Giải pháp hoàn thiện pháp luật của Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại để hài hoà với cơ chế giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu Cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Trang 73 - 78)

tranh chấp thương mại để hài hoà với cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của ASEAN

Nếu xét về mặt pháp lý thì cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại hiện nay của ASEAN là một cơ chế mang tính pháp lý chặt chẽ, dường như là một bước chuyển mạnh mẽ, mang tính đột phá của Hiệp hội các

quốc gia Đông Nam Á, từ một cơ chế mang tính ngoại giao truyền thống lên một mức độ hoàn thiện cao hơn. Do vậy, để hài hoà hoá pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại trong nước với cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của khu vực, Việt Nam cần xây dựng và ban hành một khung phải lý mang tính chặt chẽ trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp thương mại. Cụ thể, các văn bản chuyên biệt trong việc giải quyết tranh chấp kinh tế phải được hệ thống hoá, tránh sự trùng lặp, chồng chéo lẫn nhau trong quá trình áp dụng để giải quyết các tranh chấp thương mại phát sinh.

Điểu chỉnh chính sách, pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại cho phù hợp với các quy định trong cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của ASEAN. Cần chuẩn bị tốt về luật sư, tài liệu, tài chính và tâm lý khi tham gia các vụ kiện trong ASEAN. Đảm bảo tốt công tác tuyên truyền ý thức pháp luật thương mại quốc tế cho các doanh nghiệp và công chúng để hạn chế xảy ra tranh chấp. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các cam kết quốc tế về giải quyết tranh chấp thương mại cũng như các quy định về giải quyết tranh chấp thương mại của pháp luật trong nước. Đào tạo đội ngũ chuyên gia giỏi để tham gia quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Để xây dựng và phát triển khuôn khổ pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại cho ASEAN, cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền rộng rãi về ASEAN nói chung, pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại ASEAN nói riêng và sự tham gia của Việt Nam trong ASEAN để tiếp tục nâng cao nhận thức của cán bộ các cấp, người dân, doanh nghiệp, qua đó huy động sự tham gia và đóng góp rộng rãi vào tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN.

KẾT LUẬN

Kể từ khi thông qua Hiệp định thương mại tự do ASEAN vào năm 1992, ASEAN đã thể hiện sự quan tâm đến hợp tác kinh tế trong khu vực. Dần dần, ASEAN đã có vị trí trước các tổ chức quốc tế trong khu vực Đông Nam Á. Đề đạt điều này, ASEAN đã không ngừng tăng cường và cải thiện các cơ chế, thể chế, các cơ quan của mình, nâng cao tầm vóc của ASEAN như một tổ chức kinh tế khu vực. ASEAN đã thông qua Tầm nhìn ASEAN 2020 là nền tảng cho Kế hoạch của ASEAN vào năm 2020 và kêu gọi việc thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2020. Để triển khai việc này, các thành viên ASEAN đã tăng cường hợp tác kinh tế khu vực và ký kết các hiệp định thương mại. Quan trọng hơn cả Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã thiết lập được một cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại trên cơ sở học hỏi cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên của các tổ chức thương mại quốc tế. ASEAN đã cải thiện hệ thống giải quyết tranh chấp thương mại của mình từ việc sử dụng các biện pháp ngoại giao chuyển sang các biện pháp dựa trên hệ thống xét xử. Sự chuyển đổi một cách toàn diện này đã được chứng minh trong việc thông qua Nghị định thư năm 2004, được mô phỏng giống như DSU của WTO với sự thành lập Ban hội thẩm độc lập và các phương pháp pháp lý chặt chẽ, đại diện cho một kỷ nguyên mới và thay đổi một trong các trọng tâm của ASEAN.

Tuy nhiên, cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của ASEAN có thể được coi là vẫn trong giai đoạn rất sớm của sự phát triển. Đến nay, trên thực tế chưa có trường hợp tranh chấp thương mại nào được giải quyết theo Nghị định thư năm 2004 và mới đây là Nghị định thư năm 2010. Do đó cơ chế này

chưa được kiểm chứng và bất kì phân tích hiệu quả của cơ chế trong giai đoạn này chỉ mang tính chất suy đoán. Tuy nhiên, việc xem xét các vấn đề thủ tục quan trọng đã phát sinh liên quan đến cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại tại các tổ chức thương mại quốc tế cho thấy rằng trong khi ASEAN đã đi một chặng đường dài để áp dụng các quy định về giải quyết tranh chấp thương mại thì quá trình chuyển đổi này vẫn chưa hoàn thành, khó khăn trong việc áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của ASEAN vẫn có thể phát sinh và con đường ngoại giao vẫn có thể ảnh hưởng tới kết quả của quá trình giải quyết tranh chấp.

Trong hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO, giai đoạn tham vấn có giá trị gia tăng ở chỗ nó cung cấp cho các bên tranh chấp một cơ hội để làm rõ sự kiện pháp lý phát sinh và các yêu cầu của người khiếu nại để xua tan đi những hiểu lầm có thể có là tính chất thực tế của biện pháp bị cáo buộc là vi phạm các quy định của WTO. Điều này đã khiến cho hoạt động tham vấn trở nên hết sức linh hoạt, đặt nền tảng để giải quyết các thủ tục tố tụng tiếp theo. Tính năng này có thể được sử dụng bởi các nước thành viên ASEAN để làm cho cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại được linh hoạt hơn.

Nghị định thư năm 2004 đã mô phỏng cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO. Do đó, có thể nói rằng ASEAN có ý định tạo một cơ chế giải quyết tranh chấp WTO mini trong khu vực ASEAN. Bất kể là thiếu độc đáo, Nghị định thư năm 2004 bề ngoài đã hoàn thành việc chuyển đổi sang cơ chế xét xử đầy đủ tính pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp thương mại trong khu vực ASEAN. Có lẽ, bằng cách áp dụng cơ chế tương tự như DSU, việc chấp nhận Nghị định thư năm 2004 sẽ đảm bảo tám trên mười thành viên ASEAN cũng là thành viên của WTO và DSU đã được coi là cơ chế đáng tin cậy để giải quyết tranh chấp thương mại giữa các thành viên WTO.

Hơn nữa, một thoả thuận quốc tế không kèm theo các biện pháp cụ thể để giải quyết các tranh chấp phát sinh sẽ trở nên vô ích trong thực tế áp dụng. Cơ chế giải quyết tranh chấp được tạo ra để giải thích rõ các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia tham gia ký kết quy định tại các hiệp định. Từ nay đến khi tiến tới thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2020, đó là giai đoạn quan trọng đối với ASEAN, là quãng thời gian để các nước thành viên ASEAN tìm hiểu và áp dụng Nghị định thư năm 2004 khi có tranh chấp thương mại phát sinh. Về mặt thực tiễn, mặc dù là có các quy định và thủ tục về cơ bản là rất cụ thể, rõ ràng và chặt chẽ nhưng kể từ khi ra đời cho đến nay chưa có thành viên nào khởi xướng việc áp dụng Nghị định thư năm 2004. Điều này không có nghĩa là các tranh chấp thương mại không phát sinh và tồn tại mà các thành viên ASEAN vẫn không muốn sử dụng các thủ tục pháp lý mà họ đã thiết lập. Những năm tiếp theo sẽ là những năm quan trọng để ASEAN tiếp tục thông qua và thực hiện các cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại.

Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã cố gắng hết sức, nhưng chắc chắn rằng những hạn chế và thiếu sót trong luận văn là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của Hội đồng khoa học, các thầy cô để luận văn của tôi được hoàn thiện.

Một phần của tài liệu Cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w