Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (Trang 52 - 56)

I. Công việc thựchiện trớc kiểm toán

2. Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán

Do kiểm toán là một lĩnh vực còn khá mới mẻ đối với Việt Nam, không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều có sự nhận thức và hiểu biết thấu đáo về kiểm toán. Hơn nữa, trong mỗi cuộc kiểm toán, luôn có khả năng kiểm toán viên không lờng hết đợc mọi yếu tố tiềm tàng có thể xảy ra. Vì vậy, với thái độ thận trọng nghề nghiệp, AASC luôn cho rằng bất kỳ cuộc kiểm toán nào cũng đều có khả năng xảy ra rủi ro. Do đó, việc đánh giá ban đầu về rủi ro khi chấp nhận một hợp đồng kiểm toán là bớc công việc mà các kiểm toán viên của AASC luôn tiến hành trong mọi cuộc kiểm toán.

Rủi ro kiểm toán, theo quan điểm của AASC, là rủi ro mà khi việc chấp nhận một khách hàng mới hay tiếp tục kiểm toán cho một khách hàng cũ gây ra những hậu quả bất lợi cho kiểm toán viên hay làm tổn hại đến uy tín của Công ty.

Do việc đánh giá rủi ro kiểm toán có ảnh hởng đến toàn bộ cuộc kiểm toán, mặt khác việc đánh giá này mang tính xét đoán nghề nghiệp, nên Ban Giám đốc AASC thờng sẽ cử ra một thành viên của Ban Giám đốc (thờng là Phó Giám đốc), là một ng- ời có trình độ chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm, chịu trách nhiệm đánh giá rủi ro kiểm toán, xem xét khả năng chấp nhận kiểm toán cho khách hàng.

Việc đánh giá này đợc thực hiện trên cơ sở thu thập các thông tin chung nhất về khách hàng nh lĩnh vực hoạt động, cơ cấu tổ chức, khả năng tài chính, môi trờng hoạt động, tính liêm chính của Ban lãnh đạo... để tiến hành xếp loại khách hàng vào một trong ba loại: khách hàng rủi ro ở mức thông thờng, khách hàng rủi ro ở mức có thể kiểm soát đợc hay khách hàng rủi ro ở mức cao. Kết luận này đợc đa ra căn cứ vào Bảng câu hỏi - Đánh giá ban đầu về khách hàng theo mẫu có sẵn tại Công ty.

∗ Một khách hàng đợc coi là có rủi ro ở mức thông thờng nếu:

- Hoạt động kinh doanh của đơn vị có thể đứng vững đợc và có triển vọng phát triển dài hạn.

- Doanh nghiệp có hệ thống tài chính và hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu quả. - Doanh nghiệp áp dụng các chính sách kế toán ít thay đổi.

- Đơn vị có khả năng tuân thủ các yêu cầu Báo cáo tài chính về mặt thời gian. - Đơn vị có bộ phận quản lý có năng lực chuyên môn, chính trực, bao gồm những nhà quản lý tài chính và kế toán thông hiểu tình hình kinh doanh và các quyết định của Ban Giám đốc.

∗ Một đơn vị đợc coi là có rủi ro ở mức cao nếu: đơn vị có khả năng gây ra cho hàng kiểm toán phải chịu tổn thất một khoản tiền do vớng vào một vụ kiện với khách hàng, hoặc gây mất uy tín của hàng kiểm toán. Theo đó, Công ty không nên chấp nhận những đơn vị nh vậy làm khách hàng của mình.

∗ Một đơn vị đợc coi là có rủi ro ở mức kiểm soát đợc nếu rủi ro cao hơn mức thông thờng nhng cha đến mức quá cao.

Việc đánh giá về khách hàng phụ thuộc vào thực tế và khả năng suy đoán dựa trên sự đánh giá tổng thể và kinh nghiệm của kiểm toán viên. Nếu khách hàng đợc đánh giá ở mức rủi ro thông thờng thì kiểm toán viên có thể chấp nhận kiểm toán cho khách hàng mà không cần phải điều tra xem xét gì thêm. Còn khách hàng rủi ro ở mức kiểm soát đợc và rủi ro ở mức cao thì kiểm toán viên phải có những suy xét và cách xử lý thích hợp trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán và thực hiện kiểm toán.

Để minh hoạ cho nội dung của chuyên đề này, em xin đợc trình bày về việc lập kế hoạch kiểm toán Công ty liên doanh J-VNCanFood là một trong những loại hình doanh nghiệp là khách hàng chủ yếu của AASC hiện nay.

Công ty liên doanh J-VCanFood là khách hàng thờng niên của AASC, Ban Giám đốc của AASC quyết định cử Phó Giám đốc 1 tham gia vào cuộc kiểm toán này do Công ty liên doanh J-VCanFood là khách hàng có quy mô lớn nên đòi hỏi trách nhiệm cao của AASC về Báo cáo kiểm toán phát hành. Phó Giám đốc sẽ chịu trách nhiệm đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán, xem xét khả năng chấp nhận kiểm toán cho khách hàng. Phó Giám đốc sẽ đại diện cho AASC tổ chức các buổi gặp và thảo luận trực tiếp với Ban Giám đốc khách hàng. Do đây là khách hàng thờng niên của AASC nên các thông tin chủ yếu về khách hàng này đã có trong hồ sơ kiểm toán năm trớc, do đó năm nay trong cuộc thảo luận với Ban Giám đốc khách hàng, ngời đại diện của AASC chỉ quan tâm tới những biến động lớn trong bộ máy quản lý, hoạt động kinh doanh, kết quả tài chính và đặc biệt là các thủ tục, chính sách kế toán... của khách hàng, đồng thời yêu cầu Ban Giám đốc khách hàng cung cấp các Báo cáo tài chính của năm kiểm toán, có kèm theo báo cáo của Ban Giám đốc thể hiện trách nhiệm của Ban Giám đốc trong việc trình bày trung thực, hợp lý của thông tin trên các Báo cáo tài chính.

Thông qua việc xem xét lại thông tin về khách hàng trong hồ sơ kiểm toán năm trớc, thảo luận trực tiếp với khách hàng và xem xét sơ bộ các Báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp cũng nh các thông tin khác có liên quan đến khách hàng, kiểm toán viên đã rút ra các nhận xét ban đầu nh sau:

Công ty liên doanh J-VCanFood là một công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đồ hộp đợc thành lập theo Giấy phép đầu t số 1769/GP ngày 09/12/1996 của Bộ Kế hoạch và Đầu t. Đứng đầu Công ty liên doanh J-VCanFood là ông Seiko

Teradaki, một thơng gia Nhật Bản có nhiều kinh nghiệm trong quản lý và có nhiều năm kinh doanh trong lĩnh vực đồ hộp.

Năm 1996 Công ty liên doanh J-VCanFood đợc thành lập và đi vào hoạt động, ông Seiko Teradaki làm Giám đốc điều hành Công ty, ông là một ngời Nhật có phơng pháp trong việc tiếp cận phần lớn các tình huống trong đời sống cũng nh trong kinh doanh, có xu hớng tuân theo các quy định mà không linh hoạt trong việc thay đổi các quy tắc. Tuy vậy, ông cũng luôn tỏ ra khá thực tiễn và luôn kiên cờng để thích nghi một cách từ từ với những ý tởng và tình huống mới trong một thời gian dài. Ông đặc biệt quan tâm đến các hoạt động tài chính, kế toán với mong muốn các hoạt động này phải phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính của đơn vị và cung cấp thông tin chính xác cho quản lý điều hành.

ở Việt Nam, lĩnh vực sản xuất đồ hộp tuy không còn mới mẻ nhng có nhiều tiềm năng phát triển: Đất nớc Việt Nam có đến 3200 km bờ biển kéo dài từ Bắc chí Nam và 100.000 ha ao hồ, 300.000 ha ruộng trũng. Đội ngũ thuyền viên của Việt Nam đợc đánh giá là có tay nghề cao, đội tàu có khả năng đánh bắt xa bờ cũng là một trong những lợi thế to lớn. Hơn nữa,Việt Nam có lực lợng lớn công nhân chế biến có kinh nghiệm, cần cù, chịu khó rất phù hợp cho việc phát triển nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thuỷ sản dùng cho xuất khẩu. Đối tợng phục vụ chính của Công ty là nhu cầu ăn uống hằng ngày, vì vậy, ngoài yếu tố về chất lợng, giá cả, thị hiếu thì vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng quan trọng. Do vậy yêu cầu về sản phẩm của công ty hiện nay ngày càng khắt khe hơn. Mặt khác hàng tiêu dùng nội địa ngày càng phong phú do đến từ nhiều phía: hàng nhập ngoại, hàng sản xuất trong nớc của nhiều công ty đầu t và liên doanh của nớc ngoài nên sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn.

Qua xem xét các Báo cáo tài chính do Công ty liên doanh J-VCanFood cung cấp cũng nh phỏng vấn trực tiếp Ban Giám đốc Công ty khách hàng, chủ nhiệm kiểm toán thấy rằng Công ty liên doanh J-VCanFood đang hoạt động có lãi và không có nhân tố nào ảnh hởng tới tính liên tục hoạt động của Công ty cho đến thời điểm kiểm toán.

Sau khi xem xét phân tích, chủ nhiệm kiểm toán sẽ sử dụng hiểu biết của mình để trả lời một bảng câu hỏi do máy tính đa ra. Căn cứ vào câu trả lời đối với một vấn đề cụ thể, đặc biệt là xét tầm quan trọng của vấn đề đó tới Báo cáo tài chính, chủ nhiệm kiểm toán sẽ đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán. Rủi ro thấp nhất tơng ứng với số điểm là 0 và cao nhất ứng với số điểm là 380. Chẳng hạn, tính trung thực của

Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc bao giờ cũng đợc quan tâm nhất. Nếu Ban Giám đốc thiếu trung thực, tạo ra những thông tin giả tạo trên Báo cáo tài chính khiến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đợc báo cáo từ lỗ sang lãi hoặc ngợc lại, rủi ro luôn đợc đánh giá ở mức cao.

Đối với Công ty liên doanh J-VCanFood, kết quả đánh giá rủi ro tổng quát về Công ty của kiểm toán viên AASC đợc lu lại trên hồ sơ kiểm toán nh sau:

Bảng số 3: Kết quả đánh giá rủi ro tổng quát

Khách hàng: Công ty liên doanh J-VCanFood

Tổng điểm : 38 điểm trên tổng số 380

Ngời thực hiện: Nguyễn Quốc Hùng

Ngày:

Câu hỏi Câu trả lời

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w