Các giải pháp để tăng cường thu hút đầu tư vào nguồn nhân lực:

Một phần của tài liệu 162 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực ở VN (Trang 47 - 49)

III. Đánh giá chung về tình hình đầu tư phát triển nguôn nhân lực.

Chương 3: Các giải pháp để tăng cường và nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển nguồn nhân lực.

3.1. Các giải pháp để tăng cường thu hút đầu tư vào nguồn nhân lực:

Tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả hơn nữa các nguồn vốn đầu tư đã và đang là một trong những vấn đề bức thiết ở nước ta hiện nay. Nhằm giúp giải quyết tốt mục tiêu này, chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp sau:

Đầu tiên việc cần làm là tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, làm cho môi trường đầu tư thực sự hấp dẫn, đứng đầu trong khu vực Đông Nam Á. Muốn làm được điều này, Việt Nam cần phải sớm hoàn thiện môi trường pháp lý, khẩn trương soạn thảo, ban hành các văn bản hướng dẫn Luật Đầu Tư, luật doanh nghiệp để các nhà đầu tư có thời gian tìm hiểu, áp dụng. Mặt khác VN cần phải tập trung hoàn thiện tốt cơ chế 1 cửa ở các cơ quan cấp phép và quản lý đầu tư nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư thực hiện các hoạt động đầu tư 1 cách nhanh chóng và hiệu quả.

Bên cạnh đó, Việt Nam cần đầu tư phát triển các hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Ngay ở 3 vùng kinh tế trọng điểm đang thu hút phần lớn các nhà đầu tư hiện nay, cơ sở hạ tầng cũng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Kể cả tại Hà Nội và TP HCM, vấn đề đang tắc nghẽn giao thông, chất lượng dịch vụ của cơ sở hạ tầng vẫn yếu kém. Cơ sở hạ tầng là vấn đề hàng đầu hiện nay thu hút đầu tư cả

trong và ngoài nước mà nếu không có biện pháp khắc phục sẽ dẫn đến tình trạng hạn chế sự huy động các nguồn lực cho phát triển KT – XH nói chung và cho phát triển nguồn nhân lực nói riêng, làm giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Hệ thống kết cấu hạ tầng còn yếu, không đồng bộ gây ảnh hưởng, tăng chi phí, đội giá thành vận chuyển sản phẩm cũng là nguyên nhân ảnh hưởng tới quyết tâm của nhà đầu tư.

Do vậy cần có các phương án đầu tư vào cơ sở hạ tầng, Trong số các phương án đầu tư vào công nghiệp - xây dựng, chưa kể các dự án phát triển đường sắt, đã có những dự án với quy mô rất lớn về giao thông vận tải để giải quyết những yếu kém về cơ sở hạ tầng, trong đó có những tuyến đường, sân bay lên tới hàng tỉ USD, xây dựng nhiều nhà máy xí nghiệp có quy mô lớn, chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu sản xuất, đầu tư vào các khu vui chơi giải trí và các cơ sở y tế để không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống cho nguời lao động…

Ngoài ra, VN là một nước đông dân, dân số trẻ nhưng chất lượng, trình độ tay nghề của đội ngũ lao động còn yếu và không đồng đều khiến cho thị trường lao động phải tiếp nhận một nguồn lực không đạt yêu cầu và điều này cũng làm nhiều nhà đầu tư e ngại. Vì vậy, để phát huy lợi thế về nguồn nhân lực, chúng ta cần tăng cường mạnh mẽ công tác đào tạo, nhất là đào tạo nghề với sự tham gia của các tổ chức trong và ngoài nước, nhắm đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật cao của nhà đầu tư

Đối với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ngoài các trường công lập phải phát triển nhiều loại hình, mô hình đào tạo khác như các trường đào tạo nghề của tư nhân, nước ngoài. Cần có những giải pháp đồng bộ và quyết liệt:

- Đổi mới, bổ sung cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, thu hút nhiều lao động.

- Kiên quyết rà soát lại việc phân bổ các nguồn vốn đầu tư, khắc phục tình trạng dàn trải, triệt phá những cơ chế “ngầm” vì mục đích tư lợi, trục lợi bất chấp dự yếu kém của nền kinh tế nói chung và của nguồn nhân lực nói riêng, xá định rõ nguồn và số lượng cần thiết từ ngân sách Trung Ương và vống đối ứng của các tỉnh, Thành phố để đầu tư có trọng điểm cho các dự án của chương trình Quốc gia về việc làm.

- Xây dựng đề án dạy nghề và tạo việc làm cho thanh niên thông qua các chính sách ưu đãi đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình

-Mở rộng và phát trỉên thị trường lao động ra nước ngoài, tăng số lượng và nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu.

- Các cơ quan quyền lực, quản lí nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực vào các ràng buộc pháp lí minh bạch, rõ ràng, thuận lợi để giải quyết, khắc phục những vần đề bức xúc. - Nâng cao năng lực các trung tâm giới thiệu việc làm, xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia về thị trường lao động.

- Tăng đầu tư phát triển dạy nghề hướng vào mục tiêu nâng cao chất lượng, kĩ năng làm việc, thích ứng với công việc, với công nghệ mới, bảo đảm đồng bộ giữa các yếu tố lao động-vốn-công nghệ.

- Hoàn thiện thể chế thị trường lao động, tạo hành lang pháp lí phù hợp, bảo đảm đối xử công bằng giữa các thành phần kinh tế, người lao động và người sủ dụng lao động.

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực, với các kế hoạch bảo đảm tính hiệu quả, có mục tiêu rõ ràng, thiết thực, có đối tác phù hợp, lộ trình hợp lí…

Mặt khác,người dân Việt Kiều là cũng là một nguồn lực quan trọng của chúng ta hiện nay.Thông qua lực lượng Việt Kiều, chúng ta có thể tìm kiếm các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, tài chính hỗ trợ đào tạo chuyên gia tại Việt Nam, giúp các sinh viên, nghiên cứu sinh, nhà khoa học sang học tập nghiên cứu tại các nước. Chính vì vậy, Việt Nam cần hình thành các phòng thương mại song phương giữa Việt Nam với các nước, trong đó có sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Kiều. Đồng thời thành lập các trung tâm môi giới, chuyển giao công nghệ và các dự án sang tạo có sự tham gia trực tiếp hay gián tiếp của các doanh nghiệp tri thức Việt Kiều để thu hút đầu tư hay xuất khẩu sản phẩm trí tuệ.

Một phần của tài liệu 162 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực ở VN (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w