chính thức của ASEAN theo các Nghị định thư
Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển của các cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN từ năm 1976 (từ khi có TAC) đến nay thì thấy rằng các cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN đã và đang được xây dựng một cách hoàn thiện hơn, đáp ứng phần nào yêu cầu thực tiễn hoạt động của khối. Nếu ở TAC, chức năng của Hội đồng cấp cao mới chỉ giới hạn ở việc ghi nhận tranh chấp và khuyến nghị các biện pháp giải quyết tranh chấp thích hợp hoặc làm trung gian, hoà giải nếu các bên thống nhất đề nghị; trong Hiến chương ASEAN vai trò của Cấp cao ASEAN đã được nâng cao với quyền ra quyết định giải quyết tranh chấp. Nghị định thư DSM còn có thêm một cơ chế giải quyết tranh chấp mới hơn so với trước, đó là trọng tài với các nguyên tắc, thủ tục, trình tự nhất định. Theo định nghĩa chung thì trọng tài là một trong những cách giải quyết tranh chấp ở đó các bên tranh chấp có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên thứ ba làm trọng tài để xem xét vụ việc và đưa ra quyết định mang tính bắt buộc đối với các bên tranh chấp. Ở đây, trọng tài chỉ được thành lập nếu có sự chấp thuận của các bên tranh chấp. Tuy nhiên, liệu ASEAN có thực sự sử dụng đến phương thức giải quyết tranh chấp này trên thực tế hay không còn phụ thuộc vào việc các quốc gia thành viên có sẵn lòng để cho “người thứ ba” có cơ hội quyết định cho họ, bất chấp nguyên tắc chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ vốn là nguyên tắc cơ bản trong ASEAN. Trong nhiều trường hợp, ví dụ vấn đề liên quan đến nhân quyền, lợi ích quốc gia luôn được đề cao nhiều khi vượt cả lợi ích của khối. Vì vậy, việc lựa chọn
trọng tài và hiệu quả của quá trình giải quyết tranh chấp này trong thực tiễn ra sao vẫn còn trông chờ ở phía trước. Đây cũng là tình hình chung đối với các cơ chế giải quyết tranh chấp khác của ASEAN. Mặc dù phần lớn các quy định và thủ tục giải quyết tranh chấp trong các cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN về cơ bản là rất rõ ràng, cụ thể và chặt chẽ, nhưng trên thực tiễn, từ khi ra đời cho đến này, các cơ chế này ít khi được sử dụng, nếu các nước thành viên có sử dụng thì cũng chỉ dừng lại ở giai đoạn tham vấn. Khi có tranh chấpxảy ra, các nước thành viên tiến hành tham vấn, sau đó cùng nhau xây dựng thêm các cơ chế nhằm hạn chế sự vi phạm các thoả thuận đã cam kết