Xây dựng, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, chú trọng đội ngũ cộng tác viên trợ giúp pháp lý là các vị chức

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay pdf (Trang 74 - 76)

pháp luật, chú trọng đội ngũ cộng tác viên trợ giúp pháp lý là các vị chức sắc, già làng, những người có uy tín trong cộng đồng người Chăm

Chất lượng công tác giáo dục pháp luật phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó việc xác định, xây dựng, đào tạo và bồi dưỡng một đội ngũ báo cáo viên,

tuyên truyền viên pháp luật thực sự có năng lực và phẩm chất chính trị vững vàng, nhiệt tình tận tâm với công việc là vô cùng quan trọng. Có thể nói, hiệu quả của công tác giáo dục pháp luật ra sao, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được chuyển tải đến nhân dân như thế nào phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật.

Trong những năm qua, được sự quan tâm của tỉnh, đội ngũ làm công tác giáo dục pháp luật của tỉnh đã được kiện toàn một bước về số lượng cũng như chất lượng. Tuy nhiên, để đáp ứng được nhiệm vụ khó khăn, phức tạp trong điều kiện mới thì đội ngũ thực hiện công tác giáo dục pháp luật của tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, chưa đồng đều. Cán bộ làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật của các ngành ở địa phương nhất là ở cơ sở chủ yếu là kiêm nhiệm. Đội ngũ cộng tác viên trợ giúp pháp lý tuy có phát triển hơn trước nhưng vẫn còn thiếu cán bộ biết tiếng dân tộc thiểu số, công tác bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho đội ngũ này chưa được thường xuyên. Bởi vậy, để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra thì đòi hỏi tỉnh phải quan tâm đầu tư hơn nữa, cần có kế hoạch lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật đủ về số lượng, có năng lực chuyên môn, nhiệt tình, có trách nhiệm với công việc, hiểu biết phong tục tập quán của từng địa phương, biết tiếng dân tộc. Muốn vậy cần tổ chức định kỳ các đợt tập huấn, các chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật ngắn hạn, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ giáo dục pháp luật để giải quyết về trình độ pháp luật và năng lực nghiệp vụ chuyên môn. Đặc biệt, với đối tượng giáo dục pháp luật là đồng bào người Chăm, một dân tộc thiểu số có nền văn hóa phát triển từ lâu đời, rất riêng biệt, đa dạng, hệ thống luật tục chi phối mạnh tới đời sống cộng đồng người Chăm, sự mặc cảm về quá khứ và tự ti dân tộc vẫn ảnh hưởng đến cộng đồng. Do vậy, việc chú trọng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên trợ giúp pháp lý là vấn đề quan trọng. Ngoài việc hiểu biết pháp luật, đội ngũ này phải là người có cách nhìn, có sự nhiệt tình tâm huyết, có hiểu biết về phong tục,

tập quán người Chăm, am hiểu tâm lý người Chăm và biết tiếng dân tộc Chăm. Cần chú ý tới việc thu hút đội ngũ chức sắc người Chăm (các sư cả), trưởng họ, trưởng thôn, già làng, những người có uy tín khác trong cộng đồng người Chăm trong việc cộng tác viên trợ giúp pháp lý vì những người này là những người có khả năng tập hợp những người khác, tiếng nói của họ có ảnh hưởng sâu rộng trong cộng đồng và gần như mang tính quyết định trước các vấn đề, sự kiện xảy ra trong cộng đồng...

Tuy nhiên, để có thể thu hút được đội ngũ này thì tỉnh phải quan tâm có chế độ, chính sách đãi ngộ thỏa đáng với họ, động viên họ và phải tạo điều kiện cho họ tiếp cận những thông tin, kiến thức pháp lý cần thiết như sử dụng tủ sách pháp luật ở cơ sở, tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn để nâng cao hiểu biết của họ về pháp luật, như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định: "Động viên, phát huy vai trò của những người tiêu biểu có uy tín trong dân tộc ở địa phương".

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay pdf (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)