III. Đánh giá chung về tình hình đầu tư phát triển nguôn nhân lực.
3.1- Những thành tựu đạt được:
Xuất phát điểm từ một nước nông nghiệp, nguồn nhân lực Việt Nam có lợi thế hơn so với các quốc gia khác đó là nước ta có một nguồn nhân lực trẻ dồi dào và giá nhân công thì lại rất rẻ, cùng với đó người lao động Việt Nam có phẩm chất siêng năng cần cù, chịu khó, đây chính là những thế mạnh của nhân lực Việt Nam. Đồng thời trong tình hình tập trung rất nhiều ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta đã được nâng lên đáng kể. Số lượng lao động qua đào tạo phổ thông đã gia tăng lên rất nhiều, trình độ của ngươì lao động được nâng cao, đáp ứng được phân nào đó yeu cầu về
nguồn nhân lực trong nước. Mặt khác công tác chăm sóc sức khoẻ, y tế cho người lao động đã đạt được những thành tựu đáng kể, mạng lưới y tế đã dần dần được củng cố, các căn bệnh nghề nghiệp mà người lao đông dễ mắc phái khi tham gia lao động cũng đã được phát hiện và có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.
Ngoài ra, điều kiện làm việc của người lao động cũng đã được cải thiện hơn so với trước khi các dự án mà có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người lao động bị hạn chế. Những chính sách xã hội cũng dần được thông qua, tạo mọi điều kiện đẻ người lao động có thể yên tâm làm việc, đạt đươc năng suất lao động cao.
Cơ chế tiền công, tiền lương cho người lao động cũng đa được thay đổi để có thể đảm bảo được sinh hoạt cho người lao động.
Trong các doanh nghiệp thì cũng đã xây dựng được hệ thống y tế cơ sở, và đã đóng góp rât nhiều trong việc chăm sóc sức khoẻ cho công nhân.
Công tác tuyển dụng diễn ra ngày càng chi tiết hơn, cụ thể hơn để đảm bảo cho chất lượng nhân lưc tuyển chọn vào các công ty, các doanh nghiệp đươc chinh xác hơn, chất lượng hơn. Các lao động được tuyển dụng vào các công ty lớn ngày càng đúng với năng lực của mỗi người hơn, đảm bảo được tinhh công bằng trong quá trình xin việc của mỗi ngưòi, đặc biệt ở các ngân hàng, các công ty chứng khoán thi việc này được tiến hành tốt hơn.
3.2- Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì việc đàu tư phát triển nguồn nhân lực ở nước ta vẫn còn một số hạn chế.
Mặc dù về quy mô giáo dục đào tạo đã tăng lên rất nhiều song tay nghề chuyên môn của lao động Việt Nam vẫn chưa cao, vẫn còn nhiều hạn chế cả về thể lực và trí lực, người lao động vẫn còn mang thói quen, tập quán sản xuất nhỏ, ý thức tổ chức kỉ luật chưa cao, tác phong công nghiệp còn kém... thực sự chưa đáp ứng được những yêu cầu phát triển của doanh nghiệp cũng nhưphát triển kinh tế xã hội.. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi ngay càng có nhiều công ty nước ngoài, công ty liên doanh vào Việt Nam cang nhiều yêu cầu nguồn nhân lực càng phải cao hơn nhất là trình độ ngoại ngư, trong khi đây lại là vấn đè rất nóng bong ở Việt Nam hiện nay. Mặt khác cách giáo dục ở Việt Nam cũng có nhiều hạn chế, cách dạy còn mang nặng tính lý thuyêt, học viên học xong nhiều khi không biết ra làm thì sẽ phải làm thế nào, các doanh nghiệp vẫn phải tự tổ chức đào tạo lại cho các nhân viên
mới vào nghề. Ở trong nước, tình trạng thừa thầy thiếu thợ vẫn còn phổ biến. Công tac tuyển dụng chỉ thực sự có tác dụng ở các doanh nghiệp ngoai nhà nước, còn các cơ quan nhà nước thi xin việc vẫn cần phải có “quan hệ”.
Có thể nói, đầu tư phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam cần phải chú trọng vào nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hơn.