0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Về hình thức giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO ĐỒNG BÀO NGƯỜI CHĂM Ở TỈNH NINH THUẬN HIỆN NAY PDF (Trang 51 -58 )

- Tuyên truyền miệng pháp luật

Đây là hình thức thực hiện khá đều đặn ở tất cả các địa phương trong tỉnh, là hình thức theo đánh giá là có hiệu quả cao đối với nông dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa vùng dân tộc thiểu số (trong đó có vùng đồng bào Chăm). Hiện nay tỉnh Ninh Thuận có 110 báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, 641 báo cáo viên pháp luật cấp huyện. Định kỳ Sở Tư Pháp Ninh Thuận phối hợp với các ngành tổ chức tập huấn nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật và giới thiệu các văn bản pháp luật mới ban hành, văn bản pháp luật quan trọng cho cán bộ chủ chốt của các cơ quan, các báo cáo viên, tuyên truyền viên, hòa giải viên ở cơ sở. Qua 5 năm (từ 1999 - 2004), thực hiện Nghị quyết liên tịch số 01về phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, tỉnh Ninh Thuận đã phổ biến giáo dục pháp luật cho 3.649.000 lượt cán bộ chính quyền cơ sở và nhân dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người.

Ngoài ra, hình thức tuyên truyền miệng pháp luật còn được sử dụng thông qua sinh hoạt của các nhóm xã hội ở các làng, xã như chi hội nông dân, tổ hội nông dân, phụ nữ... đã tỏ ra có hiệu quả đối với hội viên nông dân và dân tộc thiểu số.

- Phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng và loa truyền thanh ở cơ sở

Các cơ quan ký kế hoạch liên tịch ở địa phương đã phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng xây dựng và thực hiện các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền giáo dục pháp luật cho nhân dân, đặc biệt là nông dân và dân

tộc thiểu số ngày càng chặt chẽ và có hiệu quả hơn trước. Nội dung tuyên truyền giáo dục pháp luật đa dạng, hình thức truyền tải thông tin phong phú hơn. Báo của tỉnh Đảng bộ Ninh Thuận duy trì thường xuyên chuyên trang "Nhà nước và pháp luật", chuyên mục "tìm hiểu pháp luật", "trả lời đơn thư bạn xem truyền hình" Giải đáp thắc mắc của nhân dân về đường lối, chính sách, giải thích pháp luật, hướng dẫn nhân dân sử dụng pháp luật, đấu tranh khiếu kiện đòi quyền lợi hợp pháp cũng như thực hiện nghĩa vụ pháp luật v.v... phát thường kỳ một tuần hai lần trên đài phát thanh và truyền hình tỉnh. Tỉnh Ninh Thuận đã xây dựng các buổi phát thanh và truyền hình bằng tiếng dân tộc Chăm có lồng ghép các nội dung pháp luật. Bản tin tư pháp là phương tiện tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật có hiệu quả cho nông dân và đồng bào dân tộc thiểu số. Bản tin tư pháp được phát hành thường xuyên một tháng một số, được cấp phát đến các cơ quan, đơn vị, tổ chức, đội ngũ báo cáo viên pháp luật từ tỉnh đến cơ sở và các cán bộ thôn trong tỉnh, góp phần thiết thực kịp thời tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước đến với đông đảo các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, đặc biệt là với nhân dân ở cơ sở.

Tuyên truyền, giáo dục pháp luật qua hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở là hình thức được địa phương sử dụng có hiệu quả. Sở Tư pháp Ninh Thuận đã chủ động biên soạn, biên dịch song ngữ bằng tiếng Việt - Chăm và thâu băng catset giới thiệu những chuyên đề pháp luật liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày của người dân ở cơ sở, cấp phát cho các đài truyền thanh cấp huyện và hệ thống loa truyền thanh ở cấp xã để tuyên truyền trong nhân dân. Có thể nói, với ưu thế về tính nhanh nhạy, rộng khắp và tiện lợi, tuyên truyền giáo dục pháp luật qua đài phát thanh có nhiều điểm phù hợp với đặc điểm xã hội và trình độ kinh tế của đồng bào dân tộc ít người (trong đó có đồng bào dân tộc Chăm). Người ta có thể nghe đài ở mọi nơi, mọi lúc, vừa đi, vừa làm việc cũng có thể nghe được. Thông tin qua sóng phát thanh dễ đến và đến nhanh với công chúng nhất là ở nông thôn, vùng dân tộc ít người. Người dân thực tế là mua đài dễ hơn mua ti vi và có thể nghe đài thuận tiện hơn đọc báo.

- Tuyên truyền giáo dục pháp luật thông qua các hội thi, cuộc thi

Điểm nổi bật trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật là huy động được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia và có tính xã hội cao. Các cuộc thi tìm hiểu pháp luật thực sự là hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật bổ ích, hấp dẫn thu hút đông đảo cán bộ, nhân dân và học sinh ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người. Do vậy, Sở Tư pháp Ninh Thuận phối hợp với các ban ngành đã lựa chọn hình thức thi tìm hiểu pháp luật - hình thức giáo dục pháp luật có hiệu quả và rất sôi động. Qua 5 năm (1999- 2004) các cơ quan tham gia thực hiện Nghị quyết liên tịch 01/1999/NQLT/TP-VHTT-NNPTNT-DTMN-ND đã phối hợp tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu pháp luật, trong đó có những cuộc thi, đối tượng chủ yếu là nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số như hội thi "nhà nông đua tài, "hòa giải viên giỏi", "cán bộ chi hội giỏi", "tìm hiểu Bộ luật Hình sự 1999", "Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã với kiến thức pháp luật", "Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo"...

Các cuộc thi đã thu hút rất nhiều lượt người tham gia, dự xem trực tiếp và đài phát thanh, truyền hình phát sóng đến các tầng lớp nhân dân xem, phục vụ tuyên truyền giáo dục pháp luật. Đặc biệt, hội thi "tuyên truyền viên pháp luật giỏi ở huyện Ninh Phước" (nội dung phòng chống tội phạm) thu hút hơn 2.000 lượt người dự (Ninh Phước là huyện có nhiều dân tộc Chăm và thiểu số khác sinh sống).

- Tuyên truyền giáo dục pháp luật qua điểm bưu điện, văn hóa xã

Để phục vụ nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người thuận tiện trong việc tìm hiểu pháp luật, Sở Tư pháp Ninh Thuận đã phối hợp với bưu điện tỉnh tuyên truyền qua 25 điểm bưu điện văn hóa xã ở các xã hẻo lánh, xã có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Sở Tư pháp đã biên soạn, in ấn và cấp phát 3452 tài liệu gồm 260 đầu sách pháp luật, 312 bản tin tư pháp, 2.850 tờ gấp

có nội dung tuyên truyền pháp luật đến các điểm bưu điện văn hóa xã thu hút đông đảo nhân dân đến đọc.

- Biên soạn, phát hành tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật

Đây là hình thức được Sở Tư pháp Ninh Thuận chú ý sử dụng để tuyên truyền giáo dục pháp luật cho nông dân và đồng bào dân tộc thiểu số. Nội dung tài liệu tập trung vào các vấn đề pháp luật liên quan trực tiếp, gần gũi với đời sống thường ngày của nông dân và đồng bào dân tộc thiểu số. Tài liệu được biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, dưới dạng hỏi - đáp, tờ gấp, tờ rơi, bản tin tư pháp. Phát hành 109.053 tài liệu, trong đó đã phát hành đến nhân dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số là 50.300 tài liệu, 832 băng catset. Một số tài liệu đã chuyển thể theo loại truyện tranh nhằm giúp bà con dân tộc ít người dễ hiểu và nhận thức pháp luật qua tranh ảnh, một số tài liệu được biên soạn song ngữ Việt - Chăm.

- Tủ sách pháp luật

Đến nay 59/59 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh Ninh Thuận đã có tủ sách pháp luật, bước đầu khai thác đạt hiệu quả, giúp chính quyền địa phương cơ sở có điều kiện nghiên cứu và điều hành công việc và cũng là công cụ hữu hiệu để phục vụ nhu cầu tìm hiểu pháp luật của cán bộ nhân dân nói chung và nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng về các lĩnh vực pháp luật thiết yếu với đời sống hàng ngày. Ngoài ra, Sở Tư pháp tỉnh còn trang bị túi sách pháp luật cho các trưởng thôn, tổ hòa giải khi thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật ở những vùng xa xôi, vùng sâu, vùng dân tộc ít người.

- Giáo dục pháp luật thông qua công tác hòa giải ở cơ sở

Công tác hòa giải đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết những mâu thuẫn tranh chấp nhỏ, trong quá trình hòa giải, kết hợp tuyên truyền giải thích chính sách pháp luật của Nhà nước góp phần hạn chế đơn thư khiếu nại, tố cáo vượt

cấp, kéo dài. Đến thời điểm này gần 100% thôn xã trong toàn tỉnh đã có tổ hòa giải (có 449 tổ hòa giải, 1.852 tổ viên tổ hòa giải). Lực lượng hòa giải viên đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, giải thích chính sách pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người. Tỉnh đã xây dựng được đội ngũ hòa giải viên nhiệt tình, tận tâm với công việc, hòa giải thành nhiều vụ việc mâu thuẫn, góp phần không nhỏ vào việc ổn định tình hình an ninh, trật tự trong toàn tỉnh.

- Giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí, tư vấn pháp luật

Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý, đây là một trong những biện pháp của Nhà nước nhằm đưa chủ trương, chính sách xóa đói giảm nghèo, đền ơn, đáp nghĩa và bảo đảm công bằng xã hội của Đảng đi vào cuộc sống. Hoạt động trợ giúp pháp lý với đối tượng phục vụ là người nghèo, đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần thu hẹp khoảng cách giữa người giàu và người nghèo về điều kiện tiếp cận pháp luật, bảo đảm sự bình đẳng của họ trước pháp luật. Đồng thời, thông qua đó góp phần tích cực vào công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, nâng cao dân trí trong nhân dân. Thực hiện chủ trương "hướng về cơ sở" của ngành tư pháp, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Ninh Thuận đã tiến hành trợ giúp tại trung tâm và tăng cường hoạt động trợ giúp pháp lý lưu động đến các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người. Qua việc đưa cán bộ về tận cơ sở thôn, xã để hướng dẫn, giảng giải tuyên truyền pháp luật đã tạo niềm tin, sự phấn khởi của nhân dân đối với chính sách pháp luật của Nhà nước.

Để hoạt động trợ giúp pháp lý cho đồng bào vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số đạt được hiệu quả đòi hỏi phải có cách nhìn, phải có sự nhiệt tình tâm huyết và hiểu biết về phong tục, tập quán của từng vùng, nhất là phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số... do đó, song song với việc mở rộng mạng lưới các cộng tác viên đến tận các làng xã, tỉnh Ninh Thuận đã chú trọng

việc sử dụng cán bộ trợ giúp pháp lý (chuyên viên, cộng tác viên) là người hiểu biết phong tục tập quán, biết tiếng dân tộc thiểu số, am hiểu tâm lý, thông cảm sâu sắc với người dân ở những vùng khó khăn này. Thông qua các vụ việc trợ giúp pháp lý, các chuyên viên và các cộng tác viên trợ giúp pháp lý đã hướng dẫn bà con xử sự theo quy định của pháp luật và đạo đức xã hội, kết hợp tư vấn, giải thích những vấn đề pháp luật mà nhân dân quan tâm, góp phần nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân.

Từ khi thành lập đến nay trung tâm trợ giúp pháp lý đã trợ giúp pháp lý lưu động nhiều đợt tại các xã vùng sân, vùng xa vùng dân tộc ít người (có vùng đồng bào Chăm sinh sống) kết hợp tuyên truyền luật hôn nhân gia đình, luật đất đai, luật phát triển bảo vệ rừng... Đáp ứng yêu cầu thiết thực của nhân dân.

Nhận xét chung:

Trong những năm gần đây (từ 1999 đến nay) công tác phổ biến pháp luật nói chung ở tỉnh Ninh Thuận cũng như phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc ít người trong tỉnh đã có những bước chuyển biến tích cực. Các chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác phổ biến giáo dục pháp luật từng bước được thể chế hóa, tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai các hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật. nhận thức và trách nhiệm của các cấp các ngành, các cơ quan, tổ chức trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật từng bước được nâng lên. Tỉnh Ninh Thuận đã có chỉ thị của Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh về công tác phổ biến giáo dục pháp luật, có Kế hoạch liên ngành 404/KHLN/TP-VHTT- NNPTNT-DT-ND về việc phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ nhân dân ở nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc ít người theo giai đoạn và theo từng năm. Hoạt động chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật bước đầu được chú trọng.

Đặc biệt, từ năm 1999 khi có Nghị quyết liên tịch số 01/1999/NQLT/TP- VHTT-NNPTNT-UBDT-ND về việc phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở nông thôn, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân

tộc ít người, công tác phổ biến giáo dục pháp luật đã được triển khai đều khắp trong cơ chế phối hợp thông qua hoạt động của hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong tỉnh. Hoạt động theo mô hình và cơ chế này, lần đầu tiên công tác phổ biến giáo dục pháp luật đã huy động được sự tham gia đông đảo của các cơ quan ban ngành, đoàn thể thu hút được nhiều nguồn lực trong xã hội tham gia.

Đội ngũ cán bộ thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật đang từng bước được xây dựng, củng cố. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật tuy còn thiếu những đã thu hút được một lực lượng đông đảo cộng tác viên tham gia vào hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật đó là các báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, giáo viên dạy môn giáo dục công dân trong nhà trường, các phóng viên, biên tập viên chuyên mục Nhà nước - pháp luật trên báo đài, luật sư, cán bộ tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, hòa giải viên cơ sở, cán bộ đoàn thể, trưởng thôn các chức sắc tôn giáo, những người có uy tín trong cộng đồng... Việc huy động được đông đảo lực lượng tham gia là một vốn quý cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật, nhất là trong điều kiện đẩy mạnh xã hội hóa công tác này.

Các hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật dần dần đi vào nề nếp theo kế hoạch chương trình cụ thể, được thực hiện thường xuyên có trọng tâm trọng điểm hơn trước. Nội dung phổ biến giáo dục pháp luật đã chú trọng hơn việc gắn với từng đối tượng và phù hợp với nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương. Nhiều nội dung pháp luật đã đi vào cuộc sống, đến được với các tầng lớp nhân dân lao động. Các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật được sử dụng khá đa dạng, đã có sự kết hợp giữa phổ biến giáo dục pháp luật với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và các hoạt động tuyên truyền vận động khác.

Mặc dù chưa có kiểm tra, đánh giá đầy đủ, toàn diện trong phạm vi toàn tỉnh, hơn nữa hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật, công tác tổ chức thực hiện pháp luật... Nhưng nếu so sánh với thời kỳ trước năm 1999 thì điều có thể

khẳng định là trong giai đoạn hiện nay, công tác phổ biến giáo dục pháp luật của tỉnh Ninh Thuận đã góp phần tạo sự chuyển biến trong nhận thức cũng như trong hoạt động chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân trong tỉnh nói chung của đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có đồng bào dân tộc Chăm ở Ninh thuận nói riêng bước đầu có tác dụng làm cho công dân ý thức được trách nhiệm, quyền

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO ĐỒNG BÀO NGƯỜI CHĂM Ở TỈNH NINH THUẬN HIỆN NAY PDF (Trang 51 -58 )

×