Chiến lược phát triển của Công ty trong giai đoạn 2006-2010

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thương mại và vận tải petrolimex hà nội (Trang 38 - 40)

1. Chiến lược phát triển

Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty cùng với việc phân tích thị trường kinh doanh, tôi xin đề xuất một số phương hướng phát triển cho Công ty trong giai đoạn tới:

Thứ nhất, Công ty cần xác định kinh doanh vận tải xăng dầu là lĩnh vực kinh doanh chính tạo nguồn thu và lợi nhuận cho công ty. Tiếp tục giữ ổn định thị phần vận tải trên thị trường truyền thống ở mức 75 - 80%, đảm bào tăng trưởng về sản lượng vận tải bình quân 5%/năm. Cụ thể cần

− Đáp ứng nhu cầu vận tải của Công ty xăng dầu khu vực I, các Công ty bạn trong nghành và Tổng công ty xăng dầu Việt Nam

− Phấn đấu hạ giá thành, xây dựng giá cước hợp lý cho từng điểm, tuyến và từng đối tượng khách hàng, đảm bảo đủ sức cạnh tranh với các đối tượng vận tải khác

− Đẩy mạnh vận tải tái xuất sang Lào

− Mở rộng thị trường vận tải tái xuất sang Trung Quốc

− Khai thác khách hàng vận chuyển khác( GAS, dầu nhờn và các chất lỏng khác)

− Tìm kiếm thị trường Taxi, vận tải nhẹ và vận tải vật liệu xây dựng

Thứ hai, tiếp tục phát triển mở rộng hệ thống bán lẻ xăng dầu, đầu tư xây dựng 15-20 cửa hàng kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hoá dầu trong

giai đoạn 2006-2010, phấn đấu nâng cao tỷ trọng lợi nhuận kinh doanh xăng dầu từ 35 đến 40% trong tổng lợi nhuận của Công ty.

Thứ ba, nên tận dụng lợi thế của Công ty để tiến hành kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ phụ trợ (dịch vụ cơ khí sửa chữa ôtô và kinh doanh nhập khẩu ôtô, xe sitéc, bồn chuyên dùng, phụ tùng săm lốp ôtô…). Tổ chức khai thác nhu cầu tiêu thụ vật tư của các đơn vị vận tải trong ngoài ngành: Nghệ an, Hải phòng…; đảm bảo tỷ trọng lợi nhuận của các loại hình kinh doanh này đạt từ 15÷20% tổng lợi nhuận của Công ty.

Ngoài ra, phấn đấu mức tăng trưởng về doanh thu từ 16% đến 25%/năm, tỷ suất lợi nhuận đạt 35%/vốn điều lệ, tỷ lệ tăng trưởng về vốn từ 10÷15%/năm.

Cổ tức đạt từ 12 - 14%.

Ổn định việc làm và đảm bảo thu nhập cho người lao động trong Công ty, đạt bình quân 2.200.000đ/người/tháng.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2006

2.1 Sản lượng:

- Phấn đấu đạt tổng sản lượng vận tải: 42.000.000 M3.Km - Tổng sản lượng xăng dầu bán ra: 30.000 M3

Trong đó:

+ Bán buôn: 25.560 M3

+ Bán lẻ và cấp dịch vụ: 4.440 M3

- Tổng sản lượng dầu mỡ nhờn bán ra: 670 tấn

- Kinh doanh: Gas, bếp Gas + phụ kiện; Cột bơm xăng dầu; Sửa chữa ôtô ngoài Công ty đạt doanh số 2 tỷ đồng/năm. Tỷ suất lợi nhuận đạt 3÷5% doanh số.

2.2 Nhiệm vụ chủ yếu:

- Tập trung mọi nguồn lực cho việc phát triển kinh doanh, phát triển mạng lưới bán lẻ và phát triển khách hàng. Thúc đẩy mạnh mẽ các chương

trình cụ thể của từng loại hình kinh doanh để tăng doanh số, xây dựng phương án nâng cấp xí nghiệp và mở một số văn phòng đại diện tại một số tỉnh làm vệ tinh kinh doanh của Công ty.

- Sau Đại hội cổ đông, tập trung kiện toàn công tác tổ chức bộ máy và cán bộ lãnh đạo, xây dựng và thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ và đào tạo cán bộ cho thời kỳ 2006 - 2008.

- Triển khai phương án khoán sản phẩm, tiền lương đến nhóm người lao động trên cơ sở gắn quyền lợi kinh tế với kết quả công tác.

- Đẩy mạnh công tác đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho kinh doanh.

Dự kiến nhu cầu đầu tư: 6.136.327.200đ; Trong đó:

Đầu tư năm 2005 chuyển sang: 2.446.327.200 đồng Đầu tư trong năm 2006: 3.670.000.000 đồng; + Phương tiện vận tải: 1.120.000.000 đồng + Cửa hàng xăng dầu Sóc Sơn: 1.000.000.000 đồng + Cửa hàng xăng dầu Võ Cường: 700.000.000 đồng + Sửa chữa nhà văn phòng công ty: 80.000.000 đồng + Xây dựng bể bơi: 400.000.000 đồng + Máy móc thiết bị khác: 370.000.000 đồng

Theo thống kê, hiện năng lực vận chuyển của Công ty còn thiếu khoảng 2,7 triệu m3km( tương đương với sản lượng của 5 xe HUYNDAI loại 18 m3/xe), do đó biện pháp xử lý có thể là đầu tư thêm phương tiện hoặc thuê phương tiện bên ngoài để có thể đáp ứng nhu cầu thiếu hụt trong năm 2006.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thương mại và vận tải petrolimex hà nội (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w