PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIÊN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ THƯƠNG MẠ

Một phần của tài liệu Cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Trang 69 - 71)

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ - THƯƠNG MẠI

Gia nhập ASEAN là một trong những quyết sách hết sức quan trọng của Đảng và Nhà nước ta trong việc thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Việc Việt Nam gia nhập ASEAN từ năm 1995 đã và sẽ góp phần biến quan hệ đối ngoại từ trạng thái đối đầu, nghi kỵ lẫn nhau sang hợp tác hữu nghị, mở rộng thị trường, có thêm đối tác, vị thế của Việt Nam ngày càng được khẳng định trong khu vực cũng như trên thế giới. Nhờ việc tham gia ASEAN mà Việt Nam đạt được những lợi ích về kinh tế, thương mại và đầu tư; quan hệ song phương giữa Việt Nam và các nước ASEAN ngày càng thắt chặt. Việt Nam có cơ hội gặp gỡ, trao đổi quan điểm với nhiều nước lớn là các bên đối thoại của ASEAN như Trung Quốc, Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Australia, ... Việc tham gia ASEAN cũng tạo cơ hội để đội ngũ

cán bộ của Việt Nam học hỏi kinh nghiệm khi bước vào tiến trình hội nhập quốc tế.

Nhằm hội nhập vào kinh tế khu vực và quốc tế, Việt Nam đã và đang thực hiện một chính sách kinh tế mở. Mở rộng các quan hệ kinh tế quốc tế, Việt Nam vừa thu hút được vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, vừa nắm bắt được những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến và kinh nghiệm kinh doanh của các quốc gia phát triển. Vấn đề đặt ra là khi mở rộng các quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế chúng ta buộc phải xem xét, chấp nhận các tập quán thương mại quốc tế và các nguyên tắc của luật pháp quốc tế về các lĩnh vực thương mại kinh doanh quốc tế.

Mở rộng các mối quan hệ kinh tế quốc tế đã tác động tích cực vào nền kinh tế của Việt Nam làm các hoạt động kinh doanh trở nên đa dạng, sôi động và đương nhiên sẽ dẫn đến phát sinh các tranh chấp trong hoạt động thương mại ngày càng nhiều và gay gắt. Các chủ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đều quan tâm đến sự bảo đảm về mặt pháp lý cho hoạt động kinh doanh của mình và pháp luật phải đảm bảo đầy đủ các quyền và lợi ích chính đáng của họ khi nảy sinh tranh chấp. Chính vì vậy khi tiến hành đầu tư vào Việt Nam, ngoài các yếu tố đảm bảo về mặt pháp lý cho hoạt động kinh doanh, hiệu quả kinh doanh thì các chủ đầu tư cũng đặc biệt quan tâm tới việc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, giải quyết tranh chấp phải nhanh chóng, hiệu quả mới đảm bảo quyền lợi chính đáng của họ.

Pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại cần được hoàn thiện theo định hướng sau:

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại của Việt Nam cần xác định đúng vị trí, vai trò của quá trình giải quyết tranh chấp thương mại trong bối cảnh Việt Nam hiện nay cũng như phải phù hợp với việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp trong ASEAN.

Để hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại nên có sự nghiên cứu, tham khảo pháp luật của một số quốc gia phát triển, các tổ chức quốc tế nói chung và tổ chức thương mại nói riêng khác bởi quá trình xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của Việt Nam đi sau rất nhiều.

Pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại phải được hoàn thiện theo hướng phù hợp với thực tiễn của Việt Nam trong từng thời kì đồng thời đảm bảo tính khả thi. Không thể xây dựng một khung pháp lý chung chung, mang tính khái quát, đưa ra những vấn đề trong luật nhưng lại không có hướng dẫn cụ thể áp dụng trong thực tiễn.

Bởi sự vận động liên tục, đa dạng của các quan hệ kinh tế - thương mại trong thực tiễn quốc tế cũng như các quan hệ kinh tế - thương mại trong nước, các tranh chấp thương mại sẽ ngày càng phát sinh đa dạng và phức tạp, để cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của Việt Nam hoạt động một cách có hiệu quả, hệ thống pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại của Việt Nam phải mang tính ổn định, hoàn thiện kịp thời để phù hợp với cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

Một phần của tài liệu Cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w