Giải pháp hoàn thiện thủ tục đăng ký kinh doanh

Một phần của tài liệu Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả của công tác đăng ký kinh doanh tại Điện Biên (Trang 64 - 68)

II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

1.3.Giải pháp hoàn thiện thủ tục đăng ký kinh doanh

Quy định việc đăng ký kinh doanh là một thủ tục mang tính chất bắt buộc đối với tất cả doanh nghiệp; không thể coi giấy phép thành lập, giấy chứng nhận đầu tư “ đồng thời” là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Căn cứ phạm vi điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp là việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp, cần thống nhất một nguyên tắc: Đã hoạt động kinh doanh trước tiên phải đăng ký kinh doanh để xác lập tư cách pháp lý của chủ thể kinh doanh. Việc quy định giấy phép thành lập, giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh như hiện nay không những không phù hợp về mặt lý luận mà còn gây nhiều khó khăn trong thực tiễn. Hiện tượng có thể xảy ra là có bao nhiêu luật chuyên ngành đòi hỏi doanh nghiệp phải có giấy phép thành lập thì sẽ có bấy nhiêu cơ quan đăng ký kinh doanh không đúng theo ý nghĩa. Ủy ban chứng khoán nhà nước đương nhiên thay thế cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp khi theo quy định của Luật Chứng khoán” giấy phép hoạt động

cho công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”. Hệ quả tất yếu của việc làm trên là sự rối loạn, không

thống nhất trong việc quản lý doanh nghiệp ở tầm vĩ mô.

Từ đó, phải kiên quyết tách bạch riêng rẽ việc cấp giấy chứng nhận đầu tư, cấp giấy phép hoạt động độc lập với việc đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Bởi việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhằm xác nhận tư cách pháp lý của doanh nghiệp - nó hoàn toàn khác với việc cho phép doanh

nghiệp hoạt động trong ngành,nghề lĩnh vực nào đó.

Những việc làm trên rất cấp bách, nếu không giải quyết kịp thời và triệt để sẽ dẫn đến việc Luật Doanh nghiệp mất dần hiệu lực bởi sự “ tiếm quyền” đăng ký kinh doanh của các luật khác. Quốc hội phải có sự thống nhất nhận thức chung về vấn đề này khi thông qua các văn bản luật.

Quy định cấm đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác trong phạm vi toàn quốc. Quy định chi tiết, rõ ràng hơn về cách đặt tên doanh nghiệp.

- Hiện nay, phạm vi tên trùng và tên gây nhầm lẫn chỉ được xem xét bó hẹp trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Quy định như vậy sẽ dẫn đến hệ quả sau:

Một là: Không phát huy được ý nghĩa, mục đích của việc cấm đặt tên

trùng, gây nhầm lẫn. Việc căn cứ vào địa giới hành chính địa phương để kiểm tra việc đặt tên doanh nghiệp vô hình chung đã công nhận việc đặt tên trùng, tên gây nhầm lẫn trong phạm vi toàn quốc và sẽ làm vô hiệu hóa quy định về điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp.

Hai là: Gây khó khăn trong việc thực hiện đối với cơ quan quản lý nhà

nước và doanh nghiệp.

Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp không giới hạn trong địa bàn tỉnh, thành phố vì Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có hiệu lực trong phạm vi toàn quốc. Cơ quan quản lý nhà nước sẽ khó kiểm soát được trên cùng một địa bàn lại có rất nhiều doanh nghiệp có tên hoàn toàn trùng nhau. Cả nước có 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và do đó hoàn toàn có thể có 64 doanh nghiệp có tên giống nhau.

Với doanh nghiệp, khi thay đổi trụ sở chính sang địa bàn tỉnh khác, doanh nghiệp có nguy cơ phải đổi tên hoặc không được chuyển tới địa bàn tỉnh đó do tên của doanh nghiệp trùng với tên doanh nghiệp khác đã đăng ký ở tỉnh này. Điều này xâm phạm quyền tự do kinh doanh của công dân, ngăn cản chính sách thu hút đầu tư của tỉnh.

Do vậy, để tránh những vướng mắc đáng tiếc xảy ra về việc đặt tên trùng và tên gây nhầm lẫn và để củng cố tính hệ thống của cơ quan đăng ký kinh doanh từ Trung ương đến địa phương, cần phải quy định: “ Cấm đặt tên

trùng hoặc gây nhầm lẫn trong phạm vi toàn quốc”.

Triển khai việc thống nhất quản lý tên doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc có nhiều thuận lợi. Điều 9, Nghị định số 88/2006/NĐ- CP đã quy định Bộ Kế hoạch và Đầu tư có nhiệm vụ tổ chức xây dựng, quản lý thông tin về đăng ký kinh doanh trong phạm vi toàn quốc. Khi đó cơ quan đăng ký kinh doanh địa phương chỉ cần nhập dữ liệu tên doanh nghiệp dự kiến đăng ký trên một trang wed quản lý thông tin doanh nghiệp toàn quốc do Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập sẽ có thể biết ngay tên này có trùng hoặc gây nhầm lẫn hay không.

Tiếp tục đơn giản hóa thủ tục đăng ký kinh doanh

- Thống nhất nội dung về đăng ký kinh doanh và đăng ký mã số thuế thành một bộ hồ sơ duy nhất, hợp nhất mã số đăng ký kinh doanh và mã số thuế thành mã số doanh nghiệp.

Đây là một giải pháp quan trọng để rút ngắn thời gian làm thủ tục khai sinh doanh nghiệp. Giải pháp này có rất nhiều triển vọng khi ngày 30/11/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 59/2007?/NQ- CP về một số giải pháp xử lý những vướng mắc trong hoạt động đầu tư xây dựng và cải cách thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp, theo đó giao trách

nhiệm cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính thống nhất nội dung về đăng ký kinh doanh và mã số thuế trong một bộ hồ sơ duy nhất nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư; thống nhất, hướng dẫn cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh sử dụng mã số thuế doanh nghiệp làm mã số đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp thành lập từ 01/04/2008; thực hiện hợp nhất mã số đăng ký kinh doanh và mã số doanh nghiệp. Tác dụng của giải pháp này sẽ rút ngắn thời gian khai sinh của doanh nghiệp chỉ còn 05 ngày thay vì 15 ngày như hiện nay.

Để thực hiện được biện pháp này, đòi hỏi người thành lập doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước phải thực hiện nghiêm chỉnh và nhất quán quy định của Luật Doanh nghiệp về việc người thành lập doanh nghiệp tự kê khai và chịu trách nhiệm pháp lý về tính chính xác trung thực của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh.

Thực hiện thủ tục khắc dấu trên một bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Việc đăng ký con dấu vẫn được duy trì nhưng cần phải đơn giản hóa về mặt thủ tục. Bước tiến quan trọng được Chính phủ chỉ đạo tại Nghị quyết số 59/2007NQ- CP là yêu cầu Bộ Công an trong tháng 12/2007 hoàn thành việc hướng dẫn thủ tục khắc dấu của doanh nghiệp mà không cần có giấy phép khắc dấu. Để đảm bảo về mặt pháp lý khi thực hiện biện pháp này cần phải sửa đổi bổ sung Nghị định số 51/2001/NĐ- CP ngày 24/082001 của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu.

- Áp dụng đăng ký kinh doanh trực tuyến

chuẩn bị những nội dung sau: Hồ sơ đăng ký kinh doanh được chuẩn hóa thật đơn giản, được đăng tải trên website; quy định cập nhật và kiểm tra dữ liệu doanh nghiệp phải được tiến hành thường xuyên và dữ liệu này có thể truy cập được thông qua việc xây dựng bộ phần mềm có khả năng tích hợp để áp dụng đồng bộ tại các địa phương.

Một phần của tài liệu Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả của công tác đăng ký kinh doanh tại Điện Biên (Trang 64 - 68)