Về chủ thể giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay pdf (Trang 48 - 50)

Xác định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật có tầm quan trọng và vị trí đặc biệt quan trọng, các ngành các cấp trong tỉnh đã tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật, xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật và mở rộng mạng lưới các cộng tác viên trợ giúp pháp lý.

Chấp hành Chỉ thị số 02/CT-TTg và Quyết định số 03/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác giáo dục pháp luật cũng như thực hiện sự chỉ đạo của hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Chính phủ, tỉnh Ninh Thuận đã triển khai xây dựng nội dung, chương trình và thành lập

đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật. ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã ra Quyết định số 3769/QĐ-UB ngày 19/7/2001 thành lập đội ngũ báo cáo viên pháp luật của tỉnh gồm 110 người, trong đó có 03 người là dân tộc Chăm. Quyết định số 3853/QĐ-UB ngày 13/02/2001 thành lập đội ngũ báo cáo viên cấp huyện (tuyên truyền viên) gồm 641 người, trong đó có 42 người là dân tộc Chăm. Đây là đội ngũ báo cáo viên được ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định phê chuẩn và kèm theo đó là chế độ chính sách cho các báo cáo viên hoạt động. Đội ngũ báo cáo viên đa số có bằng cử nhân, nhiều đồng chí có bằng cử nhân luật. Đội ngũ này được cung cấp tài liệu tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, hàng năm được tập huấn kỹ năng tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, tổ chức các buổi tọa đàm về chuyên đề nhà nước pháp luật. Thông qua hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật đã góp phần từng bước nâng cao hiểu biết pháp luật và chấp hành pháp luật hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức và nhân dân trong tỉnh.

Ngoài ra, tỉnh còn củng cố, mở rộng lực lượng tham gia tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật là các cộng tác viên trợ giúp pháp lý, đó là những người có uy tín trong cộng đồng, các phóng viên, biên tập viên chuyên mục pháp luật của Đài Phát thanh truyền hình tỉnh, chuyên trang pháp luật của Báo Ninh Thuận, giáo viên dạy môn giáo dục công dân, thành viên câu lạc bộ phòng chống tội phạm, thủ thư tủ sách pháp luật của các sở, ngành, đoàn thể, bưu điện và ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn. Đồng thời ủy ban nhân dân tỉnh thành lập hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật của tỉnh gồm 21 thành viên do Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh làm chủ tịch hội đồng. Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật là tổ chức phối hợp sự chỉ đạo của các cơ quan, tổ chức về công tác phổ biến giáo dục pháp luật, duy trì hoạt động phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội nghề nghiệp, hướng dẫn hỗ trợ các cơ quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật. Ngay sau khi thành lập hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật đã

tích cực hoạt động trên cơ sở phối hợp giữa các ngành chức năng và các ngành có liên quan hoạt động theo quy chế và theo chương trình kế hoạch đã được xây dựng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay pdf (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)