HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU

Một phần của tài liệu Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam (Trang 51 - 59)

ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU

Luật SHTT 2005 ra đời trên cơ sở pháp điển hoá và hoàn thiện các quy định về SHTT có trước, nhằm phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết tham gia, cùng với sự xem xét tình hình thực tế của Việt Nam. Bởi vậy về cơ bản, các quy định về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu với tư cách là đối tượng SHCN trong BLDS 2005 và Luật SHTT 2005 là khá đầy đủ, phù hợp và tương thích với các ÐƯQT. Sau một thời gian thực hiện, các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ đã từng bước đi vào cuộc sống, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, người sáng tạo, người sử dụng thúc đẩy hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời điểm hội nhập mạnh mẽ như hiện nay, trong quá trình áp dụng những quy định pháp luật về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu vẫn còn một số điểm hạn chế sau:

Thứ nhất, về khái niệm nhãn hiệu

Khái niệm về nhãn hiệu được quy định tại Khoản 16 Điều 4 Luật SHTT 2005, tuy nhiên khái niệm này không làm rõ bản chất của dấu hiệu cấu thành nhãn hiệu, theo đó không hạn chế các loại dấu hiệu có thể sử dụng được làm nhãn hiệu. Điều 72 Luật SHTT quy định về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu là sự bổ sung cho khái niệm về nhãn hiệu, qua đó làm rõ các dấu hiệu có thể được bảo hộ. Việc quy định như vậy, khiến các chủ thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu muốn biết được dấu hiệu nào có thể được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và những yêu cầu đặt ra đối với nó ra sao, các chủ thể phải đồng thời xem xét và tìm hiểu ở cả hai điều khoản.Việc quy định này không chặt chẽ, lại dễ gây ra sự hiểu lầm cho các chủ thể khi lựa chọn dấu hiệu đăng ký nhãn hiệu. Do đó, việc quy định ra một khái niệm chung về nhãn hiệu không chỉ giúp cho các chủ thể khi lựa chọn dấu hiệu đăng ký nhãn hiệu, mà còn tạo điều kiện thuận lợi trong công tác cấp văn

bằng bảo hộ của cơ quan có thẩm quyền, tức là phải quy định thống nhất giữa Điều 4 và Điều 72 Luật SHTT. Khái niệm nhãn hiệu quy định trong Hiệp định TRIPs hay một số khái niệm của các nước trên thế giới đều được quy định như vậy. Theo người viết, có thể tiếp cận khái niệm nhãn hiệu như sau: “Nhãn hiệu

là những dấu hiệu nhìn thấy được dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể sản xuất, kinh doanh khác nhau được thể hiện dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc và các dấu hiệu đó phải có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể khác”.

Thứ hai, về phạm vi dấu hiệu có thể được công nhận là nhãn hiệu

Theo pháp luật của một số quốc gia trên thế giới, nhất là các quốc gia phát triển (Hoa Kỳ, các quốc gia EU), việc bảo hộ đối với nhãn hiệu được áp dụng đối với cả các loại nhãn hiệu là những dấu hiệu âm thanh như âm thanh mà con người có thể nhận biết qua thính giác hoặc nhãn hiệu là các dấu hiệu mùi con người có thể nhận biết thông qua khứu giác hay nhãn hiệu chỉ đơn thuần được thể hiện thông qua một màu sắc nhất định. Việc bảo hộ các nhãn hiệu đặc biệt của các quốc gia phát triển phù hợp với quy định của Hiệp định TRIPs, đồng thời lại phù hợp với điều kiện kinh tế, khoa học kỹ thuật rất phát triển của nước họ. Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa thừa nhận và bảo hộ là nhãn hiệu các dấu hiệu như dấu hiệu âm thanh, mùi, màu sắc mà không kết hợp với các yếu tố khác như dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu hình… Trong điều kiện hội nhập mạnh mẽ như hiện nay, việc bổ sung các quy định pháp luật để có thể bảo hộ các nhãn hiệu đặc biệt trên là điều cần thiết, để phù hợp với quy định của các điều ước quốc tế, sự phát triển của kinh tế xã hội và sự đòi hỏi chính đáng của các cơ sở sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện để Việt Nam hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Thứ ba, quy định “yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ”

Theo quy định tại Điều 74 Luật SHTT thì: “Nhãn hiệu được coi là có khả

năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ…”.

Như đã phân tích tại mục 2.2 Chương II, thế nào là yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ, hiện tại vẫn chưa được pháp luật sở hữu trí tuệ hướng dẫn cụ thể. Điều này đã gây khó khăn không nhỏ không những cho các cơ sở kinh doanh trong việc lựa chọn các yếu tố để tạo lập nhãn hiệu cho mình, mà còn cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc xem xét khả năng phân biệt của nhãn hiệu. Từ những quy định liên quan của Luật SHTT, có thể hiểu được rằng những yếu tố này là những yếu tố thông dụng mà mọi người đều có thể nhận biết và ghi nhớ được. Tuy nhiên, do trình độ nhận thức của mỗi người khác nhau và điều quan trọng là phải tạo được sự thống nhất trong việc áp dụng các quy định của pháp luật, cho nên việc đưa ra những quy định cụ thể, rõ ràng về những yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ là việc cần thiết.

Thứ tư, về các yếu tố để xác định và đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu Hiện tại, pháp luật SHTT Việt Nam chưa có quy định cụ thể về các yếu tố để xác định và đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu. Tuy nhiên, dựa vào các dấu hiệu loại trừ được quy định tại Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, chúng ta có thể xác định được khả năng phân biệt của nhãn hiệu. Song một số quy định của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN còn chung chung và chưa được hướng dẫn cụ thể nên việc đánh giá tính phân biệt trong một chừng mực nào đó vẫn phụ thuộc nhiều vào trình độ, kinh nghiệm thực tiễn của các xét nghiệm viên nên đôi khi những đánh giá, kết luận được đưa ra còn mang tính chất cảm tính. Do đó, cần xây dựng cụ thể hệ thống các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phân biệt cũng như cách thức đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu là cần thiết. Bên cạnh đó, cần phải có các quy định giải thích cụ thể về “ngôn ngữ không thông dụng”, “lãnh tụ”, “anh hùng dân tộc” “danh nhân” để việc đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu trên thực tế đạt hiệu quả cao, vì đây là những khái niệm trừu tượng, gây

khó hiểu hoặc sẽ có nhiều cách hiểu khác nhau tùy theo trình độ nhận thức của mỗi người.

Thứ năm, về việc xem xét tính tương tự đến mức gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu khác

Theo số liệu thống kê (năm 2007 và năm 2009) và báo cáo hoạt động SHTT (năm 2007 và năm 2008) của Cục SHTT, Bộ Khoa học và Công nghệ thì số lượng đơn xin cấp văn bằng bảo hộ và văn bằng được cấp từ 2007 đến năm 2009 một số đối tượng của quyền SHCN như sau:

Qua số liệu trên cho thấy, nhãn hiệu là một trong những đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ nhiều nhất tại Việt Nam. Trong

STT Loại đơn đăng ký Tiếp nhận đơn Cấp văn bằng bảo hộ

2007 2008 2009 2007 2008 2009

1.

Sáng chế/Giải pháp

hữu ích 3.080 3.484 3.130 792 741 770

2. Kiểu dáng công nghiệp 1.908 1.753 1.879 1.360 1.337 1.238

3. Nhãn hiệu đăng ký quốc gia 27.074 27.724 28.658 15.662 23.290 22.730

4. Nhãn hiệu đăng ký quốc tế 4.920 7.386 4.422 3.631

Khôn g có số liệu thống kê 5. Chỉ dẫn địa lý 04 08 01 07 02 Khôn g có số liệu thống kê

giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu một cách mạnh mẽ. Bên cạnh, những thành tựu mà nền kinh tế thị trường đem lại thì còn kéo theo rất nhiều yếu tố được coi là mặt trái của nền kinh tế thị trường, trong đó thực trạng giả, nhái nhãn hiệu phổ biến và tràn lan nhất. Hiện tượng này là sự đe dọa cho các doanh nghiệp làm ăn đứng đắn và là nỗi lo thường trực của người tiêu dùng vì họ không thể phân biệt được đâu là sản phẩm chất lượng của một nhãn hiệu uy tín, đâu là hàng nhái, hàng giả nhãn hiệu. Tuy nhiên, hiện nay trong văn bản pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành chưa có quy định cụ thể về việc xem xét tính tương tự đến mức gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu khác. Việc quyết định một nhãn hiệu xin đăng ký có tương tự đến mức gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu đối chứng hay không, hoàn toàn phụ thuộc vào sự xem xét của Cục sở hữu trí tuệ, nên việc xem xét này gặp rất nhiều khó khăn và tốn nhiều thời gian, do hiện tại Cục SHTT cũng chưa có một quy chế hướng dẫn chính thức về phương pháp xác định mức độ tương tự như thế nào thì có thể gây nhầm lẫn. Việc đánh giá, xem xét tính tương tự đến mức gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu khác này có ảnh hưởng quan trọng đến sự uy tín và sự phát triển của doanh nghiệp khi nhãn hiệu của họ bị xâm phạm.

Vì vậy, việc cần thiết phải xây dựng một quy chế, trong đó xác định tiêu chí đánh giá các dấu hiệu có yếu tố “tương tự đến mức gây nhầm lẫn” một cách chính xác và đầy đủ. Quy chế này sẽ là căn cứ giúp cho các xét nghiệm viên trong quá trình đánh giá, thẩm định nội dung đơn của chủ sở hữu và đây cũng là căn cứ chính thức cho việc giải quyết các tranh chấp nhãn hiệu và xử lý các hành vi vi phạm đến nhãn hiệu của các cơ sở sản xuất kinh doanh.

Thứ sáu, về các quy định bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam

Thực tiễn tại Việt Nam cho thấy, Cục SHTT là cơ quan chủ yếu xem xét và thừa nhận nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam, còn cơ quan Tòa án chưa giải quyết một vụ việc nào liên quan đến NHNT. Những năm vừa qua tại Việt Nam, Cục SHTT căn cứ vào các tiêu chí thời gian sử dụng nhãn hiệu, phạm vi địa lý sử dụng nhãn hiệu, doanh thu, phạm vi tần suất và chi phí cho việc quảng cáo, số

lượng quốc gia nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ, số nước công nhận nhãn hiệu nổi tiếng (nếu có) để xác định về sự nổi tiếng của nhãn hiệu. Một số trường hợp cụ thể bảo hộ NHNT tại Việt Nam như sau: Năm 1992, Cục SHCN đã bác bỏ đơn đăng ký nhãn hiệu McDonald’s cho một công ty Australia cho các sản phẩm đồ ăn nhanh, dịch vụ ăn uống và các nhóm sản phẩm khác với lý do Cục SHCN có đủ thông tin để khẳng định nhãn hiệu McDonald’s là nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới cho đồ ăn nhanh và dịch vụ ăn nhanh của Công ty McDonald’s Corporation của Hoa Kỳ, mặc dù công ty này chưa từng đăng ký và sử dụng nhãn hiệu trên tại Việt Nam. Trường hợp trên cũng không khác trường hợp sau đây vào năm 1993, Cục SHCN đã xem xét và quyết định huỷ bỏ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa số 4854 cấp cho Ophix Group (Australia) đối với nhãn hiệu “Pizza Hut” trên cơ sở đơn khiếu nại của công ty Pizza Hut International, LCC của Hoa kỳ đã chứng minh được sự nổi tiếng của nhãn hiệu của mình, mặc dù chưa được đăng ký bảo hộ cũng chưa từng sử dụng ở Việt Nam. Các trường hợp thực tế trên đây cho thấy, việc bảo hộ NHNT ở Việt Nam ngay cả trước khi có Luật SHTT 2005 thì vẫn có hiệu quả. Điều đó được thể hiện ở chỗ, các NHNT trên thế giới mặc dù chưa được sử dụng ở Việt Nam nhưng vẫn được pháp luật Việt Nam bảo hộ, quyền SHCN của các chủ sở hữu cũng vẫn được bảo vệ.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ như hiện nay, nhu cầu về hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng càng phải được quan tâm. Như đã trình bày ở mục 1.2.6 chương I, việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam còn tồn tại một số điểm hạn chế, bên cạnh đó ngoài một số nhãn hiệu nổi tiếng đã được công nhận thì việc xác định các nhãn hiệu loại này còn gặp rất nhiều khó khăn, do hiện nay chúng ta chưa có danh sách các nhãn hiệu nổi tiếng. Do đó, cần thiết phải có những quy định pháp luật về nhãn hiệu nổi tiếng cụ thể và rõ ràng hơn để tạo lập một môi trường pháp lý an toàn, nhằm tạo sự tin cậy và an tâm đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Đây cũng là một trong những điều kiện để đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu như theo

điểm i khoản 2 Điều 74. Việc hoàn thiện quy định pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo đó cũng gián tiếp ảnh hưởng đến điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu nói chung.

KẾT LUẬN

Nhãn hiệu là một trong những tài sản quan trọng của doanh nghiệp, một trong những yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Vì vậy, vấn đề bảo hộ nhãn hiệu luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, nhất là khi chúng ta đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Hiện nay, cùng với bằng sáng chế, bằng kiểu dáng công nghiệp và tên gọi xuất xứ, nhãn hiệu là một trong những đối tượng sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ nhiều nhất ở Việt Nam, nhưng để xây dựng một nhãn hiệu riêng lại không phải dễ dàng. Mỗi doanh nghiệp phải tìm ra đúng cách để hình thành một nhãn hiệu riêng của chính mình, không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của chủ thể khác, qua đó nhằm tạo uy tín và sự yên tâm cho người tiêu dùng. Do đó, việc hoàn thiện những quy định pháp luật về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu là yếu tố quan trọng quyết định việc tạo lập một nhãn hiệu, tạo điều kiện cho các chủ thể kinh doanh tạo dựng cho mình một nhãn hiệu phù hợp với mục đích kinh doanh của mình. Cùng với sự phát triển và vững mạnh của nhãn hiệu riêng thì hoạt động kinh doanh của công ty cũng sẽ vững chắc hơn bao giờ hết.

Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO, đây là cơ hội và là điều kiện thuận lợi cho chúng ta hội nhập với nền kinh tế thế giới để phát triển kinh tế đất nước, song cũng là thách thức đối với chúng ta trong vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nói riêng. Mặc dù, pháp luật SHTT Việt Nam đã được sửa đổi nhiều lần để đáp ứng nhu cầu thực tiễn, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những thiếu sót trong các quy định pháp luật, trong đó có

các quy định về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu. Do đó, qua những nội dung phân tích trong ba chương trên đây của luận văn, hy vọng sẽ góp phần nào vào việc tìm hiểu về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu, góp phần giải quyết được vấn đề thực tiễn đã đặt ra.

Một phần của tài liệu Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam (Trang 51 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w