Kết quả kinh doanh của Dai-ichi life 1 Kết quả kinh doanh theo doanh thu.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác tuyển dụng và đào tạo đại lý tại Công ty bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Việt Nam (Trang 41 - 46)

1. Kết quả kinh doanh theo doanh thu.

Mặc dù gia nhập vào Việt Nam sau nhiều công ty khác trong thị trường bảo hiểm nhân thọ song Daiichi life đã thu được rất nhiều thành quả mà biểu hiện của nó chính là sự tăng lên liên tục doanh thu phí trong những năm vừa qua.

Bảng 3: Doanh thu của Công ty Daiichi life Việt Nam trong giai đoạn 2006-2009. Năm 2006 2007 2008 2009 Ước tính 2010 DT KT mới (tỷ đồng) 97 104 112 230 350 Tổng DT phí BH (tỷ đồng) 369 473 585 815 1165 Số HĐ KT mới (HĐ) 19850 24000 26000 29000 47000 Số HĐ KT mới có hiệu lực (HĐ) 15780 20500 22000 24000 40000 Tỷ lệ duy trì HĐ KT mới (%) 79.5 85.4 84.6 82.8 85.1

(Nguồn: Dai-ichi life)

Từ số liệu trên ta thấy, doanh thu phí bảo hiểm của Công ty tăng theo hệ số tuyến tính, có nghĩa là càng ngày càng tăng theo năm. Đặc biệt doanh thu phí mới có sự đột phá vượt bậc trong năm 2009, điều đó kéo theo sự tăng vọt theo của tổng doanh thu theo số phí đóng vào. Và mục tiêu của năm tiếp theo 2010 từ đó cũng đặt ra khá cao. Vậy đâu là nguyên nhân của sự tăng vượt bậc đó và con số 350 tỷ đồng cho năm 2010 có phải là con số mơ hồ, viễn tưởng?

Như chúng ta đã biết, xây dựng văn phòng đại diện tại Việt Nam vào năm 2005, sau khi tìm hiểu, nghiên cứu kỹ thị trường tìêm năng này, Công ty bảo hiểm Bảo Minh CMG mà sau này chính là Daiichi life đã được thành lập và đi vào hoạt động. Với rất nhiều khó khăn của một công ty mới nhưng bước

đầu Daiichi life đã đạt được con số khả quan, năm 2006 đạt 369 tỷ đồng với số HĐ KT mới 19850. Và nhờ sự thừa hưởng một lượng lớn khách hàng từ việc “đi tắt đón đầu” này mà Daiichi life đã thu được 473 tỷ năm 2007, đến năm 2008 đạt 585 tỷ đồng, tăng 124% và năm 2009 đạt con số đáng kinh ngạc là 815 tỷ đồng.

Slogan “ Gắn bó dài lâu” của Daiichi life đã được thể hiện rõ ở việc sau khi đầu tư 25 triệu USD, ngay sau đó không lâu năm 2007, “đại gia” này đã tăng con số lên 72 triệu USD để đầu tư lâu dài, chỉ đứng thư 2 sau Prudential của Anh quốc. Điều này cũng giải thích sự tăng vọt của doanh thu phí cũng như số hợp đồng khai thác được trong năm 2007, 2008 khi mà hệ thống văn phòng ở các tỉnh thành phố ngày càng mở rộng với khoản tiền đầu tư được tăng lên gấp 3 lần.

Đến năm 2009, doanh thu phí mới tăng tới 230 tỷ, số hợp đồng khai thác mới lên tới 29000 hợp đồng, mặc dù tỷ lệ duy trì hợp đồng giảm so với các năm trước chỉ còn 82.8%, nhưng con số đó cũng khá khả quan khi mà khủng hoảng kinh tế là điều không thể tránh khỏi với ngành bảo hiểm nói chung và Daiichi life nói riêng. Còn sự vượt bậc của năm 2009 có thể giải thích là do năm 2009 là năm mà Công ty Daiichi life tiến hành triển khai dòng sản phẩm liên kết đầu tư – An Thịnh Chu Toàn. Đây là sản phẩm vừa linh hoạt, vừa đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, phí lại rẻ nên lượng khách hàng tham gia tương đối lớn, do đó phí thu được khá cao. Theo thống kê sơ bộ của công ty thì sản phẩm liên kết đầu tư này chiếm tới 82,9% về số lượng, chiếm 61,8% về doanh thu phí bảo hiểm mới. Và với sự linh hoạt, ưu việt cùng với những sản phẩm sắp cho ra mắt tiếp theo của công ty thì Daiichi life quyết tâm đạt con số đề ra năm 2010 là 350 tỷ đồng.

Doanh thu phí của công ty khá cao và để có được thành quả đó và để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình thì Daiichi life cũng phải bỏ ra những chi phí nhất định. Đó là chi phí cho hoa hồng, chi cho quản lý, chi cho quyền lợi khách hàng, chi cho tuyên truyền quảng cáo, chi đáo hạn… Tất cả các khoản chi đó đươc tổng kết ước tính như sau:

Bảng 4: Chi phí của công ty trong giai đoạn 2006-2009.

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2006 2007 2008 2009

Chi QLBH 64 83 91 125

Chi Hoa hồng 104 100 105 119

Chi quản lý 6 9 10 12

Chi tuyên truyền quảng cáo 9 10 10 11

Chi dự phòng 39 120 204 331

Chi khác (giấy tờ YCBH,

tiếp khách, thẩm định…) 4 6 7 9

Tổng chi phí (tỷ đồng) 226 328 427 587

(Nguồn: Dai-ichi life)

Từ bảng trên ta thấy, chi phí cũng tăng dần theo các năm và đặc biệt là năm 2009 chiếm tới 72% doanh thu.

Daiichi life là công ty vào sau, khoảng thời gian hoạt động còn ngắn nên khoản chi cho đáo hạn hợp đồng là hầu như không có. Nhưng với sự phát triển của nền kinh tế, kéo theo đó là sự tăng lên của nhu cầu đi lại, du lịch, tham quan…cũng nhiều nên tai nạn xảy ra cũng khá lớn. Việc chi trả cho các quyền lợi bổ sung như tai nạn toàn diện, bệnh hiểm nghèo…đã làm cho khoản chi cho quyên lợi khách hàng không nhỏ. Năm 2006 là 64 tỷ đồng, năm 2007 là 83 tỷ đồng, tăng 29.7%, năm 2008 tăng 9.6%, năm 2009 tăng 37.7% so với năm trước đó. Năm 2008 khoản chi này giảm đáng kể nhưng lại tăng đột xuất ở năm 2009, điều đó cũng cũng dễ hiểu khi mà đây là năm bão, lũ xảy ra nhiều kéo theo là dịch bệnh cướp đi sinh mạng của nhiều người.

Với một công ty mới thì việc thu hút nhân tài là rất quan trọng và để làm được điều đó công ty đã tốn không ít chi phí để chi cho hoa hồng cùng với những chương trình tưởng thưởng định kỳ hay đột xuất. Năm 2009, dòng

sản phẩm liên kết mới ra đời và đi vào thị trường, với một mức phí đóng vào rất thấp thu hút được nhiều khách hàng nhưng khoản phí mới đóng vào không đủ để chi cho những năm đầu, kéo theo đó là công ty phải gánh chịu nhiều chi phí chung với khách hàng.

Ngoài ra, Công ty còn phải chi dự phòng, chi rất nhiều cho quảng cáo, tuyên truyền, giới thiệu về công ty nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh với các công ty khác.

Từ bảng doanh thu và chi phí trên ta thấy lợi nhuận mà Công ty thu được cũng khá cao, tù đó thấy hiệu quả doanh thu và chi phí.

Bảng 5: Hiệu quả của công ty trong giai đoạn 2006-2009:

Năm 2006 2007 2008 2009

Lợi nhuận (tỷ đồng) 143 145 158 228

Hiệu quả DT/chi phí (lần) 1.63 1.44 1.37 1.39 Hiệu quả lợi nhuận/chi phí

(lần) 0.63 0.44 0.37 0.39

(Nguồn: Dai-ichi life)

Như vậy, cứ một đồng chi phí bỏ ra thì công ty lại thu về 1.63, 1.44, 1.37, 1.39 đồng doanh thu tương ứng với các năm 2006, 2007, 2008 và năm 2009.

Năm 2006 hiệu quả kinh doanh đạt cao nhất 1.63 lần, sau đó giảm dần từ năm 2007, đó là do sự chia sẻ khách hàng khi mà ngày càng có nhiều công ty bảo hiểm nhân thọ khác gia nhập vào thị trường chung này. Nhưng tính trung bình chung thì cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thì thu được khoảng 1.4 đồng doanh thu, hay 0.4 đồng lợi nhuận. Đây là con số khả quan có thể thấy trong những năm tiếp theo Daiichi life sẽ phát triển hơn nữa và chiếm thị phần không nhỏ trong tổng doanh thu phí bảo hiểm của cả thị trường Việt Nam.

3. Một số vấn đề còn tồn tại.

Hiện nay, khi nền kinh tế vừa đi qua một cuộc khủng hoảng toàn cầu mà hậu quả của nó để lại cho nền kinh tế nói chung, ngành bảo hiểm nói riêng là rất lớn và các doanh nghiệp bảo hiểm phải đối mặt với những khó khăn

của các công ty BHNT, sự cạnh tranh đã và đang tạo ra những thách thức không nhỏ đối với Daiichi life theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực.

Tích cực đó là sự mở rộng hơn của thị trường Bảo hiểm đã thay đổi dần cách nghĩ về bảo hiểm của người dân, nâng cao ý thức bảo vệ mình và sự tham gia ngày càng đông bảo hiểm của khách hàng. Nhưng việc phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp BHNT trên thị trường bảo hiểm cũng đồng nghĩa với việc sức ép cạnh tranh thị phần đối với Daiichi life ngày càng cao và tất yếu là sự chia sẻ về khách hàng và thị phần, là khó khăn trong việc tuyển dụng đại lý, nhất là nguồn tuyển dụng … Đồng thời, doanh nghiệp còn phải bỏ ra nhiều chi phí hơn cho việc nghiên cứu thị trường, thiết kế sản phẩm, tăng cường quảng cáo, chi trả hoa hồng, khen thưởng, tìm kiếm đại lý mới để tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường. Đó là những thách thức không nhỏ đối với công ty.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, Daiichi life còn một số hạn chế cần được giải quyết trong thời gian tới như:

 Một số phần hệ thống như máy tính- công cụ làm việc còn cũ kỹ, cần được thay thế hoặc nâng cấp để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh trong thời gian tới

 Dịch vụ sau bán đã có những chuyển biến đáng kể song vẫn chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng. Cụ thể là hệ thống tư vấn qua đường dây nóng chưa đạt hiệu quả cao. Đại lý sau khi ký kết hợp đồng thì kém quan tâm tới khách hàng dần.

 Vấn đề tuyển dụng như nguồn tuyển dụng hiện nay còn hạn chế một phần do cạnh tranh, biện pháp đào tạo cần phải nâng cao chất lượng và đổi mới phương thức tuyển dụng.

 Khả năng cạnh tranh của Daiichi life so với các doanh nghiệp BHNT nước ngoài khác vẫn chưa cao.

 Tỷ lệ duy trì hợp đồng còn chưa cao (năm 2009 tỷ lệ duy trì hợp đồng khoảng 81%), nguyên nhân này là do đại lý chưa quan tâm tới khách hàng và do tâm lý của khách hàng với những công ty mới, đặc biệt là những công ty nước ngoài nên hay huỷ bỏ hợp đồng và chuyển sang công ty khác.

Như vậy, trong thời gian tới Daiichi life cần phát huy hơn nữa những thế mạnh của mình và tìm cách khắc phục những hạn chế để có thể đạt được kết quả như đã đặt ra và chiếm được thị phần lớn trong thị trường bảo hiểm hiện nay.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác tuyển dụng và đào tạo đại lý tại Công ty bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Việt Nam (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w