Các giải pháp hoàn thiện marketing mục tiêu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Một phần của tài liệu 129 Giải pháp hoàn thiện Marketing mục tiêu tại SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Trang 50 - 52)

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện marketing mục tiêu tại SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

3.2Các giải pháp hoàn thiện marketing mục tiêu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

hàng Ngoại thương Việt Nam trong thời gian tới

Mục tiêu chiến lược của ngân hàng VCB được xây dựng dựa trên những đánh giá chính xác về cơ hội và thách thức trong môi trường vĩ mô và vi mô để ngân hàng có thể vượt qua thách thức, khai thác tốt nhất những cơ hội mà mình có được.

Nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là có nhiều thuận lợi cơ bản: môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và tiếp tục phát triển, môi trường pháp lý và quản lý hành chính không ngừng được cải thiệt, các chính sách khuyến khích đầu tư và thu hút nguồn vốn tài trợ quốc tế đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, tạo cơ hội kinh doanh cho ngân hàng. VCB còn có những thuận lợi trong kinh doanh bởi có vị thế là một ngân hàng quốc doanh có uy tín và thế mạnh hàng đầu tại Việt Nam, có mạng lưới phân phối rộng, có lượng khách hàng truyền thống ổn định.

Mục tiêu của VCB là

Tiếp tục khẳng định vị trí của mình trên thị trường, gia tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, thực hiện tăng cường quan hệ với khách hàng là doanh nghiệp ở khu vực tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên tất cả các nghiệp vụ. Trong dài hạn, VCB phấn đấu trở thành một tập đoàn tài chính đa năng.

3.2 Các giải pháp hoàn thiện marketing mục tiêu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thương Việt Nam

Cùng với sự phát triển thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, việc đa hình hóa các ngân hàng và tổ chức tín dụng đã tạo ra một thị trường cạnh tranh. Hiện nay, hàng loạt các NHTMCP, NH liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ngày càng phát triển, các NHTMQD, trong đó có VCB cần phải có những hoạt động marketing thường xuyên và triệt để hơn nhằm giữ vững thị trường truyền thống, khách hàng truyền thống, mở rộng thị trường, cải thiện quan hệ của ngân hàng với khách hàng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, ngân hàng không

phải chỉ có chủ động tìm kiếm và thỏa mãn những nhu cầu của khách hàng hiện tại mà còn phải hoạt động tích cực để kích thích và tạo nhu cầu cho khách, dần nâng cao uy tín và tạo niềm tin của mình cho khách hàng, có như vậy ngân hàng mới có thể đạt được các mục tiêu của mình trong kinh doanh.

Sau khi đã có đầy đủ thông tin và các mục tiêu hướng tới, các nhà marketing phải phát triển các chiến lược phù hợp nhằm đưa ra định hướng thj trường mà tổ chức nhằm vào cũng như phương thức tiến hành. QUá trình này thường chịu ảnh hưởng của chiến lược chung và cách tiến hành kinh doanh hiện có của ngân hàng. Đặc biệt là phải chỉ ra bản chất nhu cầu khách hàng và mở rộng công việc phân nhóm khách hàng trong thị trường. Các đoạn thị trường phải được đánh giá cẩn thận về các nội dung, sức mạnh của ngân hàng trong cạnh tranh, nhu cầu của khách hàng trên thị trường mục tiêu, mức độ hấp dẫn của môi trường hoạt động. VCB cũng như các ngân hàng khác sẽ không cố gắng phục vụ toàn bộ thị trường mà chỉ tập chung vào một số loại sản phẩm nhất định mà với những sản phẩm đó ngân hàng phát huy được thế mạnh cũng như thỏa mãn nhu cầu của nhóm khách hàng đã lựa chọn. Để đạt được điều này, ngân hàng phải thiết lập vị thế đủ lớn trên thị trường, qua đó tiếp xúc chặt chẽ và hiệu quả hơn với khách hàng

Ngân hàng phải có chiến lược thị trường mục tiêu

Chiến lược dành cho thị trường mục tiêu bao gồm một hệ thống các chính sách và quy chế hoạt động nhằm định hướng cho những nỗ lực marketing đối với một dịch vụ hay một nhóm dịch vụ cụ thể. Có 2 yếu tố cấu thành chính:

- Xác định mức chi phí phù hợp dành cho Marketing. Bộ phận marketing chịu trách nhiệm quản lý việc mở rộng hoạt động song phải tương xứng với các chính sách cụ thể và khả năng tài chính của ngân hàng. Tuy nhiên, mỗi một kế hoạch marketing cần bao gồm bảng kê về ngân sách cần thiết để thực hiện kế hoạch đó.

- Phát triển hoạt động marketing hỗn hợp. Khâu tiếp theo đòi hỏi các nhà lập kế hoạch phải phối hợp tốt các chiến lược sản phẩm, giá cả, khuyếch trương

và phân phối phù hợp với đặc điểm dịch vụ, hình ảnh ngân hàng, những giá trị thực có và sự sẵn sang.

Một phần của tài liệu 129 Giải pháp hoàn thiện Marketing mục tiêu tại SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Trang 50 - 52)