Quan điểm hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại của Việt Nam

Một phần của tài liệu Cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Trang 71 - 73)

nhiều.

Pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại phải được hoàn thiện theo hướng phù hợp với thực tiễn của Việt Nam trong từng thời kì đồng thời đảm bảo tính khả thi. Không thể xây dựng một khung pháp lý chung chung, mang tính khái quát, đưa ra những vấn đề trong luật nhưng lại không có hướng dẫn cụ thể áp dụng trong thực tiễn.

Bởi sự vận động liên tục, đa dạng của các quan hệ kinh tế - thương mại trong thực tiễn quốc tế cũng như các quan hệ kinh tế - thương mại trong nước, các tranh chấp thương mại sẽ ngày càng phát sinh đa dạng và phức tạp, để cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của Việt Nam hoạt động một cách có hiệu quả, hệ thống pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại của Việt Nam phải mang tính ổn định, hoàn thiện kịp thời để phù hợp với cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ - THƯƠNG MẠI VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ - THƯƠNG MẠI

3.2.1 Quan điểm hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại của Việt Nam thương mại của Việt Nam

Trong những năm gần đây, ASEAN đã ký kết một số thoả thuận ràng buộc các nước thành viên ASEAN, cụ thể như: Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế của ASEAN năm 1992 thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định khung ASEAN về hợp tác sở hữu trí tuệ, Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ, đầu tư,…Các thoả thuận này xây dựng một

môi trường kinh tế ASEAN năng động. Trong tháng 10 năm 2003, các nước thành viên ASEAN đã thống nhất hướng tới thành lập Cộng đồng ASEAN bao gồm ba trụ cột: Cộng đồng kinh tế ASEAN, Cộng đồng an ninh ASEAN và Cộng đồng văn hoá, xã hội ASEAN, như vậy ASEAN đã chuyển dần từ hợp tác vào hội nhập và Việt Nam là một thành viên của ASEAN, điều đó có nghĩa là Việt Nam cũng sẽ không nằm ngoài quá trình đó. Việt Nam tiến tới hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hơn nữa tức là sẽ có rất nhiều hiệp định thương mại mang tính ràng buộc pháp lý cao được ký kết và điều này sẽ kéo theo sự gia tăng các tranh chấp sẽ phát sinh từ việc giải thích, thực hiện các hiệp định.

Việt Nam là một bộ phận không tách rời của ASEAN và chủ trương tham gia hợp tác ASEAN với phương châm “chủ động, tích cực, và có trách nhiệm”, góp phần xây dựng một ASEAN liên kết chặt chẽ, vững mạnh và là hạt nhân trong cấu trúc mới đang định hình ở khu vực. Việt Nam sẽ chủ động đề xuất các sáng kiến và ý tưởng mới nhằm thúc đẩy hợp tác và tăng cường liên kết ASEAN; tích cực cùng ASEAN giải quyết các vấn đề khó khăn, phức tạp cũng như các thách thức đang đặt ra, nhằm duy trì sức sống cũng như giá trị của Hiệp hội trong hoàn cảnh mới; có trách nhiệm cùng ASEAN nỗ lực thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các thỏa thuận và cam kết đã đề ra, với ưu tiên hàng đầu hiện nay là xây dựng thành công một Cộng đồng ASEAN (AC) vững mạnh, thống nhất và gắn kết. Việt Nam đã hoàn thành nghĩa vụ giảm thuế quan theo Hiệp định về thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) năm 2006 theo đúng tiến độ. Bên cạnh việc tăng cường thúc đẩy hợp tác kinh tế nội khối, Việt Nam rất tích cực tham gia thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN với các nước đối tác bên ngoài, như đàm phán các hiệp định thương mại tự do với nhiều đối tác. Thí dụ: Ký Hiệp định thương mại hàng hóa và Hiệp định thương mại dịch vụ với Trung Quốc (2007); Ký Thỏa thuận về Đối tác kinh tế

toàn diện (tháng 2/2008) với Nhật Bản; Ký Hiệp định thương mại Hàng hóa và Hiệp định Thương mại Dịch vụ với Hàn Quốc, …

Ngày 24/5/2005, Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 được ban hành, nhằm đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước. Một trong những định hướng được nêu trong Nghị quyết số 48 nêu trên là hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế (trọng tài, hoà giải) phù hợp với tập quán thương mại quốc tế. Tham gia các điều ước quốc tế đa phương về tương trợ tư pháp, nhất là các điều ước liên quan tới việc công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định của toà án, quyết định trọng tài thương mại.

Với việc thông qua Nghị định thư năm 2004 và mới đây là Nghị định thư năm 2010, ASEAN đang ngày càng hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại dựa trên hệ thống mang tính chất pháp lý chặt chẽ, thay thế cho cách thức giải quyết tranh chấp truyền thống của ASEAN dựa trên con đường ngoại giao là chủ yếu. Để Việt Nam tham gia có hiệu quả vào cơ chế này, pháp luật Việt Nam về giải quyết các tranh chấp nói chung và giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực kinh tế - thương mại nói riêng cần ngày càng hoàn thiện, thay đổi một cách linh hoạt phù hợp với cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của ASEAN.

Một phần của tài liệu Cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w