Phân tích dư nợ theo thời gian

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 43 - 45)

Bảng 2.6. Tình hình dư nợ cho vay đối với DNVVN phân theo thời gian tại Vietinbank chi nhánh TP.HCM giai đoạn 2010 – 2012.

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số dư (tỷ đồng) Tỷ trọng Số dư (tỷ đồng) Tỷ trọng Số dư (tỷ đồng) Tỷ trọng Tổng dư nợ đối với DNVVN 3.359,25 100 % 4.298,13 100 % 5.348 100 % Ngắn hạn 1.914,77 57% 2.363,97 55% 2.780,96 52% Trung và dài hạn 1.444,48 43% 1.934,16 45% 2.567,04 48%

( Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh qua các năm)

Qua bảng biểu 2.6 ta thấy rằng cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao từ 52% trở lên trên tổng số cho vay của chi nhánh. Mặc dù dư nợ cho vay ngắn hạn của Chi nhánh giảm qua các năm nhưng con ố giảm không nhiều, chỉ từ 2-3%, cụ thể là năm 2011 từ 55% giảm xuống còn 52% vào năm 2012. Đa ố các DNVVN đều tập trung ở nguồn vốn ngắn hạn để trang trải cho nhu cầu vốn lưu động nên nhu cầu vốn ngắn hạn ở loại hình DNVVN cao là điều dễ hiểu. Phần lớn vốn huy động của NH cũng là vốn ngắn hạn và đó cũng là nguồn chủ yếu để NH cho vay ngắn hạn.

Bên cạnh đó Chi nhánh cũng chú trọng nhiều đến hoạt động cho vay trung và dài hạn vì Vietinbank chi nhánh TP.HCM là một chi nhánh có quy mô kinh doanh lớn. Thời gian cho vay đầu tư dự án dài, tình hình kinh tế xã hội biến động liên tục nên NH phải chịu rủi ro rất cao, chi phí thẩm định, quản lý nợ vay…lớn và phức tạp hơn nhiều so với cho vay ngắn hạn nên tỷ trọng của cho vay trung và dài hạn vẫn nhỏ hơn cho vay ngắn hạn. Cụ thể, năm 2010 dư nợ cho vay trung dài hạn chỉ chiếm 42%, nhưng qua các năm 2011 tăng lên là 45% và năm 2012 là 48%.

SVTH: Trần Thị Ngọc Linh Trang 37

2.2.3.2 Phân tích dư nợ theo cơ cấu ngành nghề sản xuất

Bảng 2.7. Tình hình dư nợ cho vay đối với DNVVN phân theo cơ cấu ngành tại Vietinbank chi nhánh TP.HCM giai đoạn 2010-2012.

CHỈ TIÊU

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền Tỷ trọng Sô tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng DƯ NỢ DNVVN 3.359,25 100.0% 4.298,13 100.0% 5.348 100.0 % Bất động sản 295,61 8,8% 369,64 8,6% 401,1 7,5% Nônglâm nghiệp_thủy sản 507,25 15,1% 666,21 15,5% 850,33 15,9% Vận tải 107,50 3,2% 124,65 2,9% 144,40 2,7% Sản xuất 1.924,85 57,3% 2.488,62 57,9% 3.219,50 60,2% Thương mại dịch vụ 396,39 11,8% 472,79 11,0% 598,98 11,2% Ngành khác 127,65 3,8% 176,22 4,1% 133,69 2,5%

( Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh qua các năm)

Biểu đồ 2.4. Tình hình dư nợ cho vay đối với DNVVN phân theo cơ cấu ngành tại Vietinbank chi nhánh TP.HCM giai đoạn 2010-2012.

7.5% 15.9% 2.7% 60.2% 11.2% 2.5%

Tỷ trọng tín dụng đối với DNVVN theo ngành

Bất động sản

Nông-lâm nghiệp và thủy sản

Vận tải Sản xuất

Thương mại - dịch vụ Ngành khác

SVTH: Trần Thị Ngọc Linh Trang 38 Qua bảng 2.7 và biểu đồ 2.4 ta có thể thấy rằng, sản xuất là ngành được ngân hành thực hiện hoạt động tín dụng nhiều nhất đối với DNVVN. Chi nhánh tập trung đầu tư vào sản xuất vì ngành kinh tế này có tỷ suất lợi nhuận cao và nguồn thu ổn định. Đây cũng là ngành có tốc độ phát triển cao vì đây là ngành có vốn đầu tư thấp hơn các ngành khác, thời gian thu hồi vốn nhanh và cũng xuất phát từ nhu cầu thực tế của ngành kinh tế, phù hợp với xu thế hội nhập nên quy mô hoạt động của nó rộng hơn.

Tỷ trọng ngành này tăng đều qua các năm. Cụ thế năm 2011 ngành ản xuất chiếm tỷ trọng 57,9% tổng dư nợ cho vay DNVVN, lượng cho vay 2.488,62 tỷ đồng, tăng 563,77 tỷ so với 2010, tốc độ tăng 0,6%. Năm 2012, dư nợ ngành trên là 3.219,50 tỷ đồng chiếm 60,2% dư nợ DNVVN.

Các ngành xây dựng, vận tải là rất khó có thể thực hiện được, vì ngành này đòi hỏi nhu cầu vốn rất lớn, nắm bắt được thị trường, công nghệ trang thiết bị hiện đại và các khoản vay thường là trung và dài hạn nên NH sẽ phải thu hồi nợ lâu. Mặt khác quy trình thẩm định phức tạp hơn o với các ngành khác. Tuy nhiên với những chính ách, chương trình tài trợ của Chính phủ, chi nhánh cũng có những chính sách khuyến khích DNVVN đầu tư kinh doanh vào các lĩnh vực này để có khả năng đứng vững trên thị trường và xóa bỏ dần tư tưởng chỉ có DN lớn mới thực hiện được. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với các ngành khác như nông, lâm nghiệp thủy sản, sản xuất cũng có dấu hiệu tăng dần qua các năm. Đó là một tín hiệu đáng mừng cho sự cân bằng cơ cấu kinh tế cũng như ự tăng trưởng của chi nhánh.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 43 - 45)