Tình hình nghiên cứu cá chim vây vàng trên thế giới và trong nước

Một phần của tài liệu Phân lập, tuyển chọn và đánh giá một số đặc tính của trùng Lactorbacillus (Trang 25)

1.2.2.1. Tình hình nghiên cứu cá chim vây vàng trên thế giới

Năm 1986, ởĐài Loan, Lâm Liệt Đường đã thu gom 126 con cá chim vây vàng loại nhỏ, loại vừa và lớn nuôi chung với nhau. Năm 1989, Lâm Liệt Đường lần đầu tiên sinh sản nhân tạo cá chim vây vàng thành công. Năm 1991, Lâm Liệt Đường tăng thêm

đàn bố mẹ cho tiến hành sinh sản nhân tạo.

Năm 1993, Trung tâm chuyển giao công nghệ Trường Đại học Trung Sơn kết hợp với Trại Nghiên cứu giống Thủy sản Quảng Đông – Trung Quốc nghiên cứu sinh

trong bể xi măng). Năm 1998, Trung tâm đã kết hợp với Công ty trách nhiệm hữu hạn giống thủy sản Thắng Lợi – Hải Nam – Trung Quốc nghiên cứu sản xuất nhân tạo thành công trên quy mô lớn (ương nuôi ấu trùng trong ao đất).

Bên cạnh đó, Trung tâm phát triển nuôi biển ở Batam – Indonesia (Nur. Muflich Juniyanto, Syamsul Akbat và Zakimi) đã thành công trong việc sản xuất giống nhân tạo cá chim vây vàng, vì vậy con giống có thể được sản xuất ở địa phương vượt mức và làm giảm áp lực khai thác giống ngoài tự nhiên.

Cá chim vây vàng đã và đang được nuôi nhiều ở vùng biển miền Nam Trung Quốc và một số quốc gia trên thế giới, cá đang được tiêu thụ mạnh ở Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc, Mỹ, Singapore.

1.2.2.2. Tình hình nghiên cứu cá chim vây vàng ở Việt Nam

Năm 2006, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với Trường Cao

đẳng Thủy sản, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I thực hiện dự án nhập công nghệ sản xuất nhân tạo cá chim vây vàng do Trung tâm chuyển giao công nghệ Trường

Đại học Trung Sơn Trung Quốc chuyển giao.

Năm 2009 Khoa Nuôi trồng Thủy sản – Trường Đại học Nha Trang bắt đầu thử

nghiệm cho đẻ nhân tạo cá chim vây vàng tại Bè Nghiên cứu Thực nghiệm - Khoa Nuôi trồng Thủy sản – Trường Đại học Nha Trang tại Vũng Ngán – Nha Trang – Khánh Hòa, sau đó ấp trứng và ương giống thành công tại Trại Sản xuất Giống cá Biển – Khoa Nuôi trồng Thủy sản – Trường Đại học Nha Trang, tại Đường Đệ – Nha Trang.

Với nguồn giống và kỹ thuật nuôi đã được chủđộng sản xuất, một số vùng nuôi

ở nước ta đã được chuyển giao công nghệ nuôi thương phẩm cá chim vây vàng.

Đầu năm 2011, Trung tâm giống Hải sản tỉnh Nam Định đã nuôi thử nghiệm giống cá chim biển vây vàng trong ao đất và có hiệu quả cao. Bên cạnh đó, ở Quỳnh Lưu Nghệ An đang xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá chim vây vàng. Hiện nay cá chim vây vàng đang được nuôi thử nghiệm ở Phú Yên, Vũng Tàu, Nha Trang … và bước đầu đã mang lại hiệu quả.

Trên thế giới và trong nước mới chỉ tập trung vào vấn đề sinh sản nhân tạo và kỹ thuật nuôi cá chim trắng vây vàng, trong khi đó cá chim trắng vây vàng nuôi lồng biển vẫn có thể đối diện với nguy cơ bệnh dịch và bị ảnh hưởng bởi các tác động từ

môi trường tự nhiên. Tuy nhiên từ trước đến nay, vấn đề nghiên cứu về thức ăn và bệnh dịch trên cá chim trắng vây vàng vẩn còn bỏ ngỏ, chưa có một nghiên cứu nào về lĩnh vực này được công bố.

1.2.3. Tình hình bệnh dịch trên cá nuôi nước mặn nói chung và cá chim vây vàng nói riêng

Nuôi cá biển là nghề phát triển mạnh ở Việt Nam từ 30 năm nay và đã mang lại hiệu quả kinh tế to lớn nhưng trong thời gian gần đây đang có dấu hiệu dừng lại do dịch bệnh xảy ra nhiều, nguyên nhân gây bệnh bao gồm:

1.2.3.1. Bệnh do nấm, ký sinh trùng

Nấm là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh ở cá như: Bệnh nấm thủy mi – gây ra do do 4 giống nấm Leptolegnia, Aphanomyces, Saprolegnia và Achlya; Bệnh nấm mang - gây ra bởi Branchiomyces. Các loại nấm gây hại nhiều đối với nhiều loại cá nuôi giai đoạn cá con, cá thịt và trứng cá. Nấm gây bệnh trên cá làm cho cá bị ngứa ngáy, lở loét, kém ăn. Biện pháp phòng và trị hiện nay thường dùng muối ăn ( NaCl) nồng độ 2-3% sulfate đồng ( CuSO4) nồng độ 0,5g/m3 nước để tắm cho cá nuôi.

Ký sinh trùng cũng là tác nhân gây bệnh trên cá biển nuôi. Nguyễn Thị Muội và

Đỗ Thị Hòa (1978-1980) đã phát hiện được 80 loài ký sinh trùng ký sinh trên cá biển.

Nhiều loại ký sinh trùng như: ký sinh trùng đơn bào (Amyloodinium), ký sinh trùng bánh xe (Trichodiniosis), và các loại sán lá đơn chủ (Monogeneansis, Neobenedenia girellae, Benedenia epinepheli và Benedenia sp) cũng là nguyên nhân gây ra một số

bệnh ở cá nuôi. Mặc dù không gây tổn thất lớn nhưng nó làm cho cá chậm lớn, giảm chất lượng thịt cá, tạo cơ hội cho vi khuẩn và virus tấn công. Biện pháp phòng ngừa các bệnh do ký sinh trùng thường là giữ vệ sinh ao cá nhất là ao ương, cải tạo ao nuôi kỹ càng, thả cá với mật độ vừa phải và tẩy giun sán định kỳ cho cá nuôi bằng thuốc.

1.2.3.2. Bệnh do virus

Virus là tác nhân gây bệnh nguy hiểm trên cá biển nuôi lồng bè. Tuy nhiên ở

Việt Nam tình hình nhiễm bệnh do virus ở trên cá nuôi vẫn chưa nghiêm trọng, các tác nhân virus gây bệnh thường gặp chủ yếu ở tôm nuôi như bệnh đốm trắng (WSSV), bệnh đầu vàng (YHV), bệnh hoại tử cơ quan tạo máu (IHHNV), hội chứng Taura (TSV)…

Ở trên cá biển nuôi, tác nhân virus gây bệnh được ghi nhận nhiều là virus gây bệnh tử hoại thần kinh (VNN). Bệnh này gây ra trên nhiều loài cá biển và phân bố rộng rãi ở nhiều vùng địa lý khác nhau (Takana và cộng sự 2003, 2004; Curtis và ctv 2001...). Bệnh này đã được phát hiện trên các loại cá mú (Epinephelus spp.) cá chẽm (Lates calcarifer) và cá bớp (Rachycentron canadum) nuôi ở Khánh Hòa, Việt Nam (Trần Vĩ Hích và cộng sự, 2008). Một số bệnh do virus cũng gây thiệt hại đáng kể cho nghề nuôi cá biển trên thế giới như virus IHN gây hoại tử cơ quan tạo máu ở cá hồi vân, iridovirus gây ra hiện tượng hoại tử mang và da ở cá tầm trắng. Ngoài ra, một số

bệnh khác do virus cũng đã được ghi nhận ở các loài cá khác như bệnh nhiễm trùng xuất huyết do vi rút do virus VHS gây nên ở cá hồi, cá trích, cá bơn; bệnh do RSIV ở

cá vược, cá tráp và cá mú song.

Hiện nay chưa có biện pháp chữa trị cho bệnh bởi virus trên cá nuôi nên để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh virus thì phải đảm bảo nguồn giống sạch virus và hạn chế

nhập, xuất khẩu các loại cá có nguy cơ nhiễm virus đã biết.

1.2.3.3. Bệnh do vi khuẩn

Hiện nay, bệnh do vi khuẩn gây thiệt hại rất lớn cho nghề ương nuôi cá thương phẩm. Nhiều bệnh trên cá nuôi lồng bè trên biển do vi khuẩn đã được ghi nhận như: bệnh đốm trắng ở thận trên cá giò nuôi thương phẩm, bệnh Vibriosis, bệnh mòn vây cụt đuôi và bệnh xuất huyết nhiễm trùng máu ở cá mú, cá giò, cá chẽm ( Đỗ Thị Hòa

Theo thống kê Ở Khánh Hòa, có khoảng 30% hộ nuôi cá biển bị chịu tác hại của bệnh do vi khuẩn. Bệnh có thể xảy ra ở nhiều loài cá biển nuôi như cá mú, cá chẽm, cá hồng, đặc biệt giai đoạn cá nhỏ (5-20cm), cá nuôi lồng thường chịu tác hại nặng hơn giai đoạn cá lớn với tỷ lệ chết có thể đạt 50-100%, đây là bệnh không có mùa vụ rõ ràng (Đỗ Thị Hòa, 2008).

Các virus gây bệnh trên cá biển đã được biết như : Vibrio spp, Aeromonas spp,

Flexibacter sp, Pseudomonas fluorescents, Pseudomonas putida , Photobacterium damsela, (Đỗ Thị Hòa, 2008). Trong đó, nhóm vi khuẩn Vibrio spp gây bệnh đang

được chú ý hơn cả vì tốc độ lây lan và mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng của chúng trong nghề nuôi trồng thủy sản hiện nay.

Vibrio – nhóm vi khun gây bnh đin hình động vt thy sn

Bệnh vibriosis là tên gọi chung cho các bệnh khác nhau ở động vật thủy sản do vi khuẩn Vibrio spp. gây ra. Trong bệnh vibriosis, vi khuẩn Vibrio có thể là tác nhân sơ

cấp hoặc tác nhân thứ cấp (tác nhân cơ hội, ký sinh trùng ký sinh hay các tác động môi trường như cơ học, hóa học) có thể đóng các vai trò quan trọng trong các dịch bệnh vibriosis ởđộng vật thủy sản (Đỗ Thị Hòa và cộng sự, 2004).

Vibrio là tác nhân gây bệnh quan trọng đối với động vật nuôi thủy sản. V. anguillarum, V. salmonicida, và V. vulnificus là ba trong số những tác nhân gây bệnh chính cho vài loài cá ( Bùi Quang Tề , Phan Thị Vân và cộng sự, 1998). Số lượng chết gây ra bởi Vibrio trên cá và các loài sò hến là rất phổ biến trong giai đoạn ấu trùng sớm và có thể xuất hiện đột ngột, đôi khi dẫn đến chết toàn bộ (Thompson và cộng sự, 2004).

Trong những năm gần đây, nghề nuôi cá lồng trên biển phát triển mạnh, bệnh vibiosis đã trở thành các bệnh thường gặp và gây nhiều tác hại cho nghề nuôi thủy sản (Đỗ Thị Hòa và cộng sự, 2004). Bệnh do Vibrio gây ra có thể quan sát được ở khắp mọi nơi có nghề nuôi động vật thủy sản nước lợ và nước mặn, sự phân bố của bệnh này rộng khắp thế giới, tập trung ở châu Á, Phi và Mỹ.

Nhiều loài cá biển có giá trị kinh tế cao đang được nuôi phổ biến ở nhiều quốc gia châu Á, như cá mú (Epinephelus spp.), cá chẽm (Lates calcarifer) thường bị bệnh này, đặc biệt là hình thức nuôi lồng bè trên biển (Liopo và cộng sự, 2001). Bệnh thường thể hiện các dấu hiệu: trên thân xuất hiện các đốm đỏ nhỏ, tại đó vẩy cá bị tróc và rụng đi, sau một thời gian tạo nên các vết loét nhỏ, sâu. Giải phẫu bên trong cho thấy hiện tượng xuất huyết nội tạng, và xuất huyết trong cơ của cá. Cá bị bệnh có thể

gây chết hàng loạt khi bị cấp tính, gây chết rải rác khi ở các thể thứ cấp tính (Đỗ Thị

Hòa và cộng sự, 2004). Từ cá bệnh ở Việt Nam người ta đã phân lập được một số loài vi khuẩn như Vibrio parahaemolyticus, V. alginolyticus, và V. anguillarum (Phan Th

Vân và cộng sự, 2000). Ngoài ra có những thông báo khác về bệnh do Vibrio ở cá như

vi khuẩn V. anguillarum, V. vulnificus gây bệnh nhiễm khuẩn máu ở cá trình, V.

salmonicida gây bệnh ở cá vùng nước lạnh (Đỗ Thị Hòa và cộng sự, 2004).

Tình hình bệnh dịch và nguyên nhân gây bệnh ở trên các loài cá nuôi thương phẩm như cá mú, cá chẽm, cá giò đã được nhiều nghiên cứu công bố. Tuy nhiên do cá chim vây vàng mới được đưa vào nuôi thương phẩm trong thời gian gần đây nên chưa có nghiên cứu cụ thể về dịch bệnh được công bố, nhưng qua thực tiễn nuôi cá chim trắng vây vàng ở lồng bè trên biển, chúng tôi quan sát thấy số lượng cá bị hao hụt do bệnh tật là tương đối lớn. Chúng tôi cũng đã tiến hành thu mẫu cá chim trắng vây vàng bị bệnh đem về phân lập các chủng gây bệnh, kết quả là có rất nhiều vi khuẩn thuộc

Vibrio spp đã được phân lập, đây là một cơ sở để kiểm tra và xem xét các tác nhân vi khuẩn gây bệnh trên loài cá này trong tương lai. Để làm sáng tỏ vấn đề này thì cần các nghiên cứu cụ thể để đánh giá cũng nhưđưa ra các biện pháp khắc phục để nghề nuôi thương phẩm cá chim trắng vây vàng được phát triển mạnh.

1.2 . Tổng quan về vi khuẩn lactic 1.3.1. Giới thiệu về vi khuẩn lactic 1.3.1. Giới thiệu về vi khuẩn lactic 1.3.1.1. Giới thiệu chung

xuất axit lactic và các loại muối của axit lactic. Ngay từ năm 1780 nhà hóa học người Thụy Điển Scheele lần đầu tiên tách được axit lactic từ sữa bò lên men chua. Năm 1875, L.Pasteur đã chứng minh được rằng việc làm chua là kết quả hoạt động của một nhóm vi sinh vật đặc biệt gọi là vi khuẩn lactic. 21 năm sau (1878) Lister đã phân lập

được vi khuẩn lactic và đăt tên là Bacterium lactic (ngày nay gọi là Streptococus lactic ) và ngành công nghiệp lên men nhờ vi khuẩn lactic đã hình thành từ năm 1881.

Những vi khuẩn gây lên men lactic được gọi là vi khuẩn lactic, chúng có thể lên men được các loại đường monosacarit, disacarit nhưng không lên men được tinh bột.

Vi khuẩn lactic thường có dạng hình cầu ( hoặc oval) và hình que, đường kính của các dạng lactic thường từ 0.5 – 1.5 µm, các tế bào hình cầu xếp thành cặp hoặc chuỗi có chiều dài khác nhau. Kích thước tế bào trực khuẩn lactic khoảng 1 – 8 µm, trực khuẩn đứng riêng rẽ hoặc kết thành chuỗi. Tất cả các vi khuẩn lactic đều không chuyển động, không sinh bào tử, G+, kỵ khí tùy tiện vi hiếu khí. Trực khuẩn thường nhạy cảm hơn so với liên cầu khuẩn. Vi khuẩn lactic lên men được monosaccarit và disaccarit nhưng không phải tất cả các vi khuẩn lactic đều lên men được bất kỳ loại disaccarit nào, một số không lên men được saccaroza, một số không sử dụng được latose, các vi khuẩn lactic không lên men được tinh bột ( trừ chủng Lactobacillus delbruceckii) và các polysaccarit khác.

Khả năng tạo thành axit lactic của các loài vi khuẩn lactic khác nhau thi rất khác nhau và như vậy độ bền với axit này cũng rất khác nhau. Đa số các trực khuẩn lactic

đồng hình tạo được axit lactic cao, các trực khuẩn này có thể phát triển ở pH = 3,8 – 4 còn cầu khuẩn không thể phát triển trên môi trường này, hoạt lực lên men tốt nhất của trực khuẩn là ở pH = 5 – 6.

Đa số vi khuẩn lactic đặc biệt là trực khuẩn lactic đồng hình rất kén chọn thành phần dinh dưỡng trong môi trường và chỉ phát triển được trong môi trường có tương

đối đầy đủ các axit amin hoặc các hợp chất Nitơ phức tạp hơn. Ngoài ra chúng còn có nhu cầu về vitamin ( B1, B6 , PP, các axit pantotenic, axit folic …). Vì vậy môi trường

vitamin cho nên nhiều chủng vi khuẩn lactic được dùng trong phân tích hai dạng hợp chất này ở các cơ chất khác nhau.

Vi khuẩn lactic có hoạt tính protease phân hủy protein thành peptit, axit amin, hoạt tính này ở các loài khác nhau thì khác nhau, thường ở trực khuẩn là cao hơn.

Vi khuẩn lactic chịu được trạng thái khô hạn, bền vững với CO2 và etylic, nhiều loài vận sống được trong môi trường 10 – 15% cồn hoặc cao hơn, một số trực khuẩn bền với NaCl, có thể sống trong môi trường từ 7 – 10 % NaCl.

Vi khuẩn lactic ưa ấm có nhiệt độ sinh trưởng tối thích trong khoảng 25 – 350C, nhóm ưa nhiệt có nhiệt độ tối thích 40 – 450C, nhóm ưa lạnh phát triển tốt ở nhiệt độ

tương đối thấp ( <= 50C). Khi gia nhiệt đến 60 – 800C thì hầu hết bị chết sau 10 – 30 phút.

Một số vi khuẩn lactic có khẳ năng tạo thành màng nhầy, một số khác có khả

năng đối kháng với thể hoại sinh và các vi sinh vật gây bệnh hoặc làm thối rữa thực phẩm. Như vậy ngoài khẳ năng tạo ra axit lactic, các loài này còn sinh ra các hợp chất có hoạt tính kháng sinh ( Bacterioxin).

Trong tự nhiên, vi khuẩn lactic thường gặp trong không khí, đất, nước nhưng chủ yếu là ở thực vật và các sản phẩm thực phẩm thực phẩm (rau quả, sữa, thịt,…) một số tìm thấy trong đường tiêu hóa của người và động vật.

1.3.1.2. Phân loại vi khuẩn lactic

Người ta dựa vào quá trình lên men chia vi khuẩn lactic thành hai loại: vi khuẩn lên men lactic đồng hình và dị hình.

1.3.1.2.1. Lên men đồng hình

- Lactobacterium casei: đây là những trực khuẩn rất ngắn gây chua sữa tự nhiên. Yếm khí tuỳ tiện, lên men tốt glucose, maltose, lactose tạo ra môi trường có từ 0,8 ÷ 1% axit lactic. Ởđiều kiện bình thường gây chua sữa trong vòng 10 đến 12 giờ. Nguồn nitơ cho vi khuẩn này là peptone. Nhiệt độ tối thiểu cho chúng phát triển là 100C, tối

- Streptococcus cremoris: Thường tạo thành chuỗi dài, thường phát triển ở nhiệt

độ thấp hơn Lactobacterium casei, tối ưu từ 250C ÷ 300C, lên men glucose, galactose. - Lactobacterium bulgaricus: đây là trực khuẩn rất dài, nhiệt độ phát triển tối ưu là 200C, có khả năng lên men glucose, lactose. Có khả năng tạo độ axit cao (3,7% axit lactic).

- Lactobacterium delbruckii: thường gặp trên hạt đại mạch, đây là trực khuẩn

Một phần của tài liệu Phân lập, tuyển chọn và đánh giá một số đặc tính của trùng Lactorbacillus (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)