II. Tình hình đầu tư phát triển nguôn nhân lực 2.1.Đầu tư phát triển nguồn nhân lực tầm quốc gia.
2.2.2. Đầu tư trong công tác giáo dục đào tạo trong doanh nghiệp.
Đào tạo trong doanh nghiệp đang ngày càng trở nên phổ biến hơn đối với Việt Nam. Một hình thức đầu tư khá mới mẻ là "Trường trong doanh nghiệp". Hiểu nôm na, đây là
những trường (trường nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học) được thành lập bởi các Cty cổ phần, Cty tư nhân. Chưa nhiều, song nó đã thổi vào nền giáo dục một không khí đào tạo mới, sát với nhu cầu thực tế hơn.
Hình thức “bắt tay” giữa các doanh nghiệp với các trường dạy nghề cũng ngày càng phổ biến. Theo hình thức này, phía nhà trường cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp, rồi đào tạo nâng cao nghiệp vụ kinh doanh cho cán bộ công nhân viên… Ngược lại, doanh nghiệp sẽ hợp tác với trường nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng, cũng như sẽ hỗ trợ sinh viên nghiên cứu khoa học; tài trợ học bổng, các hoạt động phong trào, học thuật cho sinh viên. Và quan trọng nhất là có thể tạo điều kiện cho sinh viên thực tập thực tế tại công ty. Các ví dụ cụ thể như: Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội đã có sự kết hợp với doanh nghiệp trong và ngoài nước để đào tạo, trong đó có Công ty Toyota Việt Nam, Tập đoàn Hồng Hải của Đài Loan. Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp (Nam Định), đào tạo nghề may công nghiệp cho Công ty cổ phần May Nam Hà, nhà trường đã cùng doanh nghiệp xây dựng chương trình đào tạo theo đúng vị trí công tác sau này của học sinh, có sự tham gia hướng dẫn thực hành của cán bộ phụ trách sản xuất đến từ doanh nghiệp Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM cũng đã khởi động một hợp đồng với Tập đoàn SCT của Hà Lan.Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM đã ngồi lại với Ngân hàng Ngoại thương VN - chi nhánh TP.HCM cho ra đời một bản hợp đồng có lợi cho cả hai bên. Theo đó, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM có trách nhiệm đào tạo cho Ngân hàng Ngoại thương VN - chi nhánh TP.HCM nhân lực theo các trình độ và số lượng mà ngân hàng yêu cầu; cung cấp các sản phẩm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cho ngân hàng. Ngược lại Ngân hàng Ngoại thương - chi nhánh TP.HCM có trách nhiệm hỗ trợ trang thiết bị dạy học, phòng lab cho trường, đồng thời cung cấp cơ sở để sinh viên thực tập, bồi dưỡng giáo viên; tham gia hoàn chỉnh chương trình đào tạo, tài liệu học tập... Ngoài ra, trường ĐH này còn có một bản thỏa thuận khác với Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn. Nhờ vậy, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn mới cam kết nhận sinh viên tốt nghiệp do trường giới thiệu vào làm việc, tài trợ học bổng cho sinh viên xuất sắc, tài trợ kinh phí cho các đề tài nghiên cứu khoa học, cho sinh viên vay tiền trả học phí
Theo Bộ GD-ĐT, tính đến nay đã có hơn 70 hợp đồng hợp tác đào tạo được ký kết giữa các trường với các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Những trường có nhiều
hợp đồng liên kết chủ yếu đào tạo các ngành về kỹ thuật, liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp
Với một số công ty đa quốc gia, có nhiều năm kinh nghiệm quản lý nhân sự thì đầu tư vào đào tạo là danh mục không thể thiếu trong chiến lược giữ và thu hút người. Như Công ty Bảo hiểm nhân thọ Prudential được xem là công ty rất chú trọng vào việc đào tạo nhân viên. Theo đó, tùy theo từng tính chất công việc chuyên môn của mỗi bộ phận nhân viên Prudential xây dựng các khóa học như kinh doanh giao tiếp, quản lí nhóm, ngoại ngữ… và cả văn hóa ứng xử. Các khóa học được rải đều trong suốt thời gian làm việc và dĩ nhiên không phải nhân viên nào cũng được tham dự các khóa học mà phải đạt được tiêu chuẩn nhất định nào đó. Lấy việc học làm chỉ tiêu phấn đấu cho nhân viên công ty không chỉ tăng năng suất lao động, tạo môi trường thi đua, cạnh tranh lành mạnh giữa các nhân viên mà còn giữ chân được những người giỏi, ham học hỏi. Theo một nhân viên của Prudential hầu hết các khóa học của công ty này đều được đặt hàng riêng từ các công ty cung cấp chương trình đào tạo nước ngoài nên nhân viên khó có thể theo học được ở bên ngoài. Thỉnh thoảng Prudential còn mời những diễn giả danh tiếng nước ngoài đến VN giao lưu, thuyết trình về những gương vượt khó, vượt hiểm nghèo để nhân viên công ty nhận thức được sự may mắn của bản thân và vươn lên trong nghề nghiệp
Về phía các doanh nghiệp Việt Nam, cũng đã có nhiều doanh nghiệp chú trọng vào việc đào tạo công nhân viên, cử nhân viên đi học thêm các lớp tại chức, ngoại khoá, tiếng Anh và học thêm về chuyên môn, nghiệp vụ... Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều hình thức đào tạo nhân viên theo chỉ tiêu, ngân sách dự chi trong năm vẫn còn khá phổ biến. Đã có tình trạng nhiều doanh nghiệp cuối năm hối hả "đón thầy " về đào tạo, hoặc cấp ngân sách ào ạt cho nhân viên đi học... để sử dụng cho hết số tiền đào tạo dự chi trong năm. Rốt cuộc, việc học chỉ để lấy có chứ không quan tâm đến mục tiêu, chất lượng! Tuy nhiên, rất khó khăn để thuyết phục lãnh đạo một số công ty thay đổi quan điểm về đào tạo nhân viên vào hai ngày cuối tuần. Đó là một hạn chế rất lớn mà đào tạo trong doanh nghiệp còn mắc phải.