II. Tình hình đầu tư phát triển nguôn nhân lực 2.1.Đầu tư phát triển nguồn nhân lực tầm quốc gia.
2.1.2. Đầu tư cải thiện môi trường, điều kiện làm việc cho người lao động.
Điều kiện làm việc là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ tiêu hao sức lực và trí lực của người lao động trong quá trình tiến hành sản xuất. Trong đó mức độ tiêu hao sức lực và trí lực của người lao động phụ thuộc vào hai nhóm nhân tố chính, đó là tính chất công việc và tình trạng vệ sinh môi trường làm việc. Cải thiện điều kiện làm việc không những bảo vệ sức khoẻ, tránh bệnh nghề nghiệp cho người lao động mà còn nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Để cải thiện điều kiện làm việc cần phải làm thay đổi tính chất công việc cũng như cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường làm việc.
Tính chất công việc là đặc điểm công việc hoặc đặc điểm ngành nghề của công việc, có ảnh hưởng mang tính quyết định đến mức độ tiêu hao sức lực và trí tuệ của người lao động. Để thay đổi tính chất công việc cần tập trung vào nghiên cứu cải tiến công cụ lao động, đổi mới công nghệ, trang bị đầy đủ thiết bị kỹ thuật mới cho quá trình lao động. Tình trạng vệ sinh môi trường nơi làm việc bao gồm các yếu tố: ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ, bụi, độ ẩm, thành phần không khí...
Trong thời gian hơn 10 năm trở lại đây, tốc độ phát triển kinh tế của nước ta tăng cao, nhưng vấn đề ô nhiễm môi trường và điều kiện làm việc của người lao động cũng đặt ra rất
cấp thiết. Tiếng ồn đang là một trong những yếu tố phổ biến gây ô nhiễm môi trường, sự suy giảm thính lực và bệnh điếc nghề nghiệp do máy móc thiết bị gây ra.
Theo kết quả điều tra khảo sát, bệnh thường gặp và bệnh có tỉ lệ cao nhất ở người lao động là các bệnh có liên quan đến ô nhiễm môi trường như: Viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản và viêm phổi (40,26%)... Để đảm bảo điều kiện làm việc cho người lao động nhằm giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chúng ta cần phải đẩy mạnh tự động hoá, cơ giới hoá trong các dây chuyền sản xuất kinh doạnh; tăng cường các phương tiện bảo vệ cá nhân và bảo vệ máy móc trong khi sản xuất..., có như vậy mới giảm nguy cơ gây tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Theo GS-TSKH Phạm Ngọc Đăng - Chủ tịch Hội Môi trường xây dựng VN
Nước ta đang trong quá trình đô thị hoá mạnh, dân số đô thị phát triển mở rộng nhanh hơn đầu tư cải tạo, phát triển hạ tầng kỹ thuật. Các cơ sở công nghiệp cũ với công nghệ lạc hậu, thải ra ô nhiễm không khí đều vượt quá tiêu chuẩn môi trường. Nhiều dự án đầu tư mới nhưng vẫn vi phạm tiêu chuẩn về khí thải.
Tóm lại, việc cải thiện chất lượng không khí ở các đô thị nước ta đã trở thành vấn đề cấp bách. Chúng ta cần phải đánh giá đầy đủ và đúng đắn về các tác động ô nhiễm của không khí đối với sức khoẻ cộng đồng và thiệt hại kinh tế do ô nhiễm không khí gây ra, để có các biện pháp bảo vệ môi trường.
Theo PGS-TS Lê Vân Trình -- Viện trưởng Viện Nghiên cứu KHKT BHLĐ
Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức to lớn về môi trường và điều kiện làm việc, mà cụ thể là công tác an toàn vệ sinh lao động. Môi trường lao động đang có nguy cơ bị ô nhiễm ngày một tăng, đặc biệt là ô nhiễm tiếng ồn, bụi, khí độc, thiếu ánh sáng... Theo kết quả điều tra, khảo sát, đo đạc tại hơn 1.000 cơ sở sản xuất công nghiệp, trung tâm công nghiệp và làng nghề ( trong đó có 20 khu công nghiệp ) trên toàn quốc, với nhiều ngành nghề và loại hình doanh nghiệp, thì chỉ một số ít các cơ sở sản xuất kinh doanh trong các khu công nghiệp là có môi trường làm việc hợp vệ sinh. Chúng ta cần có những giải pháp đồng bộ và hiệu quả để cải thiện môi trường và điều kiện làm việc cho người lao động, nhằm bảo vệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn CNH-HĐH đất nước.