hiện các chương trình hợp tác phát triển kinh tế trên các lĩnh vực thương mại – du lịch, hợp tác đầu tư, sản xuất nông - lâm nghiệp, thuỷ sản, xây dựng kết cấu hạ tầng …Dựa vào tiềm năng, thế mạnh của Sơn La và các tỉnh Bắc Lào trên cơ sở hai bên cùng có lợi và tôn trọng chủ quyền của nhau. Về quan hệ thương mại dịch vụ và đầu tư với tỉnh Hủa Phăn cũng được đẩy mạnh. Các mặt hàng chủ yếu Sơn La bán sang là: Xi măng, sắt thép, hàng tiêu dùng thiết yếu… Sơn La nhập về các mặt hàng như: Gỗ, tre, gạo nếp…

Tỉnh Sơn La còn tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế, hộ gia đình…Tăng cường mua bán trao đổi hàng hoá như: Vật tư nông nghiệp, nông lâm sản, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng…với số lượng và quy mô ngày càng tăng. Tạo điều kiện cho nhân dân hai bên biên giới được mua bán trao đổi các mặt hàng nông lâm sản theo phương thức hàng đổi hàng. Tiếp tục hoàn thiện lập dự án và xây dựng trung tâm thương mại – Du lịch tại các cửa khẩu Chiềng Khương, Pa háng, Nà cài. Tiếp tục cung cấp các dịch vụ nông nghiệp, giao thông như: Tư vấn xây dựng bản đồ thổ nhưỡng, thiết kế xây dựng các công trình thuỷ lợi, giao thông …Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp của Sơn La sang các tỉnh Bắc Lào dự đấu thầu, nhận thầu kí kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế.

Không chỉ có vậy Sơn La còn tạo mọi điều kiện giúp đỡ các tỉnh của Lào về học tập và nghiên cứu kinh nghiệm phát triển nông – lâm nghiệp, chuyển giao cho bạn kĩ thuật trồng trọt và chăn nuôi một số giống cây trông

vật nuôi; cung cấp cho các tỉnh của Lào các loại giống cây, con, thuốc trừ sâu, phân bón…

Riêng đối với tỉnh Phong Sa Lỳ, tỉnh Sơn La đã phối hợp với tổng công ty mía đường II tư vấn lập luận chứng kinh tế - kĩ thuật, đào tạo cán bộ quản lí, công nhân vận hành, cử chuyên gia chuẩn bị xây dựng vùng nguyên liệu và nhà máy đường cho tỉnh Phong Sa Lỳ; tư vấn quy hoạch vùng chè, cử chuyên gia sang hướng dẫn cách trồng, chăm sóc và chế biến chè; tư vấn đào tạo công nhân vận hành, sản xuất giống con nuôi, phương pháp chuyển giao kĩ thuật cho bạn.

Về giao thông vận tải và xây dựng: Đã tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp của Sơn La tham gia đấu thầu thi công các công trình xây dựng trên các tỉnh Bắc Lào. Củng cố phát triển tuyến vận tải giữa Sơn La và Hủa Phăn; chuẩn bị các điều kiện khai thông tuyến đường Nà Cài – Nà Noong (thuộc huyện Yên Châu). Tiếp tục đầu tư xây dựng các hạng mục trường học, trạm xá, trung tâm thương mại, trạm chuyển tiếp truyền hình, bếnh xe khu vực cửa khẩu…với số vốn là 4 tỷ.

Trong năm 2002, Sơn La đã đầu tư 20 tỷ để nâng cấp 30,5Km từ Km 0 đến Km 30+500 của tuyến đường ra biên giới Cò Nòi – Nà Cài - Cột mốc E4 đạt cấpV miền núi, với vốn dự toán là 30 tỷ đồng. Đồng thời Sơn La còn đầu tư 10 tỷ đồng để mở mới đoạn đường từ trạm kiểm soát Lạnh Bánh (Nậm Lạnh, Sông Mã) đến biên giới Việt – Lào (cột mốc C9-D1), dài 20 Km đạt cấp V miền núi, vốn dự toán là 30 tỷ đồng.

Năm 2002, tỉnh Sơn La cũng đã tổ chức đoàn cán bộ sang làm việc với tỉnh Bò Kẹo về việc thực hiện nhiệm vụ chính phủ Việt Nam giao cho tỉnh Sơn La giúp tỉnh Bò Kẹo việc nâng cấp bệnh viện Tôn Phậng. Sơn La cón giúp bạn làm công trình nhà lớp học 2 tầng. 6 phòng học, trường trung học phổ thông Phăn La (Hủa Phăn), được khởi công tháng 12 năm 2002. Như vậy

trong năm 2002 Sơn La đã kí kết và thực hiện các văn bản hợp tác với một số tỉnh Bắc Lào: Phong Sa Lỳ, Luông Pha Băng, U Đôm Say, Hủa Phăn, Bò Kẹo. Các tỉnh Bắc Lào cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và các đơn vị kinh tế của tỉnh Sơn La được tham gia kí kết hợp đồng kinh tế về sản xuất kinh doanh, đặt văn phòng giao dịch các cơ sở kinh doanh thương mại tại các

Một phần của tài liệu Mối quan hệ hợp tác của tỉnh Sơn La (Việt Nam) với 6 tỉnh Bắc Lào ( Luông Pha Bang, Phong Sa Lỳ, Bò Kẹo, Hủa Phăn, U đôm xay, Luông Nậm Thà) từ năm 1986 - đến năm 2008 (Trang 88 - 125)