KHÁI QUÁT VỀ PHÒNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH TỈNH ĐIỆN BIÊN

Một phần của tài liệu Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả của công tác đăng ký kinh doanh tại Điện Biên (Trang 27 - 32)

1. Sự hình thành phát triển

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên được thành lập theo Quyết định số 321/QĐ-UB-TC ngày 08/05/1996 của UBND tỉnh Lai châu cũ (nay là tỉnh Điện Biên) về việc thành lập Sở Kế hoạch và Đầu tư và Phòng Tài chính Kế hoạch các huyện, thị trong tỉnh. Theo Quyết định này Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên có 6 phòng chuyên môn nghiệp vụ, trong đó có Phòng Đăng ký kinh doanh.

Năm 2004, thực hiện Nghị quyết số 22/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc chia và điều chỉnh lại địa giới hành chính một số tỉnh tỉnh Lai châu cũ được chia thành 2 tỉnh, tỉnh Điện Biên và tỉnh Lai Châu mới. Ngày 02/01/ 2004 UBND lâm thời tỉnh Điện Biên ra quyết định số 01/QĐ-UB về việc thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, trong đó có Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Phòng Đăng ký kinh doanh trực thuộc Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Điện Biên. Tiền thân của phòng Đăng ký kinh doanh là phòng Doanh nghiệp và hợp tác đầu tư trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lai châu cũ ( nay là tỉnh Điện Biên).

Ngày 02/01/2004 theo Quyết định 01/ QĐ- UB về việc thành lập Sở Kế hoạch và Đầu tư thì Phòng Doanh nghiệp và hợp tác đầu tư được đổi tên thành Phòng Đăng ký kinh doanh. Hiện tại phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh

Điện Biên có 3 cán bộ công chức bao gồm 1 trưởng phòng, 2 chuyên viên thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

2. Cơ cấu tổ chức

Biên chế và cơ cấu tổ chức bộ máy trong nội bộ phòng * Tổng số biên chế: 03 cán bộ, công chức.

* Cơ cấu tổ chức:

- 01 Trưởng phòng phụ trách chung, công tác tổng hợp, công tác đăng ký kinh doanh và quản lý doanh nghiệp.

- 02 chuyên viên làm công tác đăng ký kinh doanh và quản lý doanh nghiệp.

3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng đăng ký kinh doanh

- Trực tiếp thực hiện các nhiêm vụ của Phòng Đăng ký kinh doanh, bao gồm:

+ Hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh.

+ Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.

+ Phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thông tin về đăng ký kinh doanh trong phạm vi địa phương; cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh trong phạm vi địa phương cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cục thuế địa phương, các cơ quan có liên quan và Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo định kỳ,

cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu.

+ Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo tình hình kinh doanh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 163 của Luật Doanh nghiệp; đôn đốc việc thực hiện chế độ báo cáo hàng năm của doanh nghiệp.

+ Phối hợp với Thanh tra Sở tiến hành kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp theo nội dung trong hồ sơ đăng ký kinh doanh;

+ Yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

+ Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 165 của Luật Doanh nghiệp.

- Tham mưu cho Giám đốc Sở chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan xây dựng, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh và triển khai thực hiện đề án tổng thể, chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới phát triển doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý.

- Tham mưu cho Giám đốc sở làm đầu mối thực hiện các chính sách hỗ trợ và xúc tiến phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh.

- Tham mưu cho Giám đốc sở chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, Liên minh Hợp tác xã, UBND các huyện, thị xã, thành phố theo dõi, đánh giá tình hình hoạt động và xây dựng, trình UBND tỉnh kế hoạch phát triển các thành phần kinh tế (bao gồm cả kế hoạch phát triển kinh tế tập thể và kinh tế hộ gia đình) trên địa bàn tỉnh; Hướng dẫn nghiệp vụ đăng ký kinh doanh hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể cho Phòng Tài chính Kế hoạch các huyện, thị.

4. Tình hình lao động nhân sự

Chế độ tuyển dụng

- Chế độ tuyển dụng cán bộ do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện biên thực hiện theo quy định trong pháp lệnh cán bộ công chức 2003 sửa đổi bổ sung năm 2006 ( Quy định tại Mục 2 Điều 23 về chế độ tuyển dụng cán bộ công chức), …..

+ Phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí chức danh của công tác cán bộ và chỉ tiêu biên chế được giao.

+ Khi tuyển dụng căn cứ vào nhu cầu công việc và biên chế được duyệt.

+ Người được tuyển dụng phải đủ tiêu chuẩn và phải thực hiện chế độ công chức dự bị.

+ Tùy thuộc vào nhu cầu công việc sở có thể ký hợp đồng thời vụ. + Việc tuyển dụng thông qua thi tuyển, xét tuyển và được thực hiện theo hình thức hợp đồng làm việc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Riêng đối với tỉnh Điện Biên với đặc thù là tỉnh miền núi, ưu tiên tuyển dụng người dân tộc thiểu số, người tình nguyện ở vùng sâu, vùng xa. Người làm việc từ 5 năm trở lên ở các huyện vùng sâu hoặc để đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức vùng dân tộc ít người thì việc tuyển dụng thực hiện thông qua hình thức xét tuyển.

Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi

ngày, nghỉ thứ 7, chủ nhật.

- Cán bộ, công chức được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương những ngày lễ sau đây:

+ Tết dương lịch: một ngày (ngày 1 tháng 1 dương lịch).

+ Tết âm lịch: bốn ngày (một ngày cuối năm và ba ngày đầu năm âm lịch).

+ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: một ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch). + Ngày Chiến thắng: một ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch).

+ Ngày Quốc tế lao động: một ngày (ngày 1 tháng 5 dương lịch).

+ Ngày Quốc khánh: một ngày (ngày 2 tháng 9 dương lịch). Nếu những ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo

- Người lao động được nghỉ về việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:

+ Kết hôn, nghỉ ba ngày; + Con kết hôn, nghỉ một ngày;

+ Bố mẹ (cả bên chồng và bên vợ) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết, nghỉ ba ngày.

- Thời gian nghỉ hưu: Theo quy định là nam 60, nữ 55.Tuy nhiên do đặc thù là tỉnh miền núi, căn cứ vào thời gian làm việc có thể quy định thời gian nghỉ sớm hơn: nam 55, nữ 50.

- Những quy định riêng đối với lao động nữ:

con, từ 4- 6 tháng do Chính phủ quy định.

Một phần của tài liệu Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả của công tác đăng ký kinh doanh tại Điện Biên (Trang 27 - 32)