Thời gian nuôi cấy

Một phần của tài liệu Phân lập, tuyển chọn và đánh giá một số đặc tính của trùng Lactorbacillus (Trang 65 - 74)

Trong nghiên cứu sản xuất chế phẩm việc xác định thời điểm thu nhận sinh khối có vai trò rất quan trọng, nó không chỉ có ý nghĩa trong việc rút ngắn thời gian sản xuất mà còn ảnh hưởng tới chất lượng chế phẩm sau này. Việc nghiên cứu thời gian nuôi cấy được thực hiện trên môi trường MRS với tỷ lệ tiếp giống là 10%. Thực hiện quá

trình nuôi cấy tĩnh trong tủ ấm, chủng L1.2 nuôi ở 370C và chủng L1.3 nuôi ở 340C, theo dõi kết quảđo OD600nm sau thời gian từ 8h đến 40h.

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 0 10 20 30 40 50 Time (h) O D 600 n m L1.2 L1.3

Hình 3.14: Mối tương quan giữa thời gian nuôi cấy và mật độ tế bào sống của hai chủng L1.2 và L1.3 ở OD600 nm.

Kết quả nghiên cứu cho thấy chủng L1.2 phát triển và cho sinh khối lớn nhất trong khoảng từ 24 - 28 h nuôi cấy, chủng L1.3 cho sinh khối lớn nhất trong khoảng thời gian từ 20 – 24h nuôi cấy. Thời gian này chậm so với đường cong sinh trưởng khoảng 3h nuôi. Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch này là do quá trình nuôi để lấy sinh khối này được thực hiện trên thể tích lớn hơn rất nhiều ,so với thể tích nuôi để xác

định đường cong sinh trưởng là 200 ml thì thể tích nuôi sinh khối là 1 L. khi thể tích nuôi cấy lớn thì sựảnh hưởng của các chất ức chế như axit lên vi sinh vật sẽ yếu hơn vì vậy thời gian phát triển để thu được sinh khối lớn nhất sẽ kéo dài hơn.

Từ kết quả trên, chúng ta sẽ xác định thời gian nuôi cấy thu nhận sinh khối trên quy mô lớn hơn trên quy mô công nghiệp.

3.3.4. pH nuôi cấy

Tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của pH đến sự phát triển của 2 chủng L1.2 và L1.3 trong môi trường MRS lỏng. Dải pH được khảo sát từ 4 – 8, chủng L1.2 được

nuôi cấy ở nhiệt độ 370C và chủng L1.3 nuôi ở 340C trong 48h. Cứ 3h lấy mẫu đo OD một lần. Kết quảđược biểu diễn trên hình 16, ở 24h. 2 2.1 2.2 2.3 2.4 2 3 4 5 6 7 8 9 pH O D 6 00n m L1.2 L1.3

Hình 3.15: Ảnh hưởng của pH lên sự sinh trưởng và phát triển của chủng L1.2 và L1.3

Từ hình 3.15 ta thấy rằng pH ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng của cả 2 chủng.

Chủng L1.2 phát triển tối thích ở pH = 6 – 7 , tốt nhất ở pH = 7. Ở pH = 8 chủng bắt đầu có dấu hiệu phát triển kém hơn Khoảng pH từ 5 – 6 chủng vẫn phát triển được nhưng ở pH từ 4 – 4,5 sự phát triển của chủng đã bịức chế.

Chủng L1.3 thì phát triển tốt ở pH = 6 – 7.5 và tối thích ở pH = 6.5. Ở pH = 8 chủng vẫn phát triển nhưng kém hơn, ở pH = 4 – 6 chủng phát triển yếu dần.

Qua khảo sát ta thấy rằng hai chủng phát triển tốt ở pH trung tính và hơi kiềm. Điều đó chứng tỏ chủng rất thích hợp phát triển trong môi trường nước biển.

Dựa vào sự khảo sát pH chúng tôi chọn pH = 6,5-7 làm pH môi trường cho quá trình lên men thu sinh khối 2 chủng L1.2 và L1.3.

Với mục đích ứng dụng các chủng vi khuẩn lactic làm chế phẩm probiotic cho nuôi trồng thuỷ sản. Do vậy, ta cần kiểm tra khả năng chịu mặn của các chủng L1.2 và L1.3. Thí nghiệm được kiểm tra trong môi trường MRS với độ mặn khác nhau. Kết quả

cho trên hình 3.16. 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 1 2 3 4 5 Nồng độ muối NaCl (%) O D 600n m L1.2 L1.3

Hình 3.16: Ảnh hưởng của nồng độ muối NaCl đến sự phát triển của chủng L1.2 và L1.3

Chủng L1.2 có khả năng phát triển ở nồng độ muối 5%. Sự phát triển của chủng tỷ lệ nghịch với độ mặn của môi trường.

Chủng L1.3 có khả năng chịu mặn yếu hơn, mật độ tế bào giảm dần ở các nồng

độ muối cao hơn và đến 5% muối thì sự phát triển của chủng L1.3 rất yếu ( OD600 = 0.95). Tuy nhiên ở nồng độ muối 1% thì chủng phát triển yếu hơn ở nồng độ muối 2%,

điều này chứng tỏ nồng độ muối NaCl có ảnh hưởng đến sự phát triển của L1.3.

Chúng ta nhận thấy 2 chủng đều có khả năng chịu mặn khá tốt, đặc biệt chủng L1.2 có khả năng chịu mặn tương đối cao 5%( so với độ mặn trung bình của nước biển là khoảng 3%). Đây là đặc tính quý khi sử dụng các chủng này làm chế phẩm cho NTTS ở các vùng khác nhau.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

1. Từ các mẫu cá chim vây vàng được lấy từ Trại cá Trường đại học thủy sản Nha Trang (tại Vũng Ngán – Nha Trang – Khánh Hòa) phân lập được 5 chủng Lactobacillus có hoạt tính kháng 7 chủng Vibrio spp.

2. Trong năm chủng có hoạt tính kháng Vibrio spp , hai chủng L1.2 và L1.3 có hoạt tính kháng mạnh nhất sau 24h nuôi cấy.

3. Các điều kiện thích hợp cho 2 chủng phát triển:

- Chủng L1.2: nhiệt độ 370C, pH= 6.5 - 7 , thời gian thu sinh khối 24 - 28h, khả năng chiu mặn đến 5%.

- Chủng L1.3: nhiệt độ thích hợp 340C, pH= 6 - 7, thời gian thu sinh khối 20 – 24h, khả năng chịu mặn đến 5%.

4. Hai chủng L1.2 và L1.3 được nghiên cứu có các đặc điểm sinh học của chi vi khuẩn Lactobacillus gồm: hình que, không di động, sinh axit lactic, lên men các loại đường (glucose, saccharose, sucrose, mantose, manitol, sorbitol).

Kiến nghị

Hướng nghiên cu tiếp theo:

1. Sử dụng hai chủng L1.2 và L1.3 vào chế phẩm probiotic để thử nghiệm invivo trên cá chim vây vàng.

2. Nghiên cứu sâu hơn về cơ chế kháng khuẩn của các chủng Lactobacillus 3. Giải trình tự gene hai chủng Lactobacillus nói trên

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liu Tiếng Vit:

1. Bộ thủy sản (2004), “Sổ tay kiểm nghiệm vi sinh vật thực phẩm thủy sản, dự án cải thiện chất lượng và xuất khẩu thủy sản”, NXB nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội, 296 tr.

2. Bùi Trọng Khiêm, (2008) “Tìm hiểu kỹ thuật ương giống cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede, 1801) tại Trại Thực nghiệm sản xuất Hải sản - Vĩnh Hòa - Nha Trang”. 41 tr

3. Nguyễn Văn Sơn, (2008) “Kỹ thuật nhân tạo sản xuất giống cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede, 1801) tại trại thực nghiệm Trường Cao Đẳng Thủy Sản – Yên Hưng – Quảng Ninh”. tr 6 – 9.

4. Trần Duy Thiết, (2004) “ Nghiên cứu ứng dụng chủng Lactobacillus acidopillus trong sản xuất chế phẩm sinh học (BIOF) dùng trong phòng và trị

bệnh cho tôm cá”. 54 tr

5. Đỗ Thị Hòa, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng và Nguyễn Thị Muội (2004),

“Bệnh học thủy sản”, NXB Nông nghiệp Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh, tr. 224 – 231.

6. ĐỗThịHòa, Trần VHích, Nguyễn Thị Thùy Giang, Phan Văn Út, Nguyễn Thị Nguyệt Huệ“Các loại bệnh thường gặp trên cá biển nuôi Khánh Hòa” Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy sản số 02/2008 – Đại học Nha Trang, tr. 16 –

24.

7. Trần Vĩ Hích, Phạm Thị Duyên “Bệnh tử hoại thần kinh trên cá biển nuôi tại Khánh Hòa” Tạp chí Khoa học –Công nghệ Thủy Sản số 01/2008 – Đại học Nha Trang, tr 19 – 24.

8. Lương Đức Phẩm (1998), Công nghệ vi sinh vật, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội, 358 tr.

9. Trần Linh Thước (2007), Phương pháp phân tích vi sinh vật trong nước, thực phẩm và mĩ phẩm, Nhà xuất bản giáo dục, 232 tr

Tài liu nước ngoài:

1. Bernet MF, Brassart D, Neeser JR, Servin AL, (1994) “Lactobacillus

acidophilus LA 1 binds to cultured human intestinal cell lines and inhibits cell

attachment and cell invasion by enterovirulent bacteria” Gut 35, pp 483-489. 2. Briggs, M. R. P. & Funge-Smith, S. J.,(1994) “A nutrient budget of some

intensive marine shrimp ponds in Thailand” Aquaculture and Fisheries

Management. 25, pp789-811.

3. Carvalho, A.S. Silva. J, Ho. P. Teixeia, F. X. Gibbs, (2004). Relevant factor

for the preparation of freeze-died lactic acid bacteria. International Dairy

Journal, 14, 835-847, Elsrier Science B.V.

4. De Man. J.C., Rogosa, M and Sharpe, M.E. (1960) “A medium for the cultivation of Lactobacilli”. Journal of applied bacteriology. 23: pp 130-135. 5. Direkbusarakom, S., Yoshimizu, M., Ezura, Y., Ruangpan, L., Danayadol

Y., (1998) “Vibrio spp. the dominant flora in shrimp hatchery against some fish pathogenic viruses” J. Mar. Biotechnol. 6, pp 266–267.

6. Ho Phu Ha and Michelle Cartherine Adams, (2007). “Selection and

identifinication of a novel probiotic strans of Lactobacillus fermentum isolated from Vietnamese fermented food”. School of Enviromental and Life Science,

Faculty of Science and Information Technology, The University of Newcastle, Australia.

7. Hollang, K. T., J. S. Knapp, and J. G. Shoesmith. (1987) “Anaerobic

Bacteria” 1st ed. Blackie and Son, Ltd., London.

8. Kamei, Y., Yoshimizu, M., Ezura Y., Kimura, T., (1988) ” Screening of bacteria with antiviral activity from fresh water salmonid hatcheries”

9. Kenneth H. Wilson and Fulvio Perin2, (1998) “Role of Competition for Nutrients in Suppression of Clostridium dijficile by the Colonic Microflora”.

INFECTION AND IMMUNITY, Oct. 1988, p 2610-2614.

10. LARS AXELSSON, (2004), “Lactic Acid Bacteria: Classification and

Physiology”. MATFORSK, Norwegian Food Research Institute, As, Norway.

11. Mack DR, Michail S, Wei S, Wei S, Macdougal L, Hollingsworth MA, (1999) “Probiotics inhibit enteropathogenic E. coli adherence in vitro by inducing intestinal mucin gene expression” Am J Physiol 39, pp 941-950. 12. Mishra, C. and J. Lambert. (1996) “Production of anti-microbial substances

by probiotics” Asia Pacific J Clin Nutr 5, pp 20–24.

13. Nikoskelainen S, Ouwehand AC, Salminen S, Bylund G, (2001)

“Protection of rainbow trout(Oncorhynchus mykiss) from furunculosis by

Lactobacillus rhamnosus” Aquaculture 2001b;198:pp 229-236.

14. O’Sullivan, D. J. and M. J. Kullen. (1998) “Tracking of probiotic bifidobacteria in the intestine” Intl Dairy J 8: pp 513–525.

15. Patricia Neysens, Winy Messens, Luc De Vuyst, (2003) “Effect of sodium chloride on growth and bacteriocin production by Lactobacillus amylovorus DCE 471” International Journal of Food Microbiology 88, pp 29– 39.

16. Porter, C. B., Krom, M. D., Robbins, M. G., Brickel, L. & Davidson, A, (1987) “Ammonia excretion and total N budget for Gilthead Seabream (Sparus aurata) and its effect of water quality conditions” Aquaculture. 66, pp 287- 297.

17. Prieur, G., Nicolas, J.L., Plusquellec, A., Vigneulle M., (1990) “Interactions between bivalves molluscs and bacteria in the marine environment”. Oceanogr. Mar. Biol. Annu. Rev. 28, pp 227–352.

18. Sakata, T., (1990) “Microflora in the digestive tract of fish and shellfish” In:

19. Saurabh S, Choudhary AK and Sushma GS (2005) “Concept of probiotics in aquaculture”. Fishing Chimes 25, pp 19–22.

20. Srikanjana Klayraung, Helmut Viernstein, Jakkapan Sirithunyslug, Siriporn Okonogi(2008) “Probiotic Properties of Lactobacilli Isolated from Thai Traditional” Sci Pharm 76: pp 485–503.

21. Tanaka S, I Kuriyama, T Nakai and Miyazaki (2003) “Susceptibility of cultured juveniles of several marine fish to the sevenband grouper nervous necrosis virus”. Journal of fish diseases 26, pp 109-115.

22. Teruo Higa, (2002). “Technology of Effective Microorganisms”. Concept

and Phisiology. Royal Agricultural College, Cirencester, UK.

23. Thompson, J.; Chassy, B.M.(1981) “Uptake and metabolism of sucrose by

Streptococcus lactis”. J. Bacteriol. 1981, 147, pp 543–551

24. Wu, R.,(1995) “The environmental impact of marine fish culture: toward a sustainable future” Mar Pollut Bull. 31, pp159-166.

Một phần của tài liệu Phân lập, tuyển chọn và đánh giá một số đặc tính của trùng Lactorbacillus (Trang 65 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)