Thực trạng về nhu cầu vốn của DNVVN hiện nay

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 35 - 36)

Theo thống kê, số lượng DNVVN chiếm phần lớn trong tổng số doanh nghiệp, sử dụng trên 50% lực lượng lao động của nền kinh tế quốc gia và đóng góp khoảng 50% GDP hàng năm. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, trong bối cảnh kinh tế khó khăn từ

SVTH: Trần Thị Ngọc Linh Trang 29 năm 2011 đến nay, trong số doanh nghiệp ngừng sản xuất và phá sản thì đa phần là các DNVVN vì đây là đối tượng mà nội lực về vốn và quản trị yếu hơn o với các khối doanh nghiệp khác.

Khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam mới đây cho thấy, có 22,5% doanh nghiệp cho biết không thể tiếp cận được vốn vay ngân hàng vì lãi suất quá cao, 20,2% doanh nghiệp cho rằng không đáp ứng được các điều kiện ngân hàng đưa ra, 2,5% doanh nghiệp nói có nợ xấu, 41,6% doanh nghiệp không có nhu cầu vay và 13,1% thuộc về các trạng thái khác. Có nhiều cơ ở để tin rằng, hơn 40% doanh nghiệp có nhu cầu về vốn nhưng không thể tiếp cận được vốn vay đa phần là nhóm DNVVN.

Nguyên nhân khiến khả năng tiếp cận vốn vay của DNVVN rất hạn chế bởi đặc điểm của nhóm doanh nghiệp này là kinh doanh quy mô nhỏ, ít có chiến lược bài bản nên không đáp ứng được điều kiện tài sản thế chấp. Nhiều dự án đầu tư, phương án ản xuất kinh doanh của DNVVN không chứng minh được tính khả thi trong khi tình hình tài chính thiếu minh bạch và số liệu không đáng tin cậy. Hệ quả là việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính của DNVVN không đủ độ tin cậy, ảnh hưởng đến quyết định xem xét cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp. Do đó, tỷ lệ DNVVN tiếp cận được với vốn vay ngân hàng thấp so với nhu cầu vốn thật sự.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 35 - 36)