Tăng cường giáo dục pháp luật phải gắn với việc nâng cao dân trí cho đồng bào người Chăm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay pdf (Trang 70 - 71)

trí cho đồng bào người Chăm

Nhìn chung, so với các dân tộc thiểu số khác trong vùng thì đồng bào người Chăm ở Ninh Thuận có trình độ văn hóa khá cao, hầu hết các xã ở trong tỉnh có đồng bào người Chăm sinh sống đều có học sinh, sinh viên người Chăm theo học tại các trường đại học, cao đẳng, đội ngũ giáo viên, y, bác sĩ, cán bộ có trình độ đại học là người dân tộc Chăm chiếm một tỷ lệ đáng kể. Có thể nói, trong cộng đồng người Chăm đã và đang hình thành một đội ngũ trí thức khá rõ nét. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung trong cả nước thì trình độ dân trí của người Chăm vẫn còn thấp, vẫn còn tồn tại nhiều luật tục lạc hậu, nặng nề ảnh hưởng không tốt đến đời sống cộng đồng người Chăm.

Bởi vậy, phải đầu tư cho giáo dục, đầu tư xây dựng bảo vệ cơ sở vật chất trường lớp. Động viên, giúp đỡ giáo viên, học sinh nâng cao chất lượng dạy và học. Đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài giúp đỡ con em nghèo học giỏi có điều kiện tiếp tục học. Khuyến khích, giúp đỡ cho anh chị em thanh niên người Chăm học tập trong các lĩnh vực kỹ thuật và học nghề. Xét đề nghị miễn giảm học phí cho học sinh nghèo người Chăm ở các cấp học. Quan tâm giải quyết bố trí việc làm cho sinh viên người chăm tốt nghiệp ra trường. Củng cố đội ngũ quản lý và giáo viên các trường dân tộc nội trú trong tỉnh tạo sự đoàn kết trong nhà trường, quan tâm giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh ở các trường dân tộc nội trú, giải quyết tốt các chế độ, chính sách cho giáo viên và học sinh. Quan tâm đầu tư sửa chữa, nâng cấp cơ quan làm việc của ban biên soạn chữ Chăm. Hoàn thiện hệ thống giáo trình, giáo khoa chữ Chăm tiến tới đưa vào giảng dạy tại các trường phổ thông trong các làng xã Chăm và trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện ở những huyện có đồng bào Chăm sinh sống tập trung (huyện Ninh Phước, Ninh Hải).

Bên cạnh việc nâng cao trình độ dân trí, việc tuyên truyền nhận thức cho đồng bào Chăm và cán bộ đảng viên về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà

nước về vấn đề dân tộc. Đồng thời, vận động họ thực hiện tốt những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước là công việc rất quan trọng và cần thiết. Việc giáo dục, tuyên truyền những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc sẽ làm cho các thành viên trong cộng đồng chăm, nhất là các chức sắc tôn giáo, nhân sĩ, trí thức chăm, các già làng tiêu biểu hiểu và nắm bắt được nhiều thông tin về tình hình đồng bào dân tộc trong nước và quốc tế. Việc làm này là tiền đề để phát huy những mặt tích cực, hạn chế những tiêu cực trong đời sống cộng người Chăm góp phần ổn định tình hình đoàn kết dân tộc Chăm và trong cộng đồng các dân tộc ở địa phương.

Thực hiện giải pháp trên, theo tác giả luận văn, cần phải giao trách nhiệm cụ thể cho từng cấp, từng ngành của hệ thống chính trị trong tỉnh về vấn đề này, có cơ chế phối hợp cụ thể giữa các ban ngành, các tổ chức chính trị- xã hội trong việc chỉ đạo nội dung và tổ chức thực hiện việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ và đồng bào dân tộc Chăm.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay pdf (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)