Đặc điểm về tín ngưỡng, tôn giáo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay pdf (Trang 44 - 45)

Người Chăm ở Ninh Thuận theo hai tôn giáo chính là ấn Độ giáo (Tức Bàlamôn giáo, chiếm gần 60%) và Hồi giáo (tức Bàni, chiếm khoảng gần 40%) và Islam chiếm khoảng 2%., đồng thời vẫn bảo lưu nhiều hình thức tín ngưỡng dân gian và một hệ thống lễ hội phản ánh sinh hoạt cộng đồng của họ (lễ đập nước, lễ cúng ruộng, lễ cầu mưa...). Tín ngưỡng và lễ hội dân gian là một bộ phận của đời sống tinh thần của người Chăm có những ảnh hưởng và tác động nhất định đến hai tôn giáo kể trên.Tôn giáo đóng vai trò quan trọng và nổi bật

trong văn hóa Chăm, thể hiện cả trong sinh hoạt tinh thần, đời sống xã hội lẫn trong văn hóa vật chất. Nó có tác động hai mặt trong sự vận động và phát triển của xã hội Chăm. Một mặt tôn giáo góp phần qui tụ, cố kết các thành viên của mỗi nhóm, mặt khác dẫn đến khả năng phát triển biệt lập cục bộ của từng nhóm, từng khu vực trong những hoàn cảnh nhất định. Tôn giáo ghi dấu ấn sâu đậm trong văn hóa Chăm đã dẫn đến tình trạng lưu ý là sự giữ gìn bản sắc dân tộc trong nhiều trường hợp được thể hiện dưới hình thức gìn giữ bảo vệ tôn giáo. Điều này cho thấy ở người Chăm, vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng gắn liền với vấn đề dân tộc. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống của người Chăm ở Ninh Thuận đã bộc lộ nhiều hạn chế, thậm chí trở thành gánh nặng cho từng gia đình và cộng đồng. Những nghi thức tôn giáo nặng nề, phức tạp rườm rà, tốn kém tiền của công sức, thời gian cùng với một số luật tục khắt khe của người Chăm đã không còn phù hợp với đời sống của xã hội hiện đại. Một khi tín ngưỡng truyền thống đã bộc lộ những hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu tâm linh của đồng bào thì họ dễ tìm đến tôn giáo hợp thời hơn. Vì vậy, những năm gần đây, đạo công giáo, đạo tin lành và cả Islam đã và đang xâm nhập vào người Chăm ở Ninh Thuận. Sự du nhập của các tôn giáo này vào người Chăm, cũng đồng nghĩa với việc tín ngưỡng truyền thống của họ bị mai một, an ninh cộng đồng ít nhiều bị xáo trộn. Đó là vấn đề cần được quan tâm đối với công tác dân tộc và công tác tôn giáo ở vùng đồng bào Chăm ở Ninh Thuận.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay pdf (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)