Kết hợp giáo dục pháp luật với nâng cao dân trí và phát triển kinh tế vùng đồng bào Chăm ở Ninh Thuận

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay pdf (Trang 67 - 69)

Vấn đề giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Ninh Thuận nói chung, cho đồng bào người Chăm ở Ninh Thuận nói riêng không thể tách rời

với việc nâng cao dân trí và chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của đồng bào.

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn chăm lo đến đời sống vật chất, cũng như nâng cao dân trí cho đồng bào dân tộc thiểu số (trong đó có đồng bào người Chăm). Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX) về công tác dân tộc thể hiện rõ mục tiêu cụ thể đến năm 2010 là:

Phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống đồng bào các dân tộc. Đến năm 2010, các vùng dân tộc và miền núi cơ bản không còn hộ đói, giảm hộ nghèo xuống dưới 10%, giảm dần khoảng cách chênh lệch mức sống giữa các dân tộc, các vùng.

... Nâng cao trình độ dân trí, chăm sóc sức khỏe, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của đồng bào, hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đẩy mạnh việc dạy và học chữ dân tộc [19, tr. 35-36].

Thời gian qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, tình hình phát triển kinh tế, nâng cao dân trí trong vùng đồng bào người Chăm ở Ninh Thuận đã đạt được nhiều thành tựu, là niềm tự hào của đồng bào; tuy nhiên, vẫn còn có những hạn chế: tình trạng nhiều người dân không biết chữ, kinh tế gia đình khó khăn không có tiền theo học..., mà từ mù chữ đến mù luật là điều không thể tránh khỏi và "không thể phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người nếu không gắn với việc nâng cao dân trí, trình độ hiểu biết kiến thức pháp luật cho cán bộ và nhân dân" [41, tr. 7]. Bởi vậy, tăng cường giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở Ninh Thuận phải được kết hợp với việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào Chăm, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp

của đồng bào người Chăm, đưa đồng bào người Chăm phát triển tương xứng với tiềm năng trí tuệ của đồng bào.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay pdf (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)