0
Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Cơ hội và thách thức

Một phần của tài liệu 129 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MARKETING MỤC TIÊU TẠI SGD NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 48 -50 )

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện marketing mục tiêu tại SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

3.1.2 Cơ hội và thách thức

° Thách thức

Bước vào giai đoạn mới, giai đoạn phát triển mạnh mẽ trong hoàn cảnh đất nước đã chính thức gia nhập WTO, nền kinh tế nói chung, mỗi doanh nghiệp, ngân hàng nói riêng đang đứng trước thách thức to lớn.

- Thách thức của VCB trong thời gian tới là rất lớn. Trước hết là từ sự cạnh tranh từ các ngân hàng nhà nước khác như Vietinbank, BIDV, Incombank do các NH này đều có chiến lược kinh doanh tương đồng, là cùng nhắm tới các DNNN lớn. Thách thức khác đến từ các NHTMCP, đặc biệt là các NH đang có ý định thành lập tập đoàn lớn có mạng lưới, nguồn nhân lực và tài chính đủ mạnh. Đối trọng này sẽ tạo sự cạnh tranh rất mạnh với VCB trên các phương diện phát hành thẻ, lãi suất, chính sách khách hàng. Sự có mặt của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài vốn rất mạnh về giao dịch ngoại hối, tài trợ thương mại cũng là một thách thức lớn đối vói VCB.

- Dù vượt trội trong nước nhưng VCB không thể nào so sánh được với các ngân hàng này, đặc biệt là các NH hàng đầu thế giới về thanh toán quốc tế, mạng lưới đại lý và nhân lực. Bên cạnh đó, các khách hàng lớn của VCB, ví dụ như PV, EVN, một số công ty CP xuất khẩu thủy sản… đều đang có dự định thành lập công ty tài chính hoặc tham gia cổ đông lớn của các NHTMCP mới. Như vậy có thể thấy trước trong tương lai VCB sẽ khó duy trì được danh mục khách hàng cũng như vị trí của mình như hiện nay.

- Một vấn đề rất đáng chú ý nữa là sau CPH (hưởng xong quyền mua CP), nếu VCB không thay đổi cung cách quản lý, khuyến khích nhân viên, sẽ có một đợt “chảy máu chất xám” từ VCB sang các NHTMCP mới và các ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Hiện nay đã có thông tin một số cán bộ lãnh đạo từ cấp phòng trở lên của VCB đã có thỏa thuận sang quản lý, điều hành các NH sắp thành lập.

° Cơ hội:

Bên cạnh những thách thức gây khó khăn cho hoạt động của ngân hàng thì VCB cũng đang đứng trước nhiều cơ hội

- Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin – yếu tố quan trọng trong tiến trình toàn cầu hóa, hội nhập và chuyển giao công nghệ, góp phần tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường.

- Ngân hàng ngoại thương là ngân hàng thương mại Nhà nước khác có quy mô nguồn vốn và cho vay dẫn đầu toàn ngành ngân hàng, chiếm 27% - 30% thị phần hai mảng này của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong cả nước. Với vốn điều lệ khoảng 15000 tỷ đồng trong đó vốn nhà nước 11.127 tỉ đồng, đáng chú ý nhất của vốn sổ sách là sự gia tăng nhanh chóng các quỹ dự trữ của Vietcombank trong vòng một năm, từ 2.728 tỉ đồng cuối năm 2005 tăng vọt lên 5.227 tỉ đồng cuối năm ngoái. Chính các quỹ dự trữ này cho thấy tiềm năng tài chính của Vietcombank trong xử lý rủi ro, đặc biệt tín dụng và tỷ giá một khi có trục trặc như nợ khó đòi.

- VCB có mối quan hệ tốt đẹp, hợp tác toàn diện trên cơ sở tin cậy lẫn nhau với các ngân hàng trong nước và hơn 1000 ngân hàng nước ngoài trên lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng, đào tạo, trao đổi thông tin và liên doanh, được sự hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức tài chính quốc tế tạo điều kiện cho VCB có được vị thế, uy tín của một ngân hàng hàng đầu trên thị trường Việt Nam.

Một phần của tài liệu 129 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MARKETING MỤC TIÊU TẠI SGD NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 48 -50 )

×