Trích “Bản niêm yết hồ sơ đăng ký kinh doanh (Ban hành kèm theo quyết định 1918/QĐ UBND ngày 11/12/2008 của UBND tỉnh Điện Biên )”.

Một phần của tài liệu Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả của công tác đăng ký kinh doanh tại Điện Biên (Trang 39 - 44)

II. THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH TẠI ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN

5Trích “Bản niêm yết hồ sơ đăng ký kinh doanh (Ban hành kèm theo quyết định 1918/QĐ UBND ngày 11/12/2008 của UBND tỉnh Điện Biên )”.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế cho doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động và đăng ký thuế cho chi nhánh, văn phòng đại diện, thông báo cơ quan cơ quan quản lý thuế và Mục lục ngân sách nhà nước của người nộp thuế, danh sách mã số thuế chi nhánh của người nộp thuế, nếu doanh nghiệp có đơn vị trực thuộc được cấp mã số thuế.

Khi đến nhận kết quả người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trực tiếp ký ( chữ ký mẫu) vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên, đồng thời ký nhận vào phiếu trả kết quả của Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Đối với trường hợp hồ sơ đăng ký được tiếp nhận thông qua mạng điện tử ( khi mạng điện tử về đăng ký kinh doanh đi vào hoạt động), khi đến nhận kết quả doanh nghiệp phải nộp một bộ hồ sơ đăng ký bằng giấy để cơ quan đăng ký kinh doanh đối chiếu và lưu hồ sơ. Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện thủ tục mua hoặc tự in hóa đơn tài chính theo quy định.

Trong thời hạn hai ngày làm việc kể từ khi nhận được dấu do cơ sở khắc dấu chuyển đến, cơ quan công an có trách nhiệm kiểm tra, đăng ký để trả con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho doanh nghiệp.

Khi đến nhận con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu tại cơ quan công an, đại diện doanh nghiệp nộp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động và đăng ký thuế và xuất trình Giấy chứng minh nhân dân cho cơ quan công an.

Lệ phí6

Lệ phí đăng ký kinh doanh:

Được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 11/2007/QĐ-UBND ngày 09/8/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành danh mục, mức thu phí, lệ phí và tỷ lệ phân chia tiền phí, lệ phí thu được trên địa bàn tỉnh, cụ thể:

- Cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp: 100.000 đồng/1 lần cấp;

- Cấp Giấy chứng nhận đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh hoặc văn phòng đại diện doanh nghiệp: 10.000 đồng/ 1 lần.

- Cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh hoặc bản trích lục nội dung đăng ký kinh doanh: 1.000 đồng/ 1 bản.

* Miễn lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp cổ phần hóa khi chuyển từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.

Lệ phí khắc dấu:

Lệ phí đăng ký mẫu dấu: Được thực hiện theo Thông tư số 78/2002/TT- BTC ngày 11/9/2002 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự để kinh doanh dịch vụ bảo vệ và lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu

6Bản niêm yết hồ sơ đăng ký kinh doanh (Ban hành kèm theo quyết định 1918/QĐ - UBND ngày

Mức thu: 20.000 đồng/ Giấy chứng nhận/ Con dấu

2.2. Ưu điểm và hạn chế của việc áp dụng phương thức ủy quyền trong công tác đăng ký kinh doanh tại địa bàn tỉnh Điện Biên trong công tác đăng ký kinh doanh tại địa bàn tỉnh Điện Biên

Ưu điểm

Về trụ sở làm việc: Trụ sở làm việc không cần thay đổi nhiều mà chỉ cần sửa chữa và trang bị thêm phương tiện cho phòng đăng ký kinh doanh hiện tại để công khai thông tin và thủ tục, giúp tổ chức cá nhân có nhu cầu dễ tiếp cận và tìm kiếm thông tin phù hợp nhất. Mô hình này phù hợp với Tỉnh Điện Biên là tỉnh có điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế và có số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh không nhiều, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Mô hình này cũng được áp dung rất hiệu quả tại tỉnh Sơn La có điều kiện kinh tế xã hội là tỉnh miền núi giống tỉnh Điện Biên: Sơn La bắt đầu triển khai thí điểm mô hình một cơ quan đầu mối (tại Sở Kế hoạch và đầu tư) đối với thủ tục thành lập doanh nghiệp vào tháng 1 năm 2007.

- Bộ phận một cửa liên thông của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sơn La nằm ngay bên ngoài trụ sở của Sở Kế hoạch và Đầu tư, rất thuận tiện để doanh nghiệp tìm hiểu thông tin, nộp hồ sơ và nhận kết quả. Văn phòng được bài trí dễ nhìn với các bảng thông tin hướng dẫn rõ ràng, dễ hiểu.

- Người thành lập doanh nghiệp nộp toàn bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và xác định loại dấu muốn khắc tại bộ phận một cửa liên thông này. Sau 14 ngày làm việc, người thành lập doanh nghiệp sẽ được nhận lại trọn bộ kết quả gồm Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký thuế, con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.

Tuy không cần thay đổi nhiều về mặt trụ sở nhưng cũng cần có những điều kiện tối thiểu như: ghế ngồi cho người thành lập doanh nghiệp ngồi chờ, bàn để kê khai thông tin, có không gian để treo các thông báo hướng dẫn…

Đối với phương pháp này thì các cán bộ chuyên trách của ba cơ quan không phải rời khỏi trụ sở làm việc, có thể tận dụng thời gian để xử lý các công việc chuyên môn khác, tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức.

Hạn chế

Về khối lượng công việc: cán bộ của phòng đăng ký kinh doanh sẽ phải thực hiện thêm phần hướng dẫn, cung cấp thông tin, chuyển hồ sơ và nhận kết quả, làm tăng khối lượng công việc và chi phí hoạt động của Phòng Đăng ký kinh doanh.

Về mặt chuyên môn: Cán bộ đăng ký kinh doanh phải hiểu biết về hồ sơ, thủ tục và điều kiện đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, cũng như đăng ký con dấu để hướng dẫn cho người thành lập doanh nghiệp kê khai đúng và đủ theo quy định của pháp luật, đòi hỏi các cán bộ đăng ký kinh doanh phải thường xuyên cập nhật thông tin, nâng cao trình độ. Theo phương thức này cán bộ phòng Đăng ký kinh doanh sẽ là người chuyển hồ sơ sang cơ quan Công an và cơ quan Thuế. Trong giai đoạn đầu thực hiện cơ chế “một cửa” số lượng hồ sơ còn ít. Trong tương lai nếu số lượng hồ sơ nhiều thì việc đưa hồ sơ đi các nơi sẽ ảnh hưởng đến công việc của các cán bộ, nếu thuê vận chuyển thì sẽ tăng chi phí hoạt động của phòng Đăng ký kinh doanh.

Trong thời gian tới, Phòng Đăng ký kinh doanh có thể tham khảo mô hình làm việc theo cơ chế “một cửa” của Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh Lai Châu: Việc áp dụng cơ chế một cửa một đầu mối tiếp xúc giải quyết các thủ tục thành lập doanh nghiệp. Có một điểm rất mới là:

- Sau khi Phòng Đăng ký kinh doanh nhận hồ sơ hợp lệ, hồ sơ Đăng ký kinh doanh sẽ được xử lý trong tối đa 03 ngày làm việc. Sau đó, cán bộ đăng ký kinh doanh sẽ mang hồ sơ đăng ký thuế và hồ sơ đăng ký dấu sang bàn giao cho các cán bộ chuyên trách của cơ quan Thuế và cơ quan Công an. Cán bộ thuế sẽ xử lý hồ sơ và bàn giao cho cán bộ đăng ký kinh doanh kết quả sau 05 ngày làm việc; cán bộ công an xử lý hồ sơ, đặt khắc dấu, lưu chiểu và trả kết quả cho doanh nghiệp sau tối đa 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ. Doanh nghiệp sẽ nhận con dấu trước hoặc cùng ngày đến nhận kết quả đăng ký kinh doanh và mã số thuế tại phòng đăng ký kinh doanh. Như vậy, sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ hoàn tất cả ba thủ tục và chính thức gia nhập thị trường.

- Với việc tiến hành đồng thời việc khắc dấu tiết kiệm sự chờ đợi thủ tục của doanh nghiệp tạo điều kiện nhanh chóng cho việc đăng ký kinh doanh.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả của công tác đăng ký kinh doanh tại Điện Biên (Trang 39 - 44)