Môi trường kinh tế bao gồm tốc độ phát triển kinh tế, cơ cấu tiêu dùng, lạm phát… Khi nền kinh tế ở giai đoạn khủng hoảng, lạm phát cao thì người tiêu dùng luôn phải đắn đo suy tính trong quyết định mua sắm. Và điều này ảnh hưởng đến quá trình tiêu thu sản phẩm của các doanh nghiệp, gây ra tình trạng bất ổn trên thị trường. Khi nền kinh tế phục hồi trở lại thì việc mua sắm sẽ sôi động, doanh nghiệp lại tiêu thụ được sản phẩm. Và lúc này việc thay đổi về sản phẩm như mẫu mã, sản phẩm, chất lượng…là vô cùng bức thiết đối với doanh nghiệp.
1.4.3.2 Môi trường chính trị và pháp luật
Khi tham gia vào kinh doanh đặc biệt là kinh doanh trong môi trường quốc tế thì chính trị luật pháp là điều quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Đây là một môi trường rất quan trọng trong kinh doanh mà các doanh nghiệp không thể xem nhẹ. Môi trường chính trị luật pháp có thể đua lại nhiều cơ hội, thách thức cho doanh nghiệp. Nếu các doanh nghiệp am hiểu môi trường chính trị luật pháp và đưa ra được các chính sách hợp lý thì sẽ mang lại cho
doanh nghiệp nhiều cơ hội kinh doanh và chắc chắn rằng doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng lên nhanh chóng. Khi một môi trường có sự ổn định về chính trị, luật pháp sẽ tạo ra được nền tảng cạnh tranh công bằng và thuận lợi cho tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp. Nếu chính trị bất ổn, luật pháp lỏng lẻo sẽ gây ra các tâm lý lo lắng cho người tiêu dùng và hậu quả là họ sẽ không tiêu dùng sản phẩm nữa làm lượng cầu bị giảm sút, gây nên sự cạnh tranh bất bình đẳng.
Vì vậy, các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường kinh doanh nào đều phải xem xét kỹ lưỡng đến môi trường này để việc kinh doanh thuận lợi.
1.4.3.3 Môi trường văn hoá, xã hội
Môi trường văn hóa xã hội cũng là một yếu tố không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó có tác động lớn đến khâu bán hàng. Các giá trị văn hóa tinh thần có sức tồn tại vĩnh viễn qua mọi thế hệ tác động đến hành vi mua sắm của cá nhân, gia đình, tổ chức. Khi doanh nghiệp xác định được các sản phẩm phù hợp cho nền văn hóa ở từng thị trường nhất định thì luôn có thể duy trì được sự tồn tại trên thị trường này. Tuy vậy, khi văn hóa có sự thay đổi hay có sự di cư của các nền văn hóa khác hay do sự toàn cầu hóa thì sản phẩm cũ có thể không còn phù hợp nữa. Lúc này,doanh nghiệp nên tìm một thị trường mới cho sản phẩm này hoặc thay đổi, nâng cấp các sản phẩm hiện có cho phù hợp hơn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng không khỏi quan tâm tới thái độ người tiêu dùng, tháp tuổi, giới tính… Có như vậy thì việc kinh doanh của doanh nghiệp mới tạo được các điều kiện tốt hơn.
1.4.3.4 Môi trường kỹ thuật công nghệ
Với xu thế phát triển và ứng dụng ngày càng mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã tác động không nhỏ tới hoạt động kinh doanh nói chung và bán hàng nói riêng. Những phát minh mới ra đời làm thay đổi lớn đến tập quán tiêu
dùng, phong cách tiêu dùng của khách hàng. hiện nay, xu thế tiêu dùng của thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng là luôn ưa chuộng các mặt hàng có hàm lượng chất xám cao, hàng có công nghệ hiện đại và được tham gia vào mua sắm điện tử. Do đó, các doanh nghiệp luôn phải đổi mới, nâng cấp công nghệ nhằm cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm. Với các doanh nghiệp có tiềm lực về vốn dồi dào sẽ có được trong tay nguồn công nghệ tiên tiến nên tạo ra được các sản phẩm có chất lượng cao hơn, năng suất vượt trội, qua đó có khả năng giành ưu thế trên thị trường. Ngược lại, các doanh nghiệp có nguồn vốn hạn chế khó bắt kịp được công nghệ hiện đại nên tạo ra các bất lợi so với các doanh nghiệp khác.
Tóm lại, qua các phân tích trên thì các môi trường đều có một tầm quan trọng nhất định trong hoạt động kinh doanh, bán hàng của doanh nghiệp. Dù muốn hay không khi tham gia kinh doanh, doanh nghiệp luôn phải tính đến các nhân tố đó để tìm ra các biện pháp phù hợp cho chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ có vậy doanh thu, lợi nhuận bán hàng của doanh nghiệp mới cao, mang lại thành công cho doanh nghiệp.
ch
¬ng II
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI MINH KHAI
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần thương mại Minh Khai Minh Khai
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Ngày 2-9-1977, cách đây vừa tròn 30 năm Bách hóa tổng hợp Minh Khai tiền thân của Công ty Cổ phần Thương mại Minh Khai được thành lập theo Quyết định số 350/QĐ- UBND thành phố ngày 14.07.1977 của UBND thành phố Hải Phòng. Cửa hàng chính thức khai trương và đi vào hoạt động từ ngày 2.9.1977, vào đúng dịp kỷ niệm 32 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chuyển sang cơ chế thị trường, Công ty tiến hành cổ phần vào năm 2004 và đổi tên thành Công ty cổ phần thương mại Minh Khai. Và từ đó cho đến nay Công ty đã trở thành địa chỉ tin cậy của người tiêu dùng trong cả nước và quốc tế. Từ khi tiến hành cổ phần hóa Công ty có sự phát triển không ngừng và mạnh mẽ. Các hoạt động bán hàng của Công ty được mở rộng sang các ngành và lĩnh vực khác tạo nên một Công ty kinh doanh đa dạng, năng động.
Trong thời gian 5 năm từ 1997 đến 2002 doanh thu của Công ty không ngừng tăng trưởng với mức bình quân 18,32% năm, nộp ngân sách vượt mức kế hoạch, lợi nhuận sau thuế cao, vì vậy Công ty có điều kiện đầu tư trở lại cho sản xuất kinh doanh. Bình quân thu nhập của người lao động trong Công ty hàng năm tăng từ 7 - 9%. Đến nay sau 30 năm hoạt động kinh doanh, nguồn vốn kinh doanh của Công ty tăng gấp vài nghìn lần, doanh thu năm
2007 đạt 130 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 3,5 tỷ đồng, thu nhập bình quân là 3,01 triệu đồng/người.
Từ năm 1998 đến 2001 Công ty hai lần được Ủy ban nhân dân thành phố tặng bằng khen, một lần được Bộ thương mại tặng bằng khen. Trong 6 năm liền từ năm 2001 đến năm 2006 Công ty được UBND thành phố Hải Phòng tặng cờ đơn vị thi đua xuất sắc. Trong lần kỷ niệm 25 năm thành lập Công ty vinh dự được nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng ba. Năm 2007 Công ty được Nhà nước tặng Huân chương lao động hạng nhì, được đề nghị là doanh nghiệp tiêu biểu nhất thành phố Hải Phòng và được tặng cờ thi đua của Chính phủ.
Bách hóa tổng hợp Minh Khai xưa kia, nay phát triển thành một khu vực kinh doanh tổng hợp đa dạng gồm siêu thị hơn 1000m2, nhà hàng FOCUS, càfê window, khu vực nhà nghỉ, khu vật lý trị liệu và hàng trăm quầy chuyên doanh khác.
Từ chỗ chỉ kinh doanh nội địa, Công ty vươn ra kinh doanh hàng xuất nhập khẩu tới các thị trường ASIAN (Philipines, Indonesia, Singapo, Malaysia…), Liên bang Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đông Âu và Châu Phi, với kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng bình quân 18,5% năm, và đặc biệt trong hai năm 2006-2007 tăng 31,91%. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng lương thực, nông sản, đồ gỗ. Chỉ tính riêng mặt hàng lương thực (gạo 10% tấm, 15% tấm, 25% tấm) chiếm 2/3 doanh thu xuất khẩu của Công ty (2,1 triệu USD). So sánh trong hai năm 2006-2007, doanh thu tăng từ 104 tỷ đồng lên 130 tỷ đồng với mức tăng trưởng là 25%. Đây là một sự tăng trưởng tương đối cao của Công ty. Kim ngạch nhập khẩu của Công ty năm 2006 là 600.000 USD, kim ngạch xuất khẩu của Công ty năm 2007 là 4.000.000 USD tăng so với năm 2006 là 35% (năm 2006 là 2.963.000 USD). Nhờ kinh doanh phát triển mạnh mẽ nên lợi nhuận của Công ty tăng trưởng cao. Tính trong hai
năm 2006- 2007 lợi nhuận Công ty tăng trưởng khoảng 38%, năm 2007 là 3,5 tỷ đồng, năm 2006 là 2,545 tỷ đồng. Do đó, tiền lương trung bình của công nhân tăng 48%, từ 2,034 triệu đồng lên tới 3,01 triệu đồng/tháng.
Bảng 2.1: Bảng so sánh chỉ tiêu kinh tế cơ bản của Công ty trong 2 năm
2006, 2007
STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 Tăng
1 Doanh thu Tỷ đồng 104 130 25%
2 Kim ngạch xuất khẩu Nghìn
USD 2963 4000 35% 3 Kim ngạch nhập khẩu Nghìn USD 600 710 18% 4 Nộp ngân sách Tỷ đồng 1,027 1,345 31% 5 Lợi nhuận Tỷ đồng 2,545 3,5 38% 6 Thu nhập bình quân/người Triệu đồng 2,034 3,01 48% 7 Tổng số lao động Người 321
Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu 2007
2.1.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động của Công ty cổ phần thương mại Minh Khai
Công ty cổ phần thương mại Minh Khai có cơ cấu tổ chức rõ ràng chặt chẽ. Nhưng hoạt động của Công ty đều tập trung vào tổng giám đốc. Là một Công ty cổ phần nên có nhiều nhà đầu tư tham gia góp vốn kinh doanh. Vì vậy, đứng đầu Công ty là một hội đồng quản trị, điều hành toàn bộ các hoạt động kinh doanh. Sau HĐQT là tổng giám đốc Công ty và hai PTGĐ trợ giúp
cho TGĐ. Dưới TGĐ là ba phòng trực thuộc chịu trách nhiệm điều hành trực tiếp tới các đơn vị trực thuộc. Và dưới nữa là mười đơn vị kinh doanh của Công ty được xây dựng tại các khu vực trong cả nước.
Mỗi phòng ban, đơn vị trong Công ty có một chức năng, nhịêm vụ khác nhau nhưng đều có một sự thống nhất chặt chẽ, cơ chế điều hành từ trên xuống dưới và phản hồi từ dưới lên trên. Công ty kinh doanh trên nhiều lĩnh vực: hàng tiêu dùng, xăng dầu, đồ gỗ…nên đòi hỏi ban lãnh đạo Công ty phải có sự quản lý chặt chẽ từng đơn vị kinh doanh nhằm đưa Công ty phát triển vững mạnh, tạo dựng niềm tịn đối với khách hàng. Mô hình điều hành của Công ty được thể hiện qua sơ đồ dưới:
* Các nhiệm vụ và chức năng của các đơn vị trực thuộc trong Công ty:
1) Phòng tổ chức hành chính: Tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, chính sách đối với người lao động, các hoạt động hành chính phục vụ.
Đây là nơi tổ chức nhân sự, quản lý, điều hành trực tiếp hoạt động sản xuất, quản lý các hoạt động hành chính, tổng hợp, đôn đốc, giám sát các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và báo cáo lên cơ quan cấp trên. Ngoài ra, phòng còn là nơi trực tiếp mua sắm các trang thiết bị máy móc, vật tư, vật chất cho Công ty, theo dõi các hoạt động thi đua khen thưởng trong toàn Công ty. Phòng tổ chức hành chính sẽ chịu trách nhiệm trước TGĐ và HĐQT.
- Phối hợp với các phòng ban chức năng có liên quan điều phối tài sản, xác định giá cả xây dựng, sửa chữa cơ sở hạ tầng và giá cả các tài sản khác do Công ty giao
- Xây dựng định mức lao động tiền lương, xây dựng quy chế phân phối tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập khác…cho người lao động trên cơ sở kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ủa Công ty và theo quy định của Nhà Nước
- Đề xuất việc xếp, nâng bậc lương cho CBCNV khi có đủ điều kiện và tiêu chuẩn trình TGĐ, trực tiếp theo dõi, quản lý việc thanh toán lương hàng tháng, BHXH, BHYT cho cán bộ công nhân viên của Công ty theo quy định
- Tổ chức công tác văn thư hành chính, quản lý con dấu, lưu giữ các văn bản, tài liệu và các thông tin khác…của Công ty
- Lập kế hoạch dự trù kinh phí mua sắm, thiết bị, máy móc, văn phòng phẩm của Công ty và đồng thời quản lý việc sử dụng có hiệu quả các tài sản, máy móc của Công ty.
2) Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Thực hiện kinh doanh nội địa và xuất nhập khẩu.Tại đây các hoạt động kinh doanh được quản lý, các loại hàng hóa xuất bán ra thị trường trong nước hay xuất nhập khẩu. Các hoạt động, quyết định ở phòng này phải được tổng giám đốc phê duyệt.
3) Phòng kế toán tài chính: Thực hiện hạch toán kinh doanh, quản lý tài chính, vốn và nguồn vốn của Công ty. Phòng kế toán hoạt động độc lập chịu trách nhiệm trước TGĐ, theo dõi các hoạt động thu chi của Công ty, tính toán các chỉ tiêu kinh tế như: lợi nhuận, nguồn vốn kinh doanh, doanh thu, tiền lương…
- Lập kế hoạch Tài chính kế toán hàng tháng, quý, năm theo kế hoạch sản xuất kinh doanh trình giám đốc xem xét
- Tổ chức thực hiện việc quản lý, kiểm tra theo dõi các khoản thu chi Tài chính
- Thực hiện báo cáo thống kê tài chính, kế toán đầy đủ chính xác theo quy định của pháp luật đối với công tác tài chính kế toán, trực tiếp làm việc với ngân hàng, kho bạc Nhà nước để quản lý và sử dụng vốn
- Quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả theo sự chỉ đạo của tổng giám đốc, trực tiếp làm công tác thanh toán các khoản thu chi của Công ty
định của Công ty và nhà nước
4) Cửa hàng kinh doanh số 1: Thực hiện bán buôn và bán lẻ hàng hóa. Người tiêu dùng có thể đến cửa hàng này để thực hiện việc mua sắm.
5) Cửa hàng 39 Trần Quang Khải: Thực hiện bán buôn và bán lẻ (giống như cửa hàng kinh doanh số 1)
6) Trung tâm TM Tiên Lãng: Kinh doanh cnp- xăng dầu ga hóa lỏng 7) Nhà hàng FOCUS: Kinh doanh dịch vụ ăn uống giải khát, khách sạn và dịch vụ tắm hơi vật lý trị liệu. Tại đây, ngoài việc phục vụ khách hàng ăn uống, nghỉ ngơi còn có cửa hàng cà fê new window, internet không dây
8) Chi nhánh Đà Nẵng: Kinh doanh nông sản, thực phẩm công nghệ, salon ô tô tải, kinh doanh xuất nhập khẩu nguyên liệu
9) Chi nhánh TP Hồ Chí Minh: Kinh doanh lương thực, xuất nhập khẩu lương thực, nông sản, đồ gỗ và vận tải thủy
10) Chi nhánh Cần Thơ: Kinh doanh thu mua lương thực, xuất nhập khẩu lương thực
11) Tổng kho An Hồng: Kinh doanh kho bãi, nhà xưởng
2.1.3 Hệ thống phân phối bán hàng của Công ty
Là một Công ty kinh doanh cả trong và ngoài nước, Công ty cổ phần thương mại Minh Khai luôn có một hệ thống phân phối độc lập và tách biệt theo khu vực địa lý nhất định. Tại thị trường trong nước Công ty có 10 đơn vị trực thuộc trong đó có 8 đơn vị trực thuộc đảm nhiệm phân phối hàng hóa tại khu vực hoạt động (theo mô hình hoạt động) còn 2 đơn vị khác kinh doanh về dịch vụ và khách sạn. Do Công ty kinh doanh nhiều loại mặt hàng nên mỗi đơn vị lại phân phối những loại hàng hóa khác nhau. Ví dụ như Siêu thị INTIMEX kinh doanh các loại hàng tiêu dùng, Trung tâm thương mại Tiên Lãng kinh doanh về xăng dầu ga hóa lỏng…
P .T G Đ X Â Y D Ự N G C Ơ B Ả N P H Ò N G K IN H D O A N H X U Ấ T N H Ậ P K H Ẩ U C ử a h àn g T M 39 T rầ n Q u an g K h ải T ổn g kh o A n H ồn g H Ộ I Đ Ồ N G Q U Ả N T R Ị T Ổ N G G IÁ M Đ Ố C C h i n h án h C ần T h ơ S iê u t hị I N T IM E X C