III. Đánh giá chung về tình hình đầu tư phát triển nguôn nhân lực.
Chương 3: Các giải pháp để tăng cường và nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển nguồn nhân lực.
3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển nguồn nhân lực 1.Các giải pháp ở tầm vĩ mô ( tầm quốc gia).
3.2.1.Các giải pháp ở tầm vĩ mô ( tầm quốc gia).
a, Làm tốt công tác hướng nghiệp:
Làm tốt công tác tư vấn hướng nghiệp, định hướng nghề đúng đắn phù hợp với chuyển dịch chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước.
b, Đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực:
Nâng cao trí tuệ nguồn nhân lực trên cơ sở nâng cao trình đọ học vấn của mọi thành viên trong cộng đồng là nhiệm vụ chiến lược phát triển kinh tế về chất của nguồn nhân lực. Quan tâm đến tỉ lệ trẻ em đến trường và chú trọng đến giáo dục phổ cập trong toàn xã hội. Mở rông quy mô giáo dục ở các cấp phổ thông và nâng cao giáo dục đại học.
Đa dạng hoá hệ thống các loại hình giáo dục, phát triển mô hình giáo dục mở với những hình thức học tập, thực hành linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên; Xây dựng đội ngũ giáo viên đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn, cải tiến phương pháp sư phạm để người học thực sự là trung tâm của giáo dục; tạo động lực về kinh tế tinh thần cho người dạy, người học. Có chính sách sử dụng và đãi ngộ đúng giá trị nguồn nhân lực đào tạo, trọng dụng nhân tài;
Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục-đào tạo và tăng cường cơ sở vật chất các trường học,tiêu chuẩn hoá các cơ sở đào tạo, gắn kết đào tạo với nghiên cứu thực tiễn,nhất là ở bậc cao đẳng, đại học; các cơ sở giáo dục đào tạo phải quan tâm đến rèn luyện đạo đức, phẩm chất chính trị, ý thức công dân, tôn trọng và am hiểu pháp luật, có kĩ năng và đạo đức nghề nghiệp;
Đổi mới công tác quản lí giáo dục, quản lí Nhà Nước về giáo dục đào tạo phải hướng đến việc xác định rõ nghành nghề hiện thiếu nhân công, thiếu lao động có trình độ cao trong xã hội; chú trọng đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong các đơn vị quản lí nhà nước; có chính sách hỗ trợ lao động trẻ bồi dưỡng nâng cao kĩ năng nghề nghiệp, chuyên môn hoá lành nghề;
Thúc đầy quá trình đào tạo ngoài nước, đưa các sinh viên xuất sắc, giáo viên, cán bộ quản lí học tập, tu nghiệp ở các trường đại học, viện nghiên cứu quốc tế có uy tín; lien kết đào tạo giữa các cở sở đào tạo, dạy nghề trong nước và quốc tế;
Có chính sách phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng nhân tài, đi đôi với chính sách bố trí, sử dụng, đãi ngộ đối tượng này hợp lí.
c,. Chính sách điều tiết, bố trí, sử dụng lao động trẻ theo cơ cấu nghành nghề:
Bố trí sử dụng cán bộ theo nhu cầu, và đáp ứng được yêu cầu, hạ thấp tỉ lệ lao đông trẻ làm việc không đúng nghành nghề.
Công khai, minh bạch, hiện đại hoá, tiêu chuẩn hoá việc tuyển chọn nhân lực cho các cơ quan hành chính nhà nước; việc tuyển chọn phải thông qua thi tuyển công khai.
Thiết lập và phát triển được thị trường lao động chất lượng cao, ổn định. Điều tiết hợp lí nguồn nhân lực, kiểm soát được luồng di chuyển nhân công thông qua các công cụ như điều tra lao động,việc làm, , điều tra nhân khẩu, hợpp đồng lao động…
Nâng cao trí tuệ nguồn nhân lực trên cơ sở nâng cao trình độ học vấn của mọi thành viên trong cộng đồng là nhiệm vụ chiến lược phát triển kinh tế về chất của nguồn nhân lực. Ngành giáo dục đã đưa ra 4 giải pháp - sáng kiến của VN để phát triển nhanh đào tạo nhân lực có kỹ năng:
Thứ nhất là xác lập các yêu cầu mới về chuẩn tri thức, kỹ năng và hành vi của giáo dục phổ thông và đào tạo nghề. Trong đó, công bố chương trình chuẩn giáo dục phổ thông cho giáo dục hiện nay; nhấn mạnh các yêu cầu hành vi như chủ động, hoạt động tập thể, vận dụng sáng tạo, biết tự học, biết khai thác thông tin qua mạng, trung thực; nhấn mạnh các giá trị văn hóa dân tộc làm nền tảng cho phát triển bền vững quốc gia và cá nhân; chú trọng đào tạo và ứng dụng ngoại ngữ, tin học trong học tập, làm việc.
Thứ hai là phát triển nhanh đội ngũ giáo viên và các nhà quản lý giáo dục theo yêu cầu của thời kỳ sau 2010. Cụ thể như: Triển khai chương trình đào tạo đổi mới phương pháp giảng dạy cho gần 1 triệu giáo viên phổ thông từ 2007 - 2010; Triển khai chương trình đào tạo 20.000 tiến sĩ làm giảng viên cho ĐH, CĐ từ 2007 - 2020, trong đó 10.000 tiến sĩ được đào tạo ở nước ngoài; Bồi dưỡng tất cả các hiệu trưởng các trường phổ thông và ĐH - CĐ theo chương trình chuẩn về quản lý giáo dục từ 2007 - 2010; Tăng lương cho tất cả các nhà giáo, cải thiện điều kiện làm việc của nhà giáo.
Thứ ba là triển khai mạnh mẽ đào tạo theo nhu cầu xã hội. Tập trung triển khai 10 năm (2008 - 2018) nâng cao chất lượng đào tạo và khả năng sử dụng tiếng Anh của người Việt; thành lập trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực; triển khai đào tạo theo đặt hàng của các ngành, Cty lớn quan sự liên kết giữa 3 bên như cơ sở đào tạo - DN - cơ quan Nhà nước; tại các tỉnh thành có KCN lớn, Bộ GDĐT, Bộ LĐTBXH và BQL các KCN phối hợp hình thành các trung tâm cung ứng nhân lực, phục vụ nhanh, hiệu quả nhu cầu của các nhà đầu tư; xây dựng chợ kỹ thuật trên mạng; liên kế tới các ĐH nước ngoài để phát triển các ngành đào tạo có trình độ quốc tế; khuyến khích ĐH tư thục, trường dạy nghề tư thục phát triển, thu hút các ĐH, trường nghề nước ngoài mở cơ sở tại VN; thực hiện kiểm định chất lượng ĐH (từ 2006) và công bố xếp hạng các ĐH từ 2007.
Thứ tư là đổi mới cơ chế tài chính như nâng cao học phí các trường ĐH; phát triển các chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên nghèo, khuyến khích sinh viên học giỏi; khuyến khích các trường phổ thông tư, các trường dạy nghề tư và các trường ĐH, CĐ tư ra đời và hoạt động hiệu quả; khuyến khích đầu tư nước ngoài vào GDĐT.
e. Các giải pháp nhằm tạo môi trường và điều kiện làm việc tốt cho người lao động.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động:
Phát triển nguồn nhân lực trước hết cần phát triển thể lực người lao động thông qua những chương trình dinh dưỡng. Chú trọng dinh dưỡng trẻ em,coi trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai; quan tâm đến sức khoẻ của cộng đồng, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Đảm bảo an ninh lương thực theo nghĩa toàn diện là được cung cấp không chỉ đủ về số lượng thức ăn mà còn đủ năng lượng cần thiết cho hoạt động hàng ngày của con người như prôtit, lipit, gluxit và các nguyên tố muối khoáng, vi lượng khác.
Nâng cao chất lượng cuộc sống như công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu, phòng và chữa bệnh cho nhân dân, cải thiện môi trường sống trên cơ sở bảo vệ và phát triển mội trường sinh thái, môi trường lao động. Cần xây dựng các cơ chế chính sách bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhằm giữ vững môi trường sinh thái, chống ô nhiễm môi trường, đặc biệt là các khu công nghiệp mới xây dựng.
Cần quan tâm đến điều kiện vui chơi giải trí, nghỉ ngơi và thể dục thể thao quần chúng cho mọi tầng lớp dân cư trong cộng đồng thông qua đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí, phát huy những lễ hội văn hoá truyền thống của dân tộc nhằm duy trì và nâng cao hoạt động văn hoá của con người trong cộng đồng, trên cơ sở đó không ngừng nâng cao điều kiện để tái sản xuất sức lao động xã hội ngày càng cao .
Công tác phòng chống bệnh nghề nghiệp và chăm sóc sức khoẻ người lao động là công việc chung của toàn xã hội mà đặc biệt là người sử dụng lao động và người lao động Để thực hiện tốt các định hướng về Y tế lao động nêu trên cần phải có sự phối hợp chặt chẽ trong việc nghiên cứ bổ sung các văn bản pháp quy và các chế độ chính sách đối với người lao động bị bênh nghề nghiệp, quản lí chăm sóc sức khoẻ cho người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế và chú trọng hơn đến mạng lưới y tế tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa , các vùng nông thôn, các khu công nghiệp mới và nghành nghề có chuyển giao công nghệ mới. Huy động nguồn lực tại các cơ sở sản xuất, phát huy sự hỗ trợ của các nghành, đoàn thể, tranh thủ sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực y tế lao động và sự tham gia hưởng ứng của chính người lao động trong thông tin , tuyên tryền nâng cao nhận thức và áp dụng tốt các biện pháp an toàn vệ sinh lao động phòng chống bệnh nghề nghiệp đóng vai trò chính trong việc thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ sứ khoẻ người lao động. Nhiệm vụ đầu tư trang trải nhằm thực hiện tốt các công tác y tế lao động phải được các Bộ, Ngành,
địa phương quan tâm chú trọng .Phát triển công tác đào tạo, giaó dục, thông tin tuyên truyền nâng cao kiến thức về tác hại và cách phòng chống các yếu tố nguy cơ của môi trường sản xuất ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động cũng là một việc mang lại hiệu quả lâi dài trong phòng chống bệnh nghề nghiệp.
- Giải quyết việc làm hợp lí cho người lao động:
Vấn đề trọng tâm của chính sách việc làm là mở rộng những ngành công nghiệp thu hút nhiều việc làm tại các đô thị, các khu công nghiệp; phân bố lại lao động giữa nông nghiệp và phi nông nghiệp, giữa thành thị và nông thôn. Xây dựng các chương trình sắp xếp, bố trí sử dụng lao động có hiệu quả cho từng thời kì. Chương trình xúc tiến việc làm trên cơ sở phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh ở khu vực thành thị và nông thôn để giải quyết việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị và thiếu việc làm ở nông thôn là một giải pháp chiến lược trong phát triển nguồn nhân lực.
Đẩy mạnh phát triển các trung tâm tư vấn tìm kiếm việc làm đồng thời mở rộng phạm vi hợp tác giữa các trung tâm này vơí các trung tâm huấn luyện kĩ năng, nghề nghiệp, các trường đào tạo, đại học và doanh nghiêp trong các tỉnh, thành phố , liên doanh liên kết với các trường, các trung tâm đào tạo khác.
Tổ chức thi, tuyển chọn công chúc theo luật công chức, bố trí đánh giá, sang lọc, bồi dưỡng, tăng cường, thay thế theo tiêu chuẩn quốc gia, bảo đảm đội ngũ công chức có trình độ chuyên môn cao, phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm thừa hành chức trách của mình trong bộ máy quản lí Nhà nước cấp địa phuơng…
3.2.2.Các giải pháp ở tầm vi mô( tầm doanh nghiệp):
a , Các giải pháp nhằm ổn định và duy trì nguồn nhân lực hiện có: - Hoàn thiện các quy chế, chính sách hiện đang áp dụng tại doanh nghiệp
- Đảm bảo công bằng và hợp lý trong chi trả lương cho người lao động, tạo tính cạnh tranh trong việc thu hút nguồn lực bên ngoài và giữ chân nguồn lực bên trong của doanh nghiệp với phương pháp trả lương mới nhất mà các doanh nghiệp quốc gia khác đang áp dụng. - Cải thiện môi trường làm việc.
- Sắp xếp và ổn định lại nhân sự, đảm bảo bố trí nhân sự đúng người, đúng việc.
- Cải tiến phương thức làm việc, giảm thiểu các công đoạn không làm giá trị tăng thêm, đảm bảo tính chuyên nghiệp cao trong môi trường làm việc.
- Tiến hành tin học hóa các quy trình làm việc, áp dụng các phần mềm hiện đại để nâng cao hiệu quả công việc.
b. Giải pháp nhằm phát triển Nguồn nhân lực, tạo môi truờng và các điều kiện làm việc tốt nhất cho nguồn nhân lực.
- Thực hiện các chính sách đãi ngộ, phúc lợi, khen thưởng hợp lý để tạo điều kiện gắn bó lâu dài của nhân viên với doanh nghiệp
- Tạo môi trường làm việc năng động, thân thiện với một nét văn hoá riêng biệt của doanh nghiệp.
- Xây dựng và phát triển các các chính sách đề bạt - thăng tiến cho nhân viên tạo động lực phấn đấu và phát huy hết năng lực của mỗi cá nhân.
- Tiến hành phân tích tình trạng nguồn nhân lực thường xuyên để đánh giá và cơ cấu lại sơ đồ tổ chức - hoạt động trong từng giai đoạn nhằm đảm bảo hệ thống luôn trong trạng thái hoạt động hiệu quả nhất.
- Luôn nâng cao cơ cấu tổ chức và hoạt động, tạo tính năng động trong sự phát triển của doanh nghiệp nhằm tạo sự hứng khởi trong công việc của từng nhân viên, tạo tính cạnh tranh lành mạnh trong từng vị trí công việc để mọi nhân viên có thể phát huy tối đa năng lực của bản thân.
- Tổ chức các chuyến tham quan du lịch, các phong trào thể dục thể thao theo định kỳ tạo điều kiện cho tất cả nhân viên có cơ hội giao lưu học hỏi, cũng như vui chơi giả trí để tái tạo lại sức lao động.
c, Chính sách tuyển dụng, thu hút nhân tài từ các nơi về làm việc tại doanh nghiệp:
- Tạo môi trường làm việc năng động, các chính sách đãi ngộ phúc lợi, tiền lương hấp dẫn nhằm thu hút các nguồn lực từ bên ngoài về làm việc cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, còn có các chính sách ưu đãi cổ phiếu cho các nhân viên trong hệ thống của công ty.
- Phối hợp cùng các công ty tuyển dụng, các trường đại học, trung tâm đào tạo để tìm kiếm các ứng viên có năng lực. Đặt biệt có các chương trình hỗ trợ và tìm kiếm các ứng viên là những sinh viên có năng lực và tâm huyết ngay từ khi còn trên ghế nhà trường.
- Sàng lọc kỹ nguồn lao động đầu vào để đảm bảo tuyển dụng được những nhân viên thật sự có khả năng, tâm huyết với công việc, nhiệt tình và sáng tạo, có hướng gắn bó lâu dài.
- Tiến hành đánh giá năng lực của từng nhân viên theo định kỳ nhằm xem xét khả năng của từng người để lên kế hoạch đào tạo hoặc tái đào tạo với mục đích nâng cao hơn nữa hiệu quả công việc của nhân viên.
- Quy hoạch các nguồn lãnh đạo kế cận trong tương lai để có chiến lược đào tạo hợp lý để bổ sung vào hàng ngũ lãnh đạo của doanh nghiệp trong tương lai.
- Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nhằm phổ biến các kiến thức mới, các kiến thức về quản trị doanh nghiệp, cũng như phương thức làm việc hiện đại cho nhân viên.
- Có định hướng trong sự phát triển của công ty trong tương lai để tiến hành đào tạo các kiến thức đón đầu.
KẾT LUẬN
Có thể nói, trong bất kì sự nghiệp nào thì con người vẫn là yếu tố quan trọng, có vai trò quyết định nhất, tác động trực tiếp nhất đến kết quả cuối cùng của sự nghiệp. Vì vậy cần phải có chiến lược đầu tư phát triển đúng đắn phù hợp để phát huy tối đa nguồn lực con người.
Đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay, thì đầu tư phát triển nguồn nhân lực để thực hiện Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước, tham gia tích cực vào phân công lao động quốc tế, gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới, thực hiện các hiệp định hợp tác kinh tế song phương và đa phương đang là nhu cầu hết sức cấp bách, đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực phải có những thay đổi mang tính đột phá, tăng tốc. Chính vì vậy chúng ta cần phải đầu tư phát triển nguồn nhân lực một cách hợp lí, tạo ra và cải thiện tất